Bộ đề cương ôn tập học kì 2 năm 2018-2019 môn Lịch sử lớp 11 được Học247 tổng hợp và biên soạn. Với bộ đề cương này, hi vọng các em sẽ có thêm một tư liệu tham khảo hay và bổ ích. Chúc các em có một kì thi đạt kết quả cao!
BỘ 2 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM 2018-2019
MÔN LỊCH SỬ LỚP 11
ĐỀ 1:
Câu 1: Những chuyển biến về kinh tế-xã hội trong cuộc khai thác lần 1 của Pháp
a) Về kinh tế
- 1897, Chính phủ pháp Pôn-Đu-me sang làm toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất
- Nông nghiệp: Pháp thực hiện chính sách cướp đoạt ruộng đất.
- Công nghiệp: chú trọng khai thác mỏ than và kim loại, ngoài ra ngành công nghiệp phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện cũng lần lượt ra đời.
- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông hiện đại, vừa phục vụ làm ăn lâu dài, vừa nhằm mục đích quân sự.
- Thương nghiệp: Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp, Pháp độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu.
⇒ Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam. Khi tiến hành khai thác, Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.
b) Về xã hội
- Một bộ phận địa chủ trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên vẫn có tinh thần chống Pháp.
- Nông dân vốn đã khốn khổ ngày càng khổ cực hơn.
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm phân hoá khá sâu sắc những giai cấp cũ của xã hội nước ta. Đồng thời làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới:
- Đội ngũ công nhân: xuất thân từ nông dân, sống tập trung, cuộc sống khó khăn khổ cực làm việc suốt ngày
- Tầng lớp tư sản: Những người làm trung gian, đại lý, chủ thầu, chủ xưởng, đại lí tiêu thụ hoặc mua hàng hóa, cung ứng nguyên liệu trở nên giàu có.
- Tầng lớp tiểu tư sản: gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, học sinh, sinh viên… có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào vận động cứu nước.
- Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.
Câu 2: Pháp duy trì phương thức bóc lột phong kiến ở Việt Nam nhằm để thu lợi nhuận cao, không tốn chi phí để đầu tư.
Câu 3: Những nét chính trong cuộc vận động cứu nước của
a) Phan Bội Châu
- Phan Bội Châu (1867 – 1940) quê ở Nghệ An.
- Chủ trương dùng bạo động để giành độc lập, nợ máu phải trả bằng máu.
- 1902, vào Nam ra Bắc tìm liên kết với những người có cùng chí hướng.
- 5/1904, thành lập hội Duy Tân ở Quảng Nam chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập thiết lập 1 chỉnh thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
- Tổ chức phong trào Đông Du.
- 8/1908, chính phủ Nhật Bản cấu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương trục xuất số lưu học sinh Việt Nam.
- 6/1912, thành lập Việt Nam Quang phục hội.
- 24/12/1913, Phan Bội Châu bị bắt.
b) Phan Châu Trinh
- Phan Châu Trinh (1872 - 1926) quê ở Quảng Nam.
- Cải cách: nâng cao dân trí, dân quyền dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hư bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
- 1906, tổ chức vận động Duy Tân ở Trung Kỳ.
- Cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh. Mở trường dạy học theo lối mới vận động cải cách trang phục và lối sống “nông hội”.
- Vượt qua khuôn khổ ôn hòa.
- 1908, bị bắt.
- 1911, bị đưa sang pháp.
Câu 4: Chứng minh chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản của Phan Bội Châu,
a) Phan Bội Châu bằng phương pháp bạo động:
- 5/1904, thành lập hội Duy Tân ở Quảng Nam chủ trương đánh Pháp.
- Từ 1905 – 1908 tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh Việt Nam sang học tập tại Nhật Bản.
- 8/1908, Chính phủ Nhật Bản cấu kết với thực dân pháp ở Đông Dương trục xuất số lưu học sinh Việt Nam, phong trào Đông Du tan rã.
- 6/1912, tại Quảng Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội khôi phục nước Việt Nam.
- Cử người về nước để trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, khuấy động dư luận trong và ngoài nước. Ngày 24/12/1913 Phan Bội Châu bị bắt.
b) Phan Châu Trinh bằng phương pháp cải cách:
- 1906, Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế ở cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kì.
- Hình thức hoạt động: cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh. Mở trường dạy học theo lối mới vận động cải cách trang phục và lối sống “nông hội”.
- Cuộc vận động chuyển thành phong trào chống thuế năm 1908 ở Trung Kì, phong trào bị thực dân pháp đàn áp, Phan Châu Trinh bị bắt.
Câu 5: Sự khác và giống giữa 2 xu hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ XX
* Giống: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều là những sĩ phu phong kiến chịu ảnh hưởng các tư tưởng tư sản tiến bộ, đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước để tìm con đường giải phóng dân tộc, con đường đó theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
* Khác:
a) Phan Bội Châu:
* Chủ trương:
- Nợ máu phải trả bằng máu, dùng bạo lực để giành độc lập.
- Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam.
- Tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh sang Nhật học, chuẩn bị cho công cuộc đánh Pháp cứu nước.
- Bạo động ám sát.
b) Phan Châu Trinh:
* Chủ trương:
- Đấu tranh ôn hòa, công khai, dựa vào pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hư bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
- Kêu gọi dân quyển, dân sinh, dân khí.
- Hình thức hoạt động: cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh. Mở trường dạy học theo lối mới vận động cải cách trang phục và lối sống “nông hội”.
Câu 6: Trình bày những biến động ở Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất:
a) Về kinh tế:
- Pháp muốn vơ vét của cải để gánh đỡ những tổn thất và thiếu hụt trong chiến tranh.
- Bắt nhân dân đóng nhiều thứ thuế, mua công trái, nguyên góp tiền đảm phụ quốc phòng, vơ vét lương thực, kim loại cần thiết cho chế tạo vũ khí.
- Nông nghiệp: từ chỗ độc canh cây lúa đã chuyển một phần sang trồng các loại cây công nghiệp phục vụ chiến tranh.
b) Phân hóa xã hội:
- Nạn bắt lính làm cho sức sản xuất giảm sút nghiêm trọng.
- Nạn chiếm đoạt ruộng đất ngày càng gia tăng làm cho đời sống nhân dân ngày càng bần cùng.
- Giai cấp công nhân tăng lên về số lượng.
- Tầng lớp tư sản một số ngành đã thoát khỏi sự kìm chế của tư bản Pháp.
- Tầng lớp tiểu tư sản có bước phát triển rõ rệt về số lượng.
Câu 7: Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp trong những năm chiến tranh đã tác động đến nước ta:
- Về kinh tế: nông nghiệp giảm sút, nhân dân bần cùng, tạo điều kiện cho công nghiệp và giao thông vận tải có điều kiện phát triển.
- Về xã hội làm cho lực lượng và tầng lớp mới của xã hội có sự phát triển về số lượng và dần dần giữ vai trò quyết định trên nền chính trị.
Câu 8: Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc 1911 – 1918
a) Tiểu sử:
- Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/05/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, nên sớm có tinh thần yêu nước và ý chí cứu nước.
- Ngày 05/06/1911, Người rời cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
b) Hoạt động:
- Từ năm 1911 - 1917, Người đi qua nhiều nước và nhận thức rằng ở đâu bọn thực dân cũng tàn bạo, độc ác và ở đâu người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
- Cuối năm 1917, Người trở về Pháp, tích cực học tập, rèn luyện và tham gia phong trào công nhân Pháp. Người đã tích cực viết báo, truyền đơn… tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam.
- Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận tư tưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Người có những chuyển biến, là cơ sở để sau này Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Câu 9: Điều kiện thúc đẩy phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới:
- Trong nước: xã hội xuất hiện tầng lớp tư sản, tiểu tư sản.
- Ngoài nước: nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta
Câu 10: Phong trào công nhân trong chiến tranh thế giới thứ nhất:
- Vào thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào công nhân vẫn phát triển, kết hợp đấu tranh kinh tế với bạo động vũ trang: nghỉ việc chống cúp phạt lương, bỏ trốn chống bọn cai thầu, tham gia khởi nghĩa Thái Nguyên, đốt nhà cai thầu…
- Phong trào thể hiện rõ bản chất đoàn kết, kỷ luật của giai cấp công nhân, tuy vậy vẫn mang tính tự phát.
Câu 11: Vì sao Phan Bội Châu chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập và muốn dựa vào Nhật?
- Phan Bội Châu cho rằng độc lập dân tộc là nhiệm vụ cần làm trước để đi tới phú cường. Muốn giành độc lập thì chỉ có con đường bạo động vũ trang (truyền thống của dân tộc ta).
- Phan Bội Châu cho rằng Nhật cùng màu da, cùng văn hóa hán học (đồng chủng, đồng văn, đồng châu) lại đi theo con đường tư bản châu âu, giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga (1905) nên có thể nhờ cậy được.
ĐỀ 2:
1. So sánh con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh:
- Giống nhau:
- Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân để tìm con đường giải phóng cho dân tộc.
- Đi theo hệ tư tưởng mới: khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Được sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân.
- Đều thất bại do sự hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng.
- Hoạt động ở cả trong và ngoài nước.
- Khác nhau:
|
Phan Bội Châu | Phan Châu Trinh |
Nhiệm vụ |
- Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế đội phong kiến |
- Đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội “Khai thông dân trí, mở mang dân quyền” |
Xu hướng |
- Bạo động vũ trang |
- Cải cách |
Con đường cứu nước |
- "Cứu nước để cứu dân"
|
- "Cứu dân để cứu nước" |
Hoạt động tiêu biểu | - Thành lập Duy Tân Hội, tổ chức phong trào Đông du.. | - Lập Hội buôn, mở trường Đông kinh nghĩa thục.. |
2. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp?
- Nông nghiệp:
- Đẩy mạnh việc cướp ruộng đất -> đồn điền trồng lúa, chè, cà phê, cao su.
- Nhân dân ngày càng phải chịu nhiều loại thuế -> cực khổ
- Công nghiệp:
- Đẩy mạnh khai thác mỏ
- Các ngành công nghiệp đời sống ra đời xây dựng một số nhà máy điện, nước, xi măng, dệt, xay xát…
- GTVT: xây dựng hệ thống đường sắt và đường bộ hiện đại ở nước ta -> vừa phục vụ cho việc khai thác thuộc địa, vừa nhằm mục đích quân sự.
- ⇒ Cơ cấu kinh tế Việt Nam bước đầu thay đổi, có sự xuất hiện của mầm mống tư bản chủ nghĩa, chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, quặt què và lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
3. Chuyển biến kinh tế - xã hội dưới tác động của chiến tranh khai thác thuộc địa lần thứ 1?
- Kinh tế: như câu 2
- Xã hội: phân hóa giai cấp cũ, xuất hiện các giai cấp mới và tầng lớp mới.
- Tính chất: chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
- Tình hình cơ cấu xã hội:
- Tình hình cơ cấu xã hội:
⇒ Làm cho nảy sinh mâu thuẫn giữa các giai tầng trong xã hội
4. Khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất?
- Về quy mô: Địa bàn hoạt động rộng lớn hơn các cuộc khởi nghĩa khác gồm Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình thậm chí sang cả địa phận nước Lào.
- Về lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng là những người có tài chỉ huy và tập hợp lực lượng do đó đã huy động mức cao nhất sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân dân.
- Về thời gian: Kéo dài 10 năm, gây cho địch nhiều tổn thất...
- Trình độ tổ chức: Tổ chức chặt chẽ..., biết sử dụng phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động sáng tạo...biết tự chế tạo súng trường theo kiểu Pháp...
- Về lực lượng: Lực lượng đông đảo bao gồm cả các dân tộc thiểu số ở mìên núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh Hoá...
5. Thái độ triều đình và nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1858 – 1884?
Khu vực | Thái độ triều đình | Thái độ nông dân |
Đà Nẵng
|
Đoàn kết, phối hợp nhân dân kháng chiến chống Pháp, thực hiện “vườn không nhà trống”.
|
- Anh dũng chống Pháp - Tổ chức thành các đội ngũ chủ động tìm địch đánh - Dân và quân bao gồm những ai không đau ốm, bệnh tật |
Gia Định
|
Nhanh chóng tan rã, giữ thế thủ hiểm: + Xây dựng đồn chí Hòa, không chủ động tấn công địch +Có sự phân hóa về tư tưởng trong nội bộ triều đình: xuất hiện tư tưởng chủ hòa |
- Anh dũng chiến đấu: các đội quân bám sát, quấy rối, tiêu diệt địch (tiêu biểu khởi nghĩa Dương Bình Tâm đánh vào Chợ Rẫy 7/1860) |
Đông Nam Kì và Tây Nam Kì |
Nhu nhược, bối rối, nhanh chóng cầu hòa với Pháp: + 5/6/1862: kí với Pháp Hiệp Ước Nhâm Tuất ⇒ bước đầu biến nước ta thành 1 nước nửa phong kiến nửa thuộc địa. |
Kiên quyết chông Pháp dành được nhiều chiến công: + 10/12/1861: đội quân Nguyễn Tri Phương đánh chiếm tàu Hi Vọng của Pháp. |
Bắc Kì 1
|
Nhu nhược, lo sợ, tìm cách thương lượn với Pháp, kí với Pháp Hiệp Ước Giáp Tuất - 1874 ⇒ hoàn toàn biến nước ta thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa.
|
+Nhân dân Hà Nội bất hợp tác với Pháp: bỏ thuốc độc vào thức ăn, giếng nước, đốt các kho thuốc sung của Pháp + Trong thành: Nguyễn Tri Phương đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm. + Các văn thân sĩ phu lập các nghĩa hội kháng chiến chống Pháp. +Bắc Kì: nhân dân kháng chiến chống Pháp, lập được nhiều chiến công vang dội. |
Bắc Kì 2
|
Nhu nhược, nuôi ảo tưởng lấy lại thành Hà Nội bằng con đường thương thuyết |
+Hà Nội: bất hợp tác, kiên quyết chống Pháp, đốt các dãy phố ⇒ hàng rào lửa, khiêng bàn ghế, tủ giường, chặt cây cối ⇒ cản trở bước tấn công của Pháp + Trong thành: quân đội do Hoàng Diệu chỉ huy anh dũng chiến đấu. +Bắc Kì: kiên quyết chống Pháp, nhiều nghĩa quân được thành lập ở các tỉnh: rào làng, đắp cảng, đốt dãy phố ⇒ bức tường lửa ⇒ đánh giặc (19/5/1883: lập chiến công vang dội tại trận Cầu Giấy lần thứ 2 - Rivie tử trận) |
Huế | Bối rối, vội vàng xin đình chiến, kí với Pháp 2 Hiệp Ước do Pháp thảo sẵn(…) ⇒ tạo điểu kiện cho Pháp đặt ách thống trị lâu dài ở nước ta. | Anh dũng chống trả (nghĩa quân dưới sự chỉ huy của Nguyễn Thiện Thuận, Tạ Hiện,… phối hợp với quân Thanh liên tiếp tấn công gây cho Pháp nhiều thiệt hại) |
6. Nội dung hiệp ước Nhâm Tuất, Giáp Tuất? Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn?
- Hiệp Ước Nhâm Tuất: 5/6/1862: Triều Đình kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất với nội dung:
- Nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp, bồi thường cho Pháp 20 triệu quan chiến phí.
- Mở 3 cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp tự do buôn bán.
- Thành Vĩnh Long được trả lại khi nào triều đình chấm dứt được hoạt động chống Pháp ở 3 tỉnh Nam Kỳ
- Hiệp Ước Giáp Tuất: 15/3/1874 triều đình kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất với nội dung:
- Triều đình Huế thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp.
- Công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình của Pháp.
- Nền ngoại giao Việt Nam lệ thuộc vào đường lối đối ngoại của Pháp
- ⇒ Hoàn toàn biến nước ta thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa, làm mất thêm một phần chủ quyền quan trọng về chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại Việt Nam.
- Trách nhiệm của nhà Nguyễn: Trước tình hình đất nước bị xâm lược, nhà Nguyễn nhu nhược, hèn nhát, không chủ động tấn công địch và tâm lí sợ địch, không biết sử dụng sức mạnh của nhân dân để kháng chiến chống Pháp, chỉ biết trông chờ vào con đường thương thuyết, bán rẻ chủ quyền đất nước, nhanh chóng kí kết với Pháp các bản Hiệp Ước do Pháp thảo sẵn, việc nước ta rơi vào tay thực dân Pháp từ không tất yếu đến tất yếu là trách nhiệm hoàn toàn của nhà Nguyễn.
7. Phân tích nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ 2? Tại sao Anh, Pháp, Mĩ tạo điều kiện cho các nước đẩy mạnh bành trướng thuộc địa?
- Nguyên nhân:
- Sự phân chia không đều về thị trường, thuộc địa: chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước lớn họp hội nghị ở Vecxai, Oasinton để phân chia những thành quả của chiến tranh ⇒ một trật tự thế giới mới được hình thành - trật tự Vecxai - Oasinton nhưng mang tính tạm thời, mong manh vì chứa đựng trong lòng nhiều mâu thuẫn về vấn đề thị trường, thuộc địa.
- Do triều đình của khủng hoảng kinh tế thế giới đã dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa phát xít.
- Từ những năm 30 của thế kỷ XX các nước Đức, I-ta-Ly, Nhật Bản liên minh với nhau ⇒ hình thành phe trục B-R-T, từ đó tăng cường bành trướng, xâm lược thuộc địa (Nhật ⇒ TQ; Đức ⇒ Đại Đức - chiếm những nơi có người Đức sinh sống; Italia ⇒ Etiopia)
- Thái độ “dung dưỡng” của Anh, Pháp (do muốn đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô), trung lập của Mĩ.
- ⇒ 1/9/1939: Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới bùng nổ
- Thái độ Anh, Pháp, Mỹ tạo điều kiện cho các nước đẩy mạnh bành trướng thuộc địa:
- Chính phủ các nước Anh, Pháp đều có chung một mục đích là giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm đẩy các nước này quay sang tấn công Liên Xô. Với "Đạo luật trung lập" (8/1935) giới cầm quyền Mỹ thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mỹ.
- Như vậy, các nước Anh - Pháp bộc lộ thái độ không kiên quyết hợp tác cùng Liên Xô chống phát xít, đồng thời lại muốn mượn tay phát xít tiêu diệt Liên Xô và như thế "Cò ngao tranh chấp, ngư ông thủ lợi". Chính thái độ nhượng bộ của Mỹ - Anh - Pháp đã tạo điều kiện thuận lợi để phe phát xít thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược của mình.
8. Nét mới trong phong trào giành độc lập của các nước Đông Nam Á giữa 2 cuộc chiến tranh 1918 - 1939?
- Một là: Bước phát triển của phong trào dân tộc tư sản và sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc:
- Đề ra mục tiêu đấu tranh rõ ràng. Bên cạnh mục tiêu kinh tế, mục tiêu độc lập tự chủ cũng được đề ra khá rõ ràng như đòi quyền tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường,..
- Một số đảng tư sản ra đời và có ảnh hưởng rộng trong xã hội (đảng dân tộc ở Inđônexia,..)
- Hai là: Sự xuất hiện xu hướng vô sản trong phong trào này.
- Công nhân tiếp thu chủ nghĩa Mác Lê-nin nên có sự trưởng thành về ý thức cách mạng. Vì vậy, Đảng cộng sản được thành lập ở nhiều nước (5/1920: Đảng cộng sản Inđônexia, 2/1930: Đảng cộng sản Việt Nam…).
- Đảng lao động Cách mạng, đưa phong trào trở nên sôi nổi, quyết liệt như khởi nghĩa vũ trang ở Inđônexia (1926 - 1927); phong trào Xô viết-Nghệ Tĩnh ở Việt Nam (1930-1931)
- ⇒ Nguyên nhân: những tác động và ảnh hưởng CMT10 Nga và cao trào cách mạng làm cho phong trào cách mạng ở Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ và mang màu sắc mới
- Xã hội phân hóa giai cấp sâu sắc: giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh, giai cấp vô sản tăng nhanh về số lượng và trưởng thành về ý thức.
9. Phong trào Ngũ tứ đánh dấu cách mạng Trung Quốc chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang kiểu mới vì:
- Mục tiêu: đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Không chỉ dừng lại chống phong kiến như cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 (Đánh đổ triều đình Mãn Thanh).
- Lần đầu tiên giai cấp Công nhân bước lên vũ đài chính trị và trở thành 1 lực lượng chính trị độc lập.
- Chủ nghĩa Mac-Lenin được truyền bá rộng rãi. Tháng 7/1921 Đảng cộng sản được thành lập.
- Đồng thời mở ra thời kỳ giai cấp vô sản đã có chính Đảng của mình để từng bước nắm ngọn cờ cách mạng.