YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 8 có đáp án năm 2022-2023 Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC: 2022-2023

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi.  Vừa thấy tôi, lão báo ngay :

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !

- Cụ bán rồi ?

- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầngậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi khôngxót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.

Tôi hỏi cho có chuyện :

- Thế nó cho bắt à ?

Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nướcmắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếunhư con nít. Lão hu hu khóc...

(Trích Lão Hạc, Nam Cao, Ngữ văn 8, tập 1, NXBGD)

Câu 1. Tìm các từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn

Câu 2. Đoạn văn trên được kể ở ngôi nào, ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào trong việc kể chuyện?

Câu 3. Em hãy nêu tóm tắt giá trị nhân đạo của truyện ngắn Lão Hạc

Câu 4. Kể tên các tác phẩm, tác giả thuộc chủ đề người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập 1.

II. Làm văn

Dựa vào nội dung đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố, hãy tưởng tượng em là người chứng kiến tình huống  chị Dậu chống trả lại cai lệ và tên người nhà lý trưởng. Hãy kể lại bằng lời văn của mình.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1. Tượng hình: ầng ậng, móm mém;  Tượng thanh: hu hu

Câu 2.

- Đoạn văn trên được kể ngôi thứ nhất.

- Tác dụng:

+ Ông giáo - người tham gia cau chuyện chứng kiến sự việc diễn ra trực tiếp kể lại câu chuyện, khiến câu chuyện trở nên chân thực, gần gũi. Với cách kể này, câu chuyện như những lời giãi bày tâm sự, cuốn hút sự theo dõi của độc giả.

+ Việc lựa chọn ngôi kẻ này còn giúp cho cách dẫn dắt câu chuyện trở nên tự nhiên, linh hoạt hơn, lời kể chuyển dịch trong mọi không gian, thời gian, kết hợp giữa kể với tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc.

Câu 3.

- Sự đồng cảm, sẻ chia, cảm thong sâu sắc của nhà văn trước số phận đau thương, bất hạnh của người lao động, đặc biệt là người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

- Truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng với người nông dân của nhà văn, đồng thời ngợi ca những phẩm chất quý báu của lão Hạc.

Câu 4. Tắt đèn - Ngô Tất Tố

II. Làm văn

Dựa vào nội dung đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố, hãy tưởng tượng em là người chứng kiến tình huống  chị Dậu chống trả lại cai lệ và tên người nhà lý trưởng. Hãy kể lại bằng lời văn của mình.

1. Mở bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh gia đình chị Dậu.

- Tình huống người kể sang nhà chị Dậu.

 

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (3 điểm)

1. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:

“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Trong phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi lại nhắc lại:

- Mày dại quá! Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và bế em bé chứ.

Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa...”

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Văn bản đó nằm trong tác phẩm nào?  Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì? Kể theo ngôi thứ mấy?

b. Đoạn văn trên kể lại sự việc gì?

2. Nguyên nhân sâu xa nào đã tác động đến tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để cho Giôn-xi phản ứng gì thêm?

Câu 2: (2 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

(…)

“Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ... ”

(Theo Vũ Tú Nam - Biển đẹp)

a) Xác định các câu ghép trong đoạn văn trên.

b) Phân tích cấu trúc của các câu ghép và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép ấy.

Câu 3: (5 điểm) 

Nhập vai nhân vật chị Dậu kể lại câu chuyện trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích từ tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

1.

a) Đoạn văn trích từ văn bản “Trong lòng mẹ”, trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu”, tác giả là Nguyên Hồng, thể loại hồi ký (được viết năm 1938), kể theo ngôi thứ nhất.

b)

- Cảm giác sung sướng hạnh phúc của bé Hồng khi được ở trong vòng tay êm ái của mẹ.

- Những lời cay độc của bà cô đã bị xóa nhòa khi Hồng được nằm trong lòng mẹ

2.

- Nguyên nhân sâu xa tác động tới tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi là sự gan góc của chiếc lá thường xuân (cô không biết đấy là chiếc lá được vẽ); nó chống chọi kiên cường với thiên nhiên khắc nghiệt, cố bám lấy cuộc sống còn ngược lại, cô lại yếu đuối, buông xuôi. Hình ảnh chiếc lá cuối cùng không chịu rụng đã thức tỉnh, khơi gợi sự sống trong tâm trí cô.

 - Nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để cho Giôn-xi phản ứng gì thêm tạo thành một kết thúc mở, đầy bất ngờ; để lại trong lòng người đọc những suy nghĩ sâu sắc và cảm xúc lắng đọng, khiến cho câu chuyện thêm hấp dẫn.

Câu 2:

a) Xác định đúng 4 câu ghép:

- Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.

- Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

- Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.

- Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ.

b) Phân tích được cấu trúc và xác định đúng mối quan hệ giữa các vế trong 4 câu ghép trên là quan hệ điều kiện - kết quả:

- Trời / xanh thẳm, biển / cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.

- Trời / rải mây trắng nhạt, biển / mơ màng dịu hơi sương.

- Trời / âm u mây mưa, biển / xám xịt nặng nề.

- Trời / ầm ầm dông gió, biển / đục ngầu, giận dữ.

 

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU: (3 điểm)

Đọc đoạn trích:

“Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.

- Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến.

- Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.

(Nơi bắt đầu của tình bạn - Bùi Thị Hồng Ngọc)

Câu 1: (2 điểm)

a) Em hiểu đoạn trích trên viết về nội dung gì? Qua nội dung đoạn trích làm em liên tưởng đến văn bản nào đã được học ở chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 học kì 1 (1 điểm)

b) Từ đoạn trích, em hiểu nên cư xử thế nào để có được tình bạn chân thành? (Viết thành đoạn văn từ 2 - 3 câu) (1 điểm)

Câu 2: (1 điểm)

“Tùng ... tùng ... tùng...” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.

a) Hãy tìm 1 câu ghép có trong đoạn văn (0.5 điểm)

b) Tìm từ tượng thanh trong đoạn văn. (0.5 điểm)

II. TẬP LÀM VĂN: (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về tình yêu thương mẹ của bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng).

Câu 2. (5,0 điểm)

Kể về một lần em mắc lỗi khiến người khác buồn lòng. (Bài làm có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Đọc hiểu

Câu 1:

a.

- Nội dung: cảm xúc lạ lẫm, hồi hộp về ngày đầu nhận lớp của bạn học sinh mới.

- Văn bản: Tôi đi học (Thanh Tịnh).

b.

Học sinh viết theo cảm nhận của mình, có thể tham khảo các ý sau:

- Xuất phát từ tình cảm chân thành, không vụ lợi, tính toán

- Sự thấu hiểu, yêu thương, nhường nhịn

Câu 2:

a.

Câu ghép: Bước vào lớp tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên.

b.

- Từ tượng thanh: “Tùng ... tùng ... tùng...”

PHẦN II:

Câu 1:

1. Mở đoạn

Giới thiệu sơ lược về tác phẩm.

2. Thân đoạn

- Hoàn cảnh đáng thương của bé Hồng.

- Trong cuộc đối thoại với cô, cậu bé nhất định không nghe theo lời xúi giục, mà vẫn yêu thương và bảo vệ mẹ.

- Khi gặp lại mẹ, cậu bé hạnh phúc, vỡ òa trong nước mắt khi được ấp ôm, vỗ về trong tình mẫu tử bao la.

⇒ Bé Hồng là một cậu bé bất hạnh nhưng lại mang trái tim trong sáng, lương thiện và đầy ắp tình yêu thương cho người mẹ tội nghiệp đã sinh ra mình. 

3. Kết đoạn

Khái quát lại vấn đề.

 

---(Đáp án chi tiết Đề số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

VẾT NỨT VÀ CON KIẾN

Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.

Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.

Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!

(Theo Hạt giống tâm hồn)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

b. Nêu ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết nứt”?

Câu 2. (1,0 điểm): Từ văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Câu 3. (1,0 điểm):

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:

Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại khóe mắt tôi đã cay cay.

(Trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng)

a. Hãy chỉ ra câu ghép trong phần trích?

b. Phân tích các vế câu trong câu ghép trên?

Câu 4. (6,0 điểm)

Thuyết minh về một đồ dùng học tập (hoặc một đồ dùng sinh hoạt gia đình).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1

a.

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

b.

- Hình ảnh “vết nứt” trong bài tượng trưng cho những khó khăn mà con người gặp phải trên đường đời.

Câu 2

Em tự chọn bài học phù hợp.

Gợi ý các đáp án:

- Bài học về sự vượt khó trong cuộc sống.

- Bài học về sự mạnh mẽ đương đầu với thử thách.

- Bài học về sự sáng tạo.

 

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)

Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất (từ câu 1.1 đến câu 1.4).

“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.Tôi hỏi cho có chuyện:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”

(Ngữ văn 8, tập 1)

Câu 1.1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào:

A. Lão Hạc.                   

B. Tôi đi học.

C. Trong lòng mẹ.           

D. Hai cây phong.

Câu 1.2. Đoạn trích trên thuộc thể loại:

A. Nghị luận.                   

B. Thuyết minh.

C. Truyện ngắn.               

D. Tiểu thuyết.

Câu 1.3. Dấu hai chấm trong đoạn trích dùng để:

A. Báo trước lời đối thoại.

B. Báo trước phần giải thích.

C. Báo trước phần thuyết minh. 

D. Báo trước lời dẫn trực tiếp.

Câu 1.4. Phương thức biểu đạt chính của văn bản có đoạn trích là:

A. Miêu tả.                  

B. Tự Sự.

C. Biểu cảm.                

D. Nghị luận. 

Câu 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất (từ câu 2.1 đến câu 2.3).

''Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ''.

(Ngữ văn 8- tập 1)

Câu 2.1. Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể:

A. Ngôi thứ nhất.               

B. Ngôi thứ hai.

C. Ngôi thứ ba.                 

D. Ngôi thứ tư.

Câu 2.2. Câu nào là câu ghép trong các câu sau:

A. Ta khó mà ở cho vừa ý họ.

B. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế.

C. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng.

D. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

Câu 2.3. Câu ghép trong đoạn trích trên các vế được nối với nhau bằng cách nào:

A. Dấu phẩy và quan hệ từ.

B. Dấu chấm.

C. Dấu hai chấm.

D. Dấu hỏi chấm.

Phần II. Tự luận (8,0 điểm)

Câu 3. (2,0 điểm)

Xác định nội dung chính của đoạn trích ở câu 1. Qua nhân vật Lão Hạc, em có suy nghĩ gì về phẩm chất và số phận người nông dân trong xã hội cũ? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn từ (5 đến 7 câu).

Câu 4. (6,0 điểm)

 Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1:

1.1. A

1.2. C

1.3. A

1.4. B

Câu 2:

2.1. A

2.2. D

2.3. A

Câu 3:

- Đoạn trích thể hiện tâm trạng đau đớn, dằn vặt, xót xa, ân hận của lão Hạc khi bán con chó vàng.

- Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ, bất hạnh. Nhưng ông lại có những phẩm chất cao quý đáng trân trọng đó là sự chăm chỉ, hiền lành, nhân hậu, giàu lòng vị tha, và có tình thương yêu con tha thiết.

 

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2022-2023 Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON