YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 8 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Ngọc Thụy

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 8 có tài liệu ôn tập và chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới, HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 8 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Ngọc Thụy với phần đề bài và đáp án cụ thể. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích các em học tập và thi tốt. Chúc các em đạt điểm số thật cao!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS

NGỌC THỤY

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: GDCD 8

Thời gian: 45 phút

1. Đề số 1

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

 Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

 Câu 1: (0,5đ) 

Biểu hiện nào dưới đây là tôn trọng lẽ phải? 

A. Phê phán gay gắt những người có ý kiến khác với mình.

B. Chỉ làm những việc mà mình thích.

C. Chấp hành tốt những quy định chung nơi mình sống, học tập, làm việc.

D. Khi thấy mọi người tranh luận thì im lặng, không đưa ra ý kiến riêng.

 Câu 2: (0,5đ) 

Em tán thành thái độ, hành vi nào sau đây?

A. Chỉ thích mặc kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh nước ngoài.

B. Thích tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.

C. Thích dùng hàng ngoại, không dùng hàng của Việt Nam.

D. Không thích xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác.

 Câu 3: (1đ) 

Hãy kết nối một ô ở cột trái (A) với một ô ở cột phải (B) sao cho đúng nhất.

A. Hành vi

B. Phẩm chất đạo đức

a. Không tham ô, không nhận hối lộ.

1. Tôn trọng người khác

b. Đã hứa với ai, việc gì là làm đến nơi đến chốn.

2. Liêm khiết

c. Thường xuyên tham gia giữ gìn trật tự trị an ở thôn xóm, đường phố.

3. Tôn trọng lẽ phải

d. Ủng hộ việc làm đúng, phê phán việc làm sai trái.

4. Giữ chữ tín

 

5. Tích cực tham gia hoạt động chính trị – xã hội.

 Câu 4: (1đ) 

Điền những cụm từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài đã học:

a) “Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là………………………………….;

b) Luôn tìm hiểu và tiếp thu………………………………………; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình’’.

II. TỰ LUẬN :(7 điểm)

 Câu 5: (2,5đ) 

Có người cho rằng trong một tập thể, cách xử sự khôn ngoan là tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình  và luôn tán thành, làm theo ý kiến của đa số. Vận dụng bài học “ Tôn trọng lẽ phải’’ để nêu ý kiến của em về vấn đề này

 Câu 6: (1,5đ) 

Em sẽ làm gì nếu thấy bạn mình có chuyện buồn hoặc gặp khó khăn, rủi ro trong cuộc sống

 Câu 7: (3đ) 

Trong buổi thảo luận về lao động tự giác và sáng tạo, Loan đã phát biểu như sau:

Chỉ có thể rèn luyện tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức; còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ do bẩm sinh di truyền mà có.

– Em có đồng ý với ý kiến của Loan không? Vì sao?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM: (3đ)

1: (0,5đ): Chọn câu C

2: (0,5đ): Chọn câu B

3: (1đ): Yêu cầu kết nối như sau:

a nối với 2;

b nối với 4;

d nối với 3;

c nối vớ 5.

4 (1đ): Yêu cầu điền theo thứ tự sau:

a – Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc vào chỗ trống thứ nhất.

b – Những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc vào chỗ trống thứ hai.

II. TỰ LUẬN:( 7đ)

Câu   

Nội dung

    5

Học sinh có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng yêu cầu nêu được những ý sau:

 – Không tán thành quan điểm trên           

 – Giải thích:

Đó không phải là cách xử sự khôn ngoan mà là thụ động và ích kỉ, chỉ lo cho bản thân mình.

Trong một tập thể, mọi người phải quan tâm, chăm lo đến công việc chung và như vậy thì mới có thể biết được đúng, sai và có suy nghĩ, hành động đúng.

+ Những người luôn làm theo đa số là những người quen thói dựa dẫm, ba phải, thiếu bản lĩnh.

+ Trong thực tế, không phải bao giờ đa số cũng là đúng.

   6

Yêu cầu nêu được 3 trong những cách ứng xử như:

– Chia buồn cùng bạn, quan tâm, hỏi han xem bạn gặp khó khăn gì.

– Giúp bạn khắc phục khó khăn tuỳ theo sức lực và khả năng của mình

– Trao đổi với các bạn khác trong lớp để cùng chia sẻ, giúp đỡ bạn đó

   7

– Em không đồng tình với quan điểm đó

Vì:

– Con người cần phải rèn luyện để phát triển toàn diện cả phẩm chất và năng lực. Cần luôn tự giác và sáng tạo trong  lao động, học tập và cuộc sống hàng ngày

-Tự giác : Tự động làm việc không cần ai nhắc nhở, không phải do áp lực nào .
– Lao động sáng tạo: Luôn suy nghĩ , cải tiến tìm ra cái mới , cách giải quyết mới có hiệu quả
– Lao động tự giác là cần thiết là đủ nhưng cần có thêm sự sáng tạo để kết quả lao động cao, có năng suất, chất lượng.

2. Đề số 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 8- TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY- ĐỀ 02

I. TRẮC NGHIỆM (3đ)

Câu 1: (1. điểm) Em tìm từ thích hợp đề điền vào dấu chấm (...)

 Pháp luật là những quy tắc xử sự chung có tính (1) ..., do Nhà nước (2) ... và đảm bảo thực hiện bằng các ... (3) giáo dục, thuyết phục và (4) ...

Câu 2: (1 điểm) ) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:

a. Hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm pháp luật?

A. Tổ chức cá độ bóng đá                      B. Đi học muộn

C. Không làm bài tập về nhà                 D. Nói chuyện riêng trong giờ học

b. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

A. Tự tin khi tiếp xúc với người nước ngoài    B. Thấy khách nước ngoài thì xúm lại để xem

C. Học tất cả những gì mới lạ của nước khác   D. Chỉ ăn mặc theo phong cách của nước ngoài

c. Hành vi nào sau đây góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?

A. Đoàn kết giúp đỡ nhau khi khó khăn                   B. Tổ chức ghi lô đề, đánh bạc          

C. Phao tin đồn nhảm gây hoang mang dư luận       D. Vứt rác bừa bãi

d. Em không tán thành với nhận định nào trong các nhận định sau đây?

A. Mọi người đều phải tuân thủ pháp luật         B. Học sinh chỉ cần tuân thủ kỉ luật của trường là đủ

C. Người có ý thức kỉ luật thì sẽ thuân thủ pháp luật  D. Nội qui của trường không phải là pháp luật

Câu 3:(1 điểm) Điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống bên cạnh mỗi nội dung sau:

 

a. Học sinh còn nhỏ tuổi cũng cần phải hiểu rõ pháp luật của Nhà nước

 

b. Chỉ những nước phát triển mới đáng để chúng ta học tập kinh nghiệm

 

c. Pháp luật và kỉ luật làm cho con người bị gò bó vào những qui định cứng nhắc

 

d. Chúng ta không nên học theo lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền

II. TỰ LUẬN (7đ)

Câu 1. (2. điểm). Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi bên dưới

BÀI HỌC CẢM ĐỘNG VỀ 1 CẬU BÉ 9 TUỔI Ở NHẬT

Tối hôm qua tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong cái hàng dài rồng rắn những người xếp hàng tôi chú ý đến một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt của em thì chắc chẳng còn thức ăn nên mới lại gần hỏi thăm. Em kể khi đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của em làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường em nhìn thấy chiếc xe và cha bị nước cuốn trôi, nhiều khả năng đã chết. Tôi hỏi mẹ đâu, em nói nhà em nằm ngay bờ biển, mẹ và em em chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy em nhỏ lạnh, tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người em nhỏ. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài, tôi nhặt lên đưa cho em và nói: "Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói". Cậu bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, cậu bé ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời: "Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ".

a, Em có cảm nhận gì khi đọc câu chuyện này?

……………………………………………………………………

b, Theo em, hành động đem túi lương khô để vào thùng chia thực phẩm chung thể hiện cậu là người có những đức tính gì?

…………………………………………………………………………

c, Em học tập được điều gì từ cách cư xử của cậu bé?

…………………………………………………………………………

Câu 2: (1 điểm) Theo em, tính kỉ luật của học sinh được biểu hiện như thế nào trong học tập, trong sinh hoạt hằng ngày ở nhà và ở cộng đồng?

………………………………………………………

Câu 3: (1.5 điểm) Bằng kiến thức đã được học trong bài 8 chương trình GDCD lớp 8, theo em, chúng ta nên học tập các dân tộc khác bằng cách nào? Em lãy lấy những ví dụ về một số trường hợp nên hoặc không nên trong việc học hỏi các dân tộc khác?

………………………………………………………

Câu 4: (1.5 điểm) Em có nhận xét gì về nếp sống văn hóa nơi gia đình em đang ở? Em hãy lấy 3 việc làm mà theo em là góp phần xây dựng nếp sống văn hóa và 3 việc làm chưa thể hiện nếp sống có văn hóa ở cộng đồng dân cư?

……………………………………………………….

Câu 5: (1 điểm) Em có suy nghĩ gì về câu danh ngôn: “phép vua, thua lệ làng”. Câu danh ngôn này ngày nay còn đúng không? Vì sao?

………………………………………………………

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

Câu

1

2a

2b

2c

2d

3a

3b

3c

3d

Đáp án

1. bắt buộc        2. Ban hành.

3. Biện pháp    4. cưỡng chế

B

C

A

C

Đ

S

S

S

II. Tự luận:

Câu 1. (2. điểm)

a. Cậu bé có tính kỉ luật cao. Dù trong hoàn cảnh khó khăn vẫn kiên nhẫn xếp hàng và chia sẻ với mọi người...

b. Cậu bé rất tự giác tuân thủ qui định chung, tinh thần kỉ luật cao. Dù trong hoàn cảnh khó khăn vẫn luôn nghĩ đến lợi ích chung…

c. Dù trong điều kiện và hoàn cảnh nào vẫn luôn có ý thức tuân thủ qui định chung. Sẵn sàng chia sẻ và đồng hành cùng mọi người…

Câu 2 (1 điểm)

- Trong học tập:

+ Tự giác, vượt khó, đi học đúng giờ, đều đặn, làm bài tập đầy đủ, không quay cóp, không sử dụng tài liệu khi thi cử, kiểm tra…

+ Tự giác lập kế hoạch bồi dưỡng, học hỏi để đạt mục tiêu kế hoạch học tập, không để thầy cô, bố mẹ phải đôn đốc nhắc nhở, phải phiền long vì sự chểnh mảng trong học tập của mình.

- Trong sinh hoạt hằng ngày ở nhà và cộng đồng:

+ Tự giác hoàn thành nhiệm vụ được giao, giúp đỡ bố mẹ, có trách nhiệm với công việc chung

+ Có cuộc sống lành mạnh, thực hiện tốt luật giao thông, tránh xa các tệ nạn xã hội, như cờ mạc, ma túy, mại dâm, tụ tập đàn đúm vô ích, chơi game…

Câu 3 (1.5 điểm)

- Nên học tập các dân tộc khác bằng cách:

+ mở rộng quan hệ, giao lưu hợp tác với các nước

+ tôn trọng và học hỏi kinh nghiệm của các nước

+ cử người đi học tập ở nước ngoài

+ tiếp thu có chọn lọc phù hợp với điều kiện kinh tế và hoàn cảnh của Việt Nam

+ phải tự chủ, độc lập và có lòng tự tôn dân tô

- Những điều nên học hỏi:

+ trình độ về khoa học, kĩ thuật, công nghệ

+ trình độ quản lý

+ những tiến bộ văn minh trên các lĩnh vực: văn hóa, giáo dục, nghệ thuật...

+ quảng bá thương hiệu, du lịch, đầu tư...

- Những điểm không nên học tập:

+ lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền

+ vi phạm đạo đức, phá hoại truyền thống dân tộc

+ sản phẩm văn hóa đồi trụy...

Câu 4 (1. 5 điểm)

- Những việc làm thể hiện xây dựng nếp sống văn hóa có thể là:

+ thân thiện, đoàn kết

+ treo cờ tổ quốc dịp lễ

+ giữ trật tự chung

- Những việc chưa thể hiện nếp sống văn hóa:

+ giữ vệ sinh chung chưa tốt, còn vứt rác bừa bãi.

+ to tiếng, xích míc với hàng xóm

+ bật nhạc to đêm khuya…

Câu 5 (1 điểm)

- Giải thích câu danh ngôn:

+ phép vua = luật pháp của xã hội.

lệ làng = quy định của một tập thể.

Đôi khi những quy định của tập thể có sức ảnh hưởng hơn cả những quy định chung.

- Hiện nay câu danh ngôn không còn phù hợp. Vì xã hội văn minh, những tập tục thói quen lạc hậu sẽ nhường chỗ cho những quy định chung của toàn xã hội 

3. Đề số 3

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 8- TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY- ĐỀ 03

I. TRẮC NGHIỆM (3đ)

Câu 1: (1. điểm) Em tìm từ thích hợp đề điền vào dấu chấm (...)

Kỉ luật là những (1) ... chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội, yêu cầu mọi người phải (2) ... nhằm tạo ra sự (3)........  hành động để đạt (4) ..., hiệu quả trong công việc.

Câu 2: (1 điểm) ) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:

a. Việc làm nào sau đây là vi phạm kỉ luật?

A. Đánh nhau gây thương tích           B. Mượn xe đạp của bạn rồi đem cầm cố

C. Chơi tú lơ khơ ăn tiền                    D. Dùng điện thoại nhắn tin trong giờ học

b. Em tán thành thái độ, việc làm nào trong cách học hỏi các dân tộc khác dưới đây?

 A. Nói tiếng nước ngoài pha lẫn tiếng mẹ đẻ   B. Chỉ xem mua đồ của nước ngoài sản xuất

 C. Không thích văn hóa nước Việt Nam          D. Muốn đi du học để được học hỏi nhiều hơn

c. Hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm pháp luật?

A. Tổ chức cá độ bóng đá                      B. Đi học muộn

C. Không làm bài tập về nhà                 D. Nói chuyện riêng trong giờ học

d. Em không tán thành thái độ, việc làm nào trong cách học hỏi các dân tộc khác dưới đây?

A. Luôn học cái tốt của bạn                                 B. Tự hào là người Việt Nam

C. Chỉ thích văn hóa của người nước ngoài        D. Tìm hiểu phong tục tập quán của các nước

Câu 3:(1 điểm) Điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống bên cạnh mỗi nội dung sau:

 

a. Chỉ những nước phát triển mới đáng để chúng ta học tập kinh nghiệm

 

b. Chúng ta phải tiếp thu có chọn lọc phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam

 

c. Pháp luật và kỉ luật làm cho con người bị gò bó vào những qui định cứng nhắc

 

d. Học sinh đi xe đạp hàng 3 để tiện trao đổi bài học

II. TỰ LUẬN (7đ)

Câu 1. (2. điểm). Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi bên dưới

CÂU CHUYỆN VỀ KỶ LUẬT CỦA NGƯỜI CHA DO THÁI

Ở một thành phố đông đúc của nước Mỹ, có một doanh nhân Do Thái giàu có đã dạy con trai mình rằng " Kỷ luật với chính mình đồng nghĩa với việc tạo ra cho mình một cuộc đời đầy ưu ái, nó chính là tự do con ạ" Người con thắc mắc hỏi: "Học tập một cách kỷ luật và nghiêm khắc tức là con suốt ngày phải vùi đầu vào sách vở sao?". Người cha Do Thái trả lời "Những kẻ ngốc mới suốt ngày chúi đầu vào những cuốn sách để tự thấy rằng mình đang học hành chăm chỉ. Chắc gì những kẻ suốt ngày ôm lấy sách vở là nghiêm túc và giỏi giang. Nghiêm túc không nằm ở chổ ôm sách suốt ngày, mà nó là việc đọc một trang sách thì phải đọc tập trung đến mức thấu hiểu và đọc để dùng được trong thực tiễn. Nghiêm túc và kỷ luật có nghĩa là làm việc gì phải đến kết quả cuối cùng. Cha thành công vì cha làm gì cũng đến kết quả với sự tập trung và nổ lực cao nhất trong thời gian ngắn nhất. Người ta thất bại là vì người ta làm việc mà không đến đích, làm chỉ để cho có. Con hãy nhớ rằng điều nói lên thành công là kết quả: đó là kết quả của công việc con làm hay thành quả của con đọc sách cũng thế thôi. Còn làm việc mà không có kết quả là do con kém cỏi, làm nhiều mà chẳng đến đâu. Những việc trên đời này mà con quyết tâm thực hiện đến cùng để tạo ra kết quả tốt thì được gọi là thành quả. Khi quyết tâm thực hiện đến cùng, trí tuệ của con sẽ tự nhiên thông minh và sắc sảo mà chẳng cần bất cứ phép màu nào. Sau nhiều lần quyết tâm thực hiện đến cùng con sẽ có được năng lực cực kỳ quan trọng của người thành công đó là khả năng tập trung cao vào công việc. Càng tập trung cao khi làm việc hay học tập con càng tiết kiệm thời gian cho mình. Và chính sự tập trung cao độ để làm việc gì cũng đến đích sẽ làm cho trí thông minh của con luôn được rèn luyện, con sẽ ngày càng trở nên thông minh hơn". Chàng trai hiểu ý của cha mình. Cậu bỏ tư tưởng phá phách và lười nhát ra khỏi đầu. Thay vào đó cậu lên kế hoạch học tập rõ ràng và luôn tập trung để hoàn thành các bài tập triệt để trong thời gian nhanh nhất. Năm học đó trôi qua, mọi người đều bất ngờ, từ một cậu học sinh đội sổ của lớp, cậu lọt vào nhóm học sinh xuất sắc. Trong bài phát biểu trước toàn trường nói về thành tích của mình, cậu đã chia sẻ về tính kỷ luật mà người cha Do Thái đã dạy là "Thành quả của việc nhỏ mỗi ngày tạo ra thành công lớn cuối mỗi chặn đường. Tôi không phải là người tài năng như mọi người đang nghĩ, dù tôi tiến bộ rất nhanh từ chỗ là học sinh cá biệt và bị bạn bè mỉa mai là dốt nát. Cha tôi đã dạy về kỷ luật và sự nghiêm túc trong mọi việc, khi làm gì cũng phải đến kết quả cuối cùng. Tôi biết ơn cha về bài học KỶ LUẬT VỚI CHÍNH MÌNH HÔM NAY LÀ TỰ DO CHO BẢN THÂN NGÀY MAI". Tất cả mọi người hôm đó đã vỗ tay không ngớt và cảm ơn cậu về bài học quý báu đó

a, Em có nhận xét gì về câu chuyện trên?

…………………………………………………………

b, Vì sao cậu bé trong câu chuyện có sự thay đổi vượt bậc từ học sinh đội sổ của lớp vươn lên là học sinh xuất sắc?

………………………………………………………

c, Em hiểu thế nào về bài học mà người cha do Thái đã dạy con: “KỶ LUẬT VỚI CHÍNH MÌNH HÔM NAY LÀ TỰ DO CHO BẢN THÂN NGÀY MAI”?

………………………………………………………

Câu 2: (1 điểm) Có ý kiến cho rằng: Chỉ những dân tộc chậm phát triển mới cần phải học hỏi các dân tộc khác. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?

…………………………………………………………

Câu 3: (1.5 điểm) Bằng kiến thức đã được học trong bài 8 chương trình GDCD lớp 8, theo em, chúng ta nên học tập các dân tộc khác bằng cách nào? Em lãy lấy những ví dụ về một số trường hợp nên hoặc không nên trong việc học hỏi các dân tộc khác?

……………………………………………………………

Câu 4: (1.5 điểm) Vì sao phải xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? Học sinh có thể làm gì để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?

………………………………………………………

Câu 5: (1 điểm) Em có suy nghĩ gì về câu danh ngôn: “phép vua, thua lệ làng”. Câu danh ngôn này ngày nay còn đúng không? Vì sao?

………………………………………………………

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Phần trắc nghiệm

Câu

1

2a

2b

2c

2d

3a

3b

3c

3d

Đáp án

1. Quy định.         2. Tuân theo

3. Thống nhất.      4. Hiệu quả

A

D

A

C

S

Đ

S

S

II. Tự luận:

Câu 1. (2. điểm).

a. Khả năng của học sinh nhưng phải đề cập đến tính kỉ luật

b. Thái độ nghiêm túc có kỉ luật trong học tập đã giúp cậu học tập ngày càng tốt hơn.

c. Nếu ta có tính kỉ luật luôn tự giác làm mọi việc đến cùng => nó sẽ trở thành thói quen, chúng ta sẽ tự giác làm một cách vui vẻ không còn cảm thấy bị gò bó, ép buộc => đó chính là sự tự do

Câu 2 (1 điểm)

Giải thích: không đồng tình.

- Vì mỗi dân tộc đều có những thành tựu nhất định về văn hóa, khoa học... đáng để chúng ta học tập và tôn trọng.

- Các dân tộc chậm phát triển học hỏi từ những thành tựu của các nước phát triển để thúc đẩy đất nước mình tiến nhanh hơn)

Câu 3 (1.5 điểm)

- Nên học tập các dân tộc khác bằng cách:

+ mở rộng quan hệ, giao lưu hợp tác với các nước

+ tôn trọng và học hỏi kinh nghiệm của các nước

+ cử người đi học tập ở nước ngoài

+ tiếp thu có chọn lọc phù hợp với điều kiện kinh tế và hoàn cảnh của Việt Nam

+ phải tự chủ, độc lập và có lòng tự tôn dân tô

- Những điều nên học hỏi:

+ trình độ về khoa học, kĩ thuật, công nghệ

+ trình độ quản lý

+ những tiến bộ văn minh trên các lĩnh vực: văn hóa, giáo dục, nghệ thuật...

+ quảng bá thương hiệu, du lịch, đầu tư...

- Những điểm không nên học tập:

+ lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền

+ vi phạm đạo đức, phá hoại truyền thống dân tộc

+ sản phẩm văn hóa đồi trụy...

Câu 4 (1. 5 điểm)

- Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là việc làm cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của người dân và sự phát triển, giữ vững bản sắc của dân tộc Việt Nam.

- Học sinh tùy sức của mình tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư như: giữ vệ sinh môi trường, lễ phép, chăm ngoan...

Câu 5 (1 điểm)

- Giải thích câu danh ngôn:

+ phép vua = luật pháp của xã hội.

+ lệ làng = quy định của một tập thể.

Đôi khi những quy định của tập thể có sức ảnh hưởng hơn cả những quy định chung.

- Hiện nay câu danh ngôn không còn phù hợp. Vì xã hội văn minh, những tập tục thói quen lạc hậu sẽ nhường chỗ cho những quy định chung của toàn xã hội

4. Đề số 4

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 8- TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY- ĐỀ 04

I. Trắc nghiệm (5 điểm). Học sinh tô kín đáp án đúng trong phiếu bài làm:

Câu 1: Có mấy loại hình lao động cơ bản?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Câu 2: Hành vi nào thể hiện lao động sáng tạo?

A. Trong học tập, An thường làm theo những điều thầy cô đã nói.

B. Trong giờ học các môn khác, Lân thường đem bài tập toán ra làm.

C. Suy nghĩ để tìm ra nhiều cách làm bài khác nhau trong học tập.

D. Đang là sinh viên, song anh Đang thường hay bỏ học để làm kinh tế thêm.

Câu 3: Việc làm nào thể hiện lao động tự giác?

A. Mẹ nhắc nhở ngồi vào bàn học.

B. Buổi tối H tự ôn lại bài học ngày mai.

C. M học bài vì sợ điểm kém bị bố mắng.

D. T để lớp phó lao động nhắc nhở trực nhật

Câu 4: Dòng nào không thể hiện lao động tự giác?

A. chủ động làm việc

B. không đợi ai nhắc nhở.

C. không phải do áp lực từ bên ngoài

D. dựa dẫm vào người khác.

Câu 5: Câu tục ngữ không thể hiện lao động tự giác, sáng tạo?

A. Há miệng chờ sung.

B. Miệng nói tay làm

C. Quen tay hay việc

D. Trăm hay không bằng tay quen

Câu 6: Tác hại của thiếu tự giác trong học tập?

A. Chất lượng, hiệu quả học tập được nâng cao

B. Kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục.

C. Kiến thức, kĩ năng không đầy đủ, thiếu hụt.

D. Phẩm chất được hoàn thiện.

Câu 7Hành vi nào không thể hiện sự tôn trọng người khác?

A. Chê bai khi bạn thấp, làn da không trắng.

B. Bật nhạc nhỏ khi đêm đã khuya.

C. Lắng nghe ý kiến của mọi người.

D. Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp điều bất hạnh.

Câu 8: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Tôn trọng người khác là tự tôn trọng mình.

B. Muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải biết tôn trọng người khác.

C. Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình.

D. Tôn trọng người khác sẽ được mọi người tôn trọng.

Câu 9: Em hiểu câu ca dao: "Khó mà biết lẽ, biết lời

Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang "

Nói về phẩm chất đạo đức nào?

A. Giữ chữ tín

B. Tôn trọng người khác

C. Trung thực

D. Chí công vô tư

Câu 10: Ý nghĩa nào không phải của tôn trọng người khác?

A. Nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.

B. Quan hệ xã hội trở nên lành mạnh hơn.

C. Quan hệ xã hội trở nên trong sáng và tốt đẹp hơn.

D. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.

Câu 11: Trong giờ học môn Địa lý, cả lớp đang yên lặng nghe cô giáo giảng bài, bỗng có tiếng cười rúc rích của hai bạn H và T. Thì ra 2 bạn đang cùng nhau chơi cờ ca rô. Hành vi của H và T thể hiện điều gì?

A. không tôn trọng cô giáo và các bạn khác trong lớp.

B. không tôn trọng pháp luật.

C. thể hiện sự tự lập.

D. thể hiện sự tự do cá nhân.

Câu 12: Em tán thành với ý kiến nào sau đây về tôn trọng người khác?

A. là đồng tình, ủng hộ với những việc làm sai trái của họ.

B. là phải biết phê phán, đấu tranh với người khác.

C. là luôn lắng nghe ý kiến của mọi người.

D. là bắt nạt người yếu hơn mình.

Câu 13: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về tự lập?

A. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập, con nhà giàu không cần tự lập.

B. Không thể thành công nếu chỉ tự lập, không cần sự trợ giúp của bất kỳ ai.

C. Những thành công do nhờ vào sự nâng đỡ bao che của người khác thì rất bền vững.

D. Tự lập trong cuộc sống không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi khó khăn.

Câu 14: Trong giờ kiểm tra Toán, khi gặp bài toán khó, bạn Nam đã không chịu suy nghĩ mà chờ bạn Minh giải xong rồi chép. Việc làm đó chứng tỏ bạn Nam là người:

A. Tự lập

B. Thiếu tự lập

C. Hợp tác

D. Không dựa dẫm

Câu 15: Trong các biểu hiện sau, biểu hiện nào thể hiện tính tự lập?

A. Thường xuyên nhờ bạn giải bài tập.

B. Luôn dậy sớm và tự chuẩn bị bữa ăn sáng rồi đi học.

C. Học lớp 8 nhưng luôn chờ mẹ đưa đón đi học dù trường gần nhà.

D. Luôn nhờ bạn trực nhật lớp hộ mình.

Câu 16: Câu ca dao, tục ngữ thể hiện tính tự lập?

A. Há miệng chờ sung

B. Tự lực cánh sinh

C. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ

D. Gió chiều nào che chiều ấy

Câu 17: Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư cần tránh điều gì?

A. Xây dựng đời sống văn hoá, tinh thần lành mạnh phong phú ...

B. Bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp.

C. Xây dựng tình đoàn kết xóm giềng...

D. Xây dưng tình cảm cục bộ theo lối dòng họ.

Câu 18: Những ai cần góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?

A. Tổ trưởng dân phố. B. Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên.

C. Mỗi công dân trong cộng đồng. D. Một số người trong gia đình.

Câu 19: Biểu hiện nào sau đây của người học sinh góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?

A. Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm. B. Tụ tập đánh bạc.

C.Tham gia vệ sinh môi trường. D. Hút, hít thử chất ma tuý.

Câu 20: Học sinh cần tránh việc gì để xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?

A. Tham gia các hoạt động chính trị xã hội ở cộng đồng.

B. Vận động gia đình thực hiện các quy ước của cộng đồng.

C. Bản thân không làm các điều xấu ở mọi nơi, mọi lúc.

D. Tụ tập chơi bời, lấn chiếm lòng đường đá bóng

II. Tự luận (5 điểm) Học sinh trả lời vào phiếu bài làm đã phát.

Câu 1(3 điểm) Thế nào là tự lập? Em hãy nêu ý nghĩa của tự lập? Nêu bốn việc làm của bản thân thể hiện tự lập trong học tập?

Câu 2: (2 điểm) Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Sáng chủ nhật, đang còn nằm ngủ nướng, Hùng học sinh lớp 8 nghe thấy Mai, Khánh, Quân gọi mình ở ngoài cổng. Các bạn vào rủ Hùng đi dọn vệ sinh ngõ phố và trồng hoa ở bãi đất trống cùng các cô bác trong tổ dân phố. Hùng bảo “Các bạn ra dọn đi nhà tớ có mẹ tham gia rồi, tớ không đi nữa…”

a. Em nhận xét gì về Hùng và các bạn?

b. Nếu em là Hùng em sẽ ứng xử như thế nào?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

B

5

A

9

B

13

D

17

D

2

C

6

C

10

D

14

B

18

C

3

B

7

A

11

A

15

B

19

C

4

D

8

C

12

C

16

B

20

D

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu

Nội dung trả lời

1

* Tự lập là: tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.

* Ý nghĩa của tự lập: Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống và họ xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người.

* Nêu bốn việc làm của bản thân thể hiện tự lập trong học tập: HS tự liên hệ, mỗi việc làm đúng được 0.25đ

2

a. Nhận xét gì về Hùng và các bạn:

- Hùng: Các bạn vào rủ Hùng đi dọn vệ sinh ngõ phố và trồng hoa ở bãi đất trống cùng các cô bác trong tổ dân phố. Hùng bảo “Các bạn ra dọn đi nhà tớ có mẹ tham gia rồi, tớ không đi nữa…”. Hùng chưa góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

- Bạn Hùng: Các bạn vào rủ Hùng đi dọn vệ sinh ngõ phố và trồng hoa ở bãi đất trống cùng các cô bác trong tổ dân phố. Các bạn Hùng đã góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

b. Nếu em là Hùng em sẽ ứng xử như thế nào? HS trả lời

5. Đề số 5

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 8- TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY- ĐỀ 05

Câu 1 (2,5 điểm).

a) Tình bạn là gì? Hãy nêu các đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh.

b) Tìm 2 câu ca dao, tục ngữ hoặc danh ngôn nói về tình bạn.

Câu 2 (2,0 điểm).

a) Thế nào là tôn trọng người khác?

b) Có ý kiến cho rằng: "Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình", em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?

Câu 3 (3,5 điểm).

a) So sánh sự khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật? Học sinh có cần tôn trọng pháp luật và kỉ luật không? Vì sao?

b) Hãy nêu 3 biểu hiện của người học sinh thể hiện tính kỉ luật trong nhà trường.

Câu 4 (2,0 điểm).

Cho tình huống: Tuấn sinh ra trong một gia đình khá giả, được cha mẹ hết lòng yêu thương. Nhưng gần đây, Tuấn thường xuyên trốn học đi đánh điện tử. Bố mẹ đã nhiều lần nhắc nhở, Tuấn không những không nghe mà còn cãi lại khiến bố mẹ rất buồn phiền và lo lắng.

a) Em có đồng tình với hành vi của Tuấn không? Vì sao?

b) Từ tình huống trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1

* Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hay nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống,...

* Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh:

  • Phù hợp với nhau về quan niệm sống
  • Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau
  • Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau
  • Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau

* Tìm đúng, đủ 2 câu ca dao, tục ngữ, hoặc danh ngôn nói về tình bạn.

Câu 2

* Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm chất và lợi ích của người khác; thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người.

* Không đồng tình với ý kiến đó. Vì:

  • Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.
  • Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.

Câu 3

* So sánh sự khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật:

Pháp luật

Kỉ luật

- Là các quy tắc xử sự chung

- Có tính bắt buộc

- Đảm bảo thực hiện bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

- Quy định, quy ước của một cộng đồng, tập thể

- Do cơ quan, tập thể, tổ chức đề ra

- Đảm bảo hành động thống nhất, chặt chẽ.

 

* Học sinh cần có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật. Vì:

  • Mỗi cá nhân học sinh biết thực hiện tốt kỉ luật thì nội quy nhà trường sẽ được thực hiện tốt, nề nếp học tập sẽ đạt được kết quả tốt, có chất lượng.
  • Học sinh biết tôn trọng pháp luật sẽ góp phần làm cho xã hội bình yên, có trật tự, kỉ cương.

* Nêu đúng 3 biểu hiện của người học sinh thể hiện tính kỉ luật trong trường.

Câu 4

* Hành vi của Tuấn là sai, đáng phê phán. Vì:

  • Tuấn không thực hiện tốt quyền được giáo dục của trẻ em.
  • Không yêu quý, kính trọng cha mẹ, lễ phép với người lớn.
  • Không chăm chỉ học tập.

---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 8 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Ngọc Thụy. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF