YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 8 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Ngô Văn Cấn

Tải về
 
NONE

Kì thi HK1 là một kì thi quan trọng đối với các em học sinh, vì vậy HOC247 đã tổng hợp và biên soạn tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 8 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Ngô Văn Cấn nhằm giúp các em có thêm tài liệu ôn tập và rèn luyện, chuẩn bị cho kì thi này. Sau mỗi đề thi đều có phần đáp án giúp các em dễ dàng đối chiếu kết quả làm bài của mình. Mời các em cùng xem nội dung chi tiết tài liệu bên dưới.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS

NGÔ VĂN CẤN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: GDCD 8

Thời gian: 45 phút

1. Đề số 1

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Câu 1. Cộng đồng dân cư là gì?

A. Toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.   

B. Toàn thể những người cùng làm việc trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.             

C. Toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, nhưng không cần hợp tác với nhau để thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.

D. Toàn thể những người cùng kinh doanh trong một khu vực, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình.

Câu 2. Biểu hiện nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?

A. Trẻ em tụ tập quán xá, tham gia tệ nạn xã hội.                       

B. Các gia đình giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

C. Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình.                 

D. Tảo hôn.

Câu 3. Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? 

A. Giúp khu dân cư trở nên nổi tiếng.  

B. Làm cho cuộc sống sung sướng, giàu có và riêng tư hơn.                

C. Làm cho cộc sống bình yên, hạnh phúc, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.           

D. Khiến mọi người đoàn kết, giúp đỡ, bao che các gia đình làm ăn bất chính trong khu dân cư.    

Câu 4. Học sinh không nên làm gì khi tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?

A. Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.

B. Thăm hỏi, giúp đỡ những gia đình khó khăn, người già neo đơn.

C. Tham gia ngày chủ nhật xanh, bảo vệ môi trường, trồng cây xanh.

D. Nói xấu hàng xóm, không đoàn kết với xóm giềng.

Câu 5. Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của ai?

A. Gia đình trưởng xóm, trưởng thôn.

B. Mỗi công dân.            

C. Gia đình giàu có.

D. Người lớn.        

Câu 6. Những người luôn trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác là những người?

A. Không tự lập.

B. Biết dựa vào người khác.

C. Lười lao động.

D. Lợi dụng người khác. 

Câu 7. Người có đức tính tự lập thường……… những khó khăn, thử thách của cuộc sống?

A. Đối mặt với.

B. Tự tin và dám đương đầu với.

C. Coi thường.

D. Vượt qua một cách dễ dàng. 

Câu 8. Bạn Q học lớp 8, bạn chỉ ăn và học, việc nhà thường để cho bố mẹ làm hết, quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Bạn Q là người ỷ lại.

B. Bạn Q là người ích kỷ.

C. Bạn Q là người tự lập.

D. Bạn Q là người có ý thức.    

Câu 9. Trong các ý kiến sau, ý kiến nào sai?

A. Người có tính tự lập tự mình giải quyết mọi công việc mà không cần sự giúp đỡ của người khác.

B. Người tự lập vẫn cần đến sự giúp đỡ và hợp tác của những người xung quanh.

C. Người có tính tự lập không phải lúc nào cũng thành công.

D. Người có tính tự lập thường học tập, lao động một cách tự giác và sáng tạo.

Câu 10. Câu tục ngữ thể hiện tính tự lập?

 A. Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo.        

B. Ăn một miếng, tiếng cả đời.

C. Của vào nhà quan như than vào lò.                    

D. Có cứng mới đứng đầu gió.

Câu 11. Lao động tự giác là gì?

 A. Lối sống tính toán, chỉ nghĩ lợi ích bản thân, toan tính, nhỏ nhen, ích kỉ.         

B. Chủ động làm việc, không đợi ai nhắc nhở, không phải do nhắc nhở từ bên ngoài.        

C. Chỉ làm việc khi bị áp lực, giám sát, kiểm tra.         

D. Làm việc chăm chỉ nhưng hay nản chí.        

Câu 12. Vì sao cần rèn luyện lao động tự giác, sáng tạo?

 A. Vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đòi hỏi có những người lao động tự giác và sáng tạo.

B. Vì để kiếm được nhiều tiền hơn, tạo ra nhiều thu nhập để có cuộc sống hưởng thụ.

C. Vì đất nước ta đang rất nghèo nàn, lạc hậu.

D. Vì con người Việt Nam ngày càng lười biếng, ỷ lại.

Câu 13. Quan điểm nào sau đây không đúng về lao động tự giác, sáng tạo?

 A. Lao động tự giác và sáng tạo cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

B. Lao động tự giác và sáng tạo sẽ giúp ta tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục, hiệu quả trong lao động, học tập được nâng cao

C. Sự sáng tạo không rèn luyện được, đó là tố chất trí tuệ, bẩm sinh di truyền mà có.

D. Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm ra cái mới, cách giải quyết mới.

Câu 14. Những ai cần lao động tự giác, sáng tạo?

A. Học sinh.

B. Tất cả mọi người.

C. Người nghèo.

D. Người lao động trí óc.

Câu 15. Biểu hiện nào thiếu lao động tự giác, sáng tạo?

A. Tự giác làm bài, không xem lời giải sách tham khảo.

B. Mạnh dạn suy nghĩ cách làm bài tập hay nhất, cách giải bài tập toán hợp lí nhất.

C. Rèn tính kiên nhẫn, không nản chí trước khó khăn, luôn suy nghĩ tìm ra cái mới. 

D. Thụ động nghe, lười suy nghĩ, nói theo người khác.      

Câu 16. Câu tục ngữ: “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” khuyên chúng ta điều gì?

A. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.

B. Anh, em phải trung thực với nhau.

C. Anh, em phải lo cho nhau.

D. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.          

Câu 17. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình đề cập đến các mối quan hệ nào?

A. Cha mẹ và con cái, anh chị em trong gia đình.

B. Ông bà, cha mẹ với con cháu trong gia đình.

C. Ông bà và con cháu trong gia đình.

D. Ông bà, cha mẹ và con cháu, anh chị em trong gia đình.

Câu 18. Bố và mẹ bất đồng trong quan điểm nuôi dạy con theo cách dạy của Nhật Bản và Việt Nam, ép con phải học theo những thứ mà bố mẹ thích. Việc làm đó nói lên điều gì?

A. Bố mẹ không tôn trọng ý kiến của con.                 

B. Bố mẹ không có nhận thức đúng đắn.

C. Bố mẹ không tôn trọng con.                                  

D. Bố mẹ vi phạm pháp luật.

Câu 19. Chế độ hôn nhân của nước ta là?

 A. Bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ.                           

 B. Bình đẳng, một vợ một chồng.

 C. Bình đẳng, tiến bộ, một vợ, một chồng.    

 D. Bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng.

Câu 20. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình được thể hiện rõ ở đâu?

  A. Luật Hôn nhân và Gia đình.

 B. Luật Trẻ em.

 C. Luật lao động.

 D. Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

B.  TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Chỉ những nước giàu có và phát triển mới đáng được tôn trọng và học hỏi”

a. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

b. Theo em việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ mang lại tác dụng gì?

Câu 2. (3 điểm): Linh không bao giờ kết bạn với bạn khác giới vì Linh nghĩ: Không thể có tình bạn trong sáng lành mạnh giữa những người khác giới.

a. Em có đồng ý với suy nghĩ của Linh hay không?

b. Theo em, để xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh chúng ta cần làm gì?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

C

D

B

A

B

A

A

D

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

A

C

B

D

A

D

B

D

A

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

 

a. Em không đồng ý với quan điểm trên. Vì bất cứ dân tộc nào, quốc gia nào cũng có những nét văn hóa đặc sắc, những thành tựu nổi bật về con người, tài nguyên, cảnh quan và khoa học kỹ thuật... cần được tôn trọng và học hỏi.

b. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ giúp:

- Làm đa dạng phong phú nền văn hóa.

- Tranh thủ được những thành tựu khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý... để phát triển đất nước.

- Xây dựng mối quan hệ hữu nghị đoàn kết giữa các nước.

2 điểm

 

2

 

a. Suy nghĩ đó của Linh là sai vì tình bạn không phân biệt giới tính, tuổi tác, giàu nghèo...

b. Để xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh cần phải: 

- Tôn trọng bình đẳng.

- Thông cảm, chia sẻ lẫn nhau.

- Lắng nghe tôn trọng ý kiến của bạn bè.

- Giúp đỡ nhiệt tình các bạn trong việc học tập…

3 điểm

2. Đề số 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 8- TRƯỜNG THCS NGÔ VĂN CẤN- ĐỀ 02

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Câu 1. “Toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung” được gọi là gì?

A. Cộng đồng dân cư.

B. Tổ chức chính trị - xã hội.              

C. Gia đình.

D. Dòng họ.

Câu 2. Biểu hiện nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?

A. Chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép.                           

B. Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường.

C. Tụ tập đánh bạc, hút chích ma túy.           

D. Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm.

Câu 3. Học sinh cần làm gì khi tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? 

A. Tụ tập quán xá, la cà ngoài đường. 

B. Bỏ học đi làm để kiếm tiền.            

C. Cần tránh những việc làm xấu và tham gia những hoạt động vừa sức trong việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.                 

D. Tuyên truyền tin đồn nhảm để khu dân cư trở nên nổi tiếng.  

Câu 4. Gia đình bác Tám có cô con gái mới 16 tuổi, bác đã bắt nghỉ học để lấy chồng. Việc làm của bác Tám có ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư như thế nào?

A. Khiến cộng đồng dân cư thiếu một thành viên.

B. Ảnh hưởng môi trường của cộng đồng dân cư.

C. Kinh tế gia đình giảm sút.                        

D. Không xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

Câu 5. Biểu hiện nào không thể hiện nếp sống văn hóa ở các cộng đồng dân cư?

A. Cha mẹ chăm sóc nuôi dạy con cái chăm ngoan.                   

B. Con cái làm những việc nhẹ trong gia đình để giúp đỡ cha mẹ, không ăn chơi đua đòi.               

C. Các gia đình đi họp đúng giờ, tích cực phát biểu ý kiến xây dựng cộng đồng dân cư.

D. Học sinh yêu đương sớm, xem phim ảnh bạo lực...      

Câu 6. Tự lập là gì?

A. Tự làm lấy, tự giải quyết mọi việc theo ý muốn và sở thích cá nhân của mình.

B. Dựa vào người khác để đạt được mục đích cá nhân.

C. Tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.

D. Tự mình giải quyết mọi công việc mà không cần sự giúp đỡ của người khác.

Câu 7. Nhà cách trường có 500m nhưng hôm nào Hà cũng được bố đưa đón bằng xe máy. Quần áo của Hà cũng được mẹ giặt và ủi cho. Hà là người như thế nào?

A. Tự tin.

B. Không tự lập.

C. Không trung thực.

D. Kiên trì.

Câu 8. Câu tục ngữ “Có cứng mới đứng đầu gió” nói về đức tính nào?

A. Tự lập.

B. Yêu thương con người.

C. Liêm khiết.

D. Trung thực.      

Câu 9. Học sinh rèn luyện tính tự lập như thế nào?

A. Học tập việc giải quyết mọi công việc mà không cần sự giúp đỡ của người khác.

B. Rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường; trong học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày.

C. Tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè mọi lúc mọi nơi.

D. Nhờ bố mẹ làm giúp những việc lớn và em gái làm giúp những việc nhỏ.

Câu 10. Quan điểm nào không thể hiện tính tự lập?

 A. Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững.        

B. Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng.

C. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập.                    

D. Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi khó khăn.

Câu 11. Lao động sáng tạo là gì?

 A. Trong quá trình lao động luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.         

B. Chủ động làm việc, không đợi ai nhắc nhở, không phải do nhắc nhở từ bên ngoài.        

C. Làm việc chăm chỉ, làm đúng theo những quy trình sẵn có.        

D. Trong quá trình lao động nghĩ ra cái mới, cách mới dù chưa biết có hiệu quả hay không.

Câu 12. Ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo?

 A. Giúp đẩy lùi được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

B. Tạo ra nhiều thu nhập để có cuộc sống hưởng thụ, khiến người giàu nghèo đi.

C. Giúp ta tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục, góp phần làm đất nước nghèo nàn, lạc hậu hơn.

D. Giúp ta tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục; phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thiện, phát triển không ngừng; chất lượng, hiệu quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao.

Câu 13. Quan điểm nào sau đây đúng về người lao động tự giác, sáng tạo?

 A. Người lao động tự giác và sáng tạo không cần suy nghĩ tìm ra cách làm mới, tạo ra hiệu quả mới.        

B. Người lao động tự giác và sáng tạo luôn thụ động, máy móc, rập khuôn, bảo thủ, trì trệ.

C. Người lao động tự giác và sáng tạo là người có nhiệt tình và năng lực giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống.

D. Người lao động tự giác và sáng tạo có lúc sẽ bó tay trước khó khăn, không tìm cách vượt qua khó khăn để làm tốt công việc của mình.

Câu 14. Câu tục ngữ nào nói về lao động tự giác, sáng tạo?

 A. Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

B. Học một, biết mười.

C. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.                                             

D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Câu 15. Cách học nào là cách học tự giác, sáng tạo và có hiệu quả?

A. Dựa vào bài giải trong sách tham khảo, chép lại thành bài của mình.

B. Học thuộc lòng các bài giải mẫu, bài lí thuyết để chuẩn bị cho các kì thi.

C. Học thuộc lòng các công thức, quy tắc và làm bài tập ứng dụng, tự mình tìm cách giải các bài khó, độc đáo.   

D. Tranh thủ học thêm, học trước chương trình và xem sách giải bải tập.        

Câu 16. Các hành vi: Đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm điều gì?

A. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ.

B. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu.

C. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

D. Quyền và nghĩa vụ của trẻ em.

Câu 17. Gia đình K lợi dụng mẹ già chiếm đoạt tài sản, chuyển nhượng sổ đỏ để lấy đất sau đó bán và đưa mẹ chồng vào trại dưỡng lão để không phải trông nom, chăm sóc. Việc làm đó nói lên điều gì?

A. Con cái bất hiếu với cha mẹ.

B. Con cái yêu thương cha mẹ.

C. Con cái không tôn trọng cha mẹ.

D. Con cái tôn trọng cha mẹ.

Câu 18. Đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà chúng ta cần phải làm gì?

A. Nêu gương.                 

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Lên án, phê phán, tố cáo.                                  

D. Học làm theo.

Câu 19. Gia đình là gì?

 A. Gia đình là nơi nuôi dưỡng mỗi con người khi còn nhỏ, khi lớn lên thì không cần gia đình nữa.                    

 B. Gia đình là môi trường để mỗi con người học tập tri thức và kiếm tiền.

 C. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng những con người lành lặn, có trí thông minh.

 D. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách.

Câu 20. Câu tục ngữ nào không nói về tình cảm gia đình, cha mẹ, anh chị em, ông bà và các thành viên trong gia đình?

 A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.          

B. Anh thuận em hòa là nhà có phúc.

 C. Máu chảy ruột mềm.                               

D. Của chồng công vợ.

B.  TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm) 

Trong một lần, Lan và Hoa cùng đi du lịch ở Mĩ. Một người dân địa phương đã hỏi Lan: “Bạn đến từ nước nào?”. Lan trả lời: “Tôi đến từ Nhật Bản.” Hoa thắc mắc: “Chúng ta đến từ Việt Nam cơ mà, sao cậu lại nói với họ là chúng ta đến từ Nhật Bản?”. Lan giải thích: “Ai cũng biết Nhật Bản là một nước giàu có, Việt Nam mình thì nghèo hơn. Mình nói đến từ Nhật Bản họ sẽ tôn trọng mình hơn.”

a. Em có đồng ý với quan điểm của bạn Lan hay không? Tại sao?

b. Nếu là Hoa thì em sẽ nói gì với Lan.

Câu 2. (3 điểm) 

Có câu nói rằng: “Tình bạn nhân đôi niềm vui và chia sẻ nỗi buồn”. 

a. Em có suy nghĩ gì về câu nói đó?

b. Hãy nêu những điều em thấy tự hào về tình bạn của mình. Em sẽ làm gì để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh với các bạn trong lớp?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

C

D

D

C

B

A

B

C

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

D

C

B

C

B

A

C

D

A

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

 

a. Em không đồng ý với quan điểm của bạn Lan. Bởi vì đó là suy nghĩ sai lệch về đất nước của chúng ta và nó thể hiện thái độ mặc cảm không đúng, không có niềm tự hào về Tổ quốc, dân tộc.

b. Nếu là Hoa thì em sẽ giải thích cho Lan hiểu được rằng dân tộc mình cũng có rất nhiều điều để đáng tự hào. Một đất nước được tôn trọng hay không không phải là do đất nước đó giàu hay nghèo, mà bất cứ quốc gia nào cũng đều có quyền tự hào về dân tộc mình, đều đáng được tôn trọng và đều cần tôn trọng, học hỏi tất cả các quốc gia, dân tộc khác.

2 điểm

 

2

 

a. Tình bạn giúp ta cảm thấy ấm áp tự tin, yêu đời hơn. Khi có chuyện vui chia sẻ với bạn bè thì niềm vui đó được nhiều người hưởng ứng, chung vui cùng thì niềm vui đó được nhân lên, khi có chuyện buồn thì bạn bè là người an ủi, động viên...

b. 

- Em thấy tự hào vì những người bạn của mình luôn luôn quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ em trong học tập, những lúc buồn vui...

- Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh với các bạn trong lớp, em sẽ:

+ Hòa đồng với mọi người.

+ Chia sẻ, lắng nghe tôn trọng ý kiến của mọi người.

+ Giúp đỡ nhiệt tình các bạn trong việc học tập…

3 điểm

3. Đề số 3

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 8- TRƯỜNG THCS NGÔ VĂN CẤN- ĐỀ 03

Câu 1 (1 điểm): Thế nào là giữ chữ tín? Cho ví dụ

Câu 2 (2 điểm): Thế nào là tôn trọng người khác? Hãy kể một số hành vi, việc làm bảo vệ môi trường?

Câu 3 (2 điểm): Tại sao cần phải lao động tự giác và sáng tạo ? Em hãy nêu 2 việc làm của mình thể hiện tính sáng tạo trong học tập.

Câu 4 (2 điểm): Em hãy cho biết quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà cha mẹ? Nêu ca dao tục ngữ nói về quan hệ giữa cha mẹ và con cái?

Câu 5 (3 điểm): Cho tình huống: Trong cuộc trò chuyện, Nam nói với Tùng:

- Nam: Chỉ có học sinh giỏi mới có khả năng sáng tạo, bọn mình thì làm sao mà sáng tạo trong học tập được.

- Tùng: Đúng đấy, học sinh lực học trung bình chỉ cần tự giác học tập là tốt rồi!

Hỏi: a) Em đồng ý với hai bạn không? Vì sao?

b) Hãy cho biết ý kiến riêng của riêng em về vấn đề trên?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (1đ)

- Khái niệm giữ chữ tín: Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau

- Cho ví dụ: Trả sách cho bạn đúng hẹn, ..

Câu 2 (2đ)

- Khái niệm: Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác; thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người.

- Một số hành vi, việc làm bảo vệ môi trường: Không xả rác đổ nước thải bừa bãi, không hút thuốc lá, không làm mất trật tự nơi công cộng, không mở ti vi, bật nhạc quá to trong giờ nghỉ trưa...

Câu 3 (2đ)

- Vì:

  • Tiếp thu được kiến thức, kỹ năng ngày càng thuần thục
  • Phẩm chất năng lực cá nhân được hoàn thiện phát triển
  • Chất lượng, hiệu quả học tập, lao động nâng cao

- Hai việc làm của mình thể hiện tính sáng tạo trong học tập:

  • Cải tiến phương pháp học tập của mình để phù hợp với bộ môn
  • Trao đổi kinh nghiệm với người khác, bạn bè để cùng tiến bộ.

Câu 4 (2đ)

- Quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà cha mẹ: Con, cháu có bổn phận yêu quí, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà, có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà. Nghiêm cấm hành vi xúc phạm cha mẹ, ông bà.

- Các câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa cha mẹ và con cái:

"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra .
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Câu 5 (3đ)

Xử lý tình huống: Nêu được

a) Không đồng ý với ý kiến của hai bạn.

b) Vì cả hai ý kiến đều sai.

Ý kiến riêng của em:

  • Con người bình thường ai cũng có khả năng sáng tạo.
  • Học sinh lực học trung bình, thậm chí học lực yếu, nếu biết cách rèn luyện cũng có thể có được sự sáng tạo trong học tập.

4. Đề số 4

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 8- TRƯỜNG THCS NGÔ VĂN CẤN- ĐỀ 04

Câu 1: (2 điểm)

Tôn trọng lẽ phải là gì? Nêu những hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?

Câu 2: (2 điểm)

a) Nêu ý nghĩa của việc tôn trọng người khác?

b) Có ý kiến cho rằng: Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình.

Theo em ý kiến này đúng hay sai? Vì sao?

Câu 3: (2 điểm)

a) Pháp luật là gì?

b) Tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố lớn hiện nay do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân nào liên quan đến ý thức của người tham gia giao thông hay không? Em hãy nêu ra các biện pháp khắc phục?

Câu 4: (2 điểm)

a) Cho ví dụ về lao động sáng tạo?

b) Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức, còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có.

Em có đồng ý với quan điểm đó không? Tại sao?

Câu 5: (2 điểm)

Sơn sinh ra trong một gia đình giàu có và là con một nên bố mẹ rất chiều chuộng và thỏa mãn mọi đòi hỏi của Sơn. Sơn đua đòi ăn chơi, lười học, hút thuốc lá và bị nghiện ma túy.

Theo em, ai là người có lỗi trong việc này? Vì sao?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1:

- Khái niệm tôn trọng lẽ phải: Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và không làm nhựng việc sai trái.

- Những hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải (Nêu đúng 1 ý được 0.25 điểm)

  • Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống mà làm việc.
  • Phê phán những việc làm sai trái.
  • Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải.
  • Chấp hành đúng luật giao thông đường bộ.
  • .........................................................................

Câu 2:

- Ý nghĩa của tôn trọng người khác:

  • Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.
  • Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.

- Giải thích ý kiến:

  • Ý kiến này sai.
  • Vì: Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mực. Coi trọng danh dự, lợi ích của người khác là thể hiện lối sống có văn hóa.

Câu 3:

- Khái niệm pháp luật: Pháp luật là các quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bả đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

- Giải thích ý kiến:

  • Có liên quan đến ý thức của người tham gia giao thông.
  • Biện pháp khắc phục: Đi xe đúng làn đường, không vượt đèn đỏ...

Câu 4:

- Ví dụ về lao động sáng tạo: Trong giải bài tập toán luôn tìm ra cách giải mới hay và nhanh hơn.

- Giải thích ý kiến:

  • Không đồng tình.
  • Vì: Không chỉ rèn luyện tính tự giác mà sự sáng tạo cũng cần phải rèn luyện thì mới có thể ngày càng phát triển về tư duy...

Câu 5:

- Cả Sơn và bố mẹ Sơn đều là người có lỗi.

- Vì:

  • Cha mẹ Sơn quá nuông chiều con mình mà không uốn nắn, dạy dỗ để Sơn trở thành người tốt.
  • Sơn không tự giác học tập mà đùa đòi ăn chơi lêu lỏng.

5. Đề số 5

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 8- TRƯỜNG THCS NGÔ VĂN CẤN- ĐỀ 05

A. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đầu trước câu trả lời đúng nhất - từ câu 1 -> câu 4 (2,0 điểm)

Câu 1: Biểu hiện nào thể hiện tính tự lập?

A. Nhờ người khác làm hộ khi gặp bài tập khó.

B. Tự học đúng giờ qui định, không đợi nhắc nhở.

C. Không thể tự lo cho bản thân khi bố, mẹ vắng nhà.

D. Cần phải làm việc nhà để giúp đỡ ba, mẹ, anh, chị.

Câu 2: Đâu là câu nói tôn trọng lẽ phải?

A. Gió chiều nào che chiều nấy

B. Thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng

C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

D. Đói cho sạch, rách cho thơm

Câu 3: Biểu hiện nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?

A. Chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép.

B. Tụ tập đánh bạc, chích hút ma tuý.

C. Sinh đẻ có kế hoạch.

D. Tổ chức cưới xin tiết kiệm.

Câu 4: Hoạt động nào không phải là hoạt động chính trị xã hội?

A. Tham quan, du lịch.

B. Tham gia hoạt động của Đội, Đoàn.

C. Tham gia hoạt động từ thiện

D. Tuyên truyền về nếp sống văn hoá.

Câu 5: Hãy nối 1 ô ở cột trái (A) với 1 ô ở cột phải (B) sao cho đúng: (1,0 điểm)

A

 

B

1. Thực hiện đúng lời hứa

1…..

2….

3…

4…

A. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

2. Xây dựng đôi bạn học tập

B. Hoạt động chính trị - xã hội

3. Tìm hiểu phong tục, tập quán của nước khác.

C. Tôn trọng người khác

4. Tham gia văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đoàn 26 - 3

D. Giữ chữ tín

 

Đ. Tình bạn trong sáng, lành mạnh

B. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Vì sao phải lao động tự giác và sáng tạo? Để rèn luyện lao động tự giác và sáng tạo, học sinh cần phải làm gì?

Câu 2: (2,0 điểm) Nêu quyền và nghĩa vụ của con cháu trong gia đình? Bản thân em đã làm gì để thực hiện tốt nghĩa vụ đó?

Câu 3: (3,0 điểm) Cho tình huống: Thắng nói với Tùng:

  • Thắng: Chỉ có học sinh giỏi mới có khả năng sáng tạo, bọn mình thì làm sao mà sáng tạo trong học tập được.
  • Tùng: Đúng đấy, học sinh lực học trung bình chỉ cần tự giác học tập là tốt rồi!

Hỏi:

a) Em đồng ý với hai bạn không? Vì sao?

b) Hãy cho biết ý kiến riêng của riêng em về vấn đề trên?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

A. Trắc nghiệm

Câu 1 - 4. Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B - D

B

C - D

A

Câu 5: 1,0 điểm. Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm

1 - D; 2 - Đ; 3 - A; 4 - B

B. Tự luận

Câu 1: 2,0 điểm

- Học sinh giải thích được lý do (1,0 điểm)

- Để có ý thức lao động tự giác, sáng tạo học sinh cần: Tích cực rèn luyện tính lao động, sáng tạo trong học tập. Nêu các ví dụ cụ thể (1,0 điểm)

Câu 2: 2,0 điểm

- Nêu được quyền và nghĩa vụ của con cháu trong gia đình (1,0 điểm)

- Tùy khả năng học sinh trình bày liên hệ để giáo viên cho điểm như: Hiếu thảo, kính trọng, biết ơn, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. Không ngược đãi, xúc phạm ông bà cha mẹ. (1,0 điểm)

Câu 3: 3,0 điểm

Xử lý tình huống: Nêu được

a) Không đồng ý với ý kiến của hai bạn. (0,5 điểm)

b) Vì cả hai ý kiến đều sai. (0,5 điểm)

Ý kiến riêng của em:

  • Con người bình thường ai cũng có khả năng sáng tạo. (1,0 điểm)
  • Học sinh lực học trung bình, thậm chí học lực yếu, nếu biết cách rèn luyện cũng có thể có được sự sáng tạo trong học tập. (1,0 điểm)

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 8 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Ngô Văn Cấn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON