YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 8 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Ngô Quyền

Tải về
 
NONE

Hoc247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 8 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Ngô Quyền nhằm giúp các em luyện tập và chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

BỘ 5 ĐỀ THI HK1 MÔN GDCD 8 NĂM 2021-2022 CÓ ĐÁP ÁN

TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN

1. Đề số 1

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1: Câu ca dao tục ngữ “Ăn ngay nói thẳng” nói lên phẩm chất đạo đức gì?

A. Giữ chữ tín                          B. Tôn trọng lẽ phải

C. Liêm khiết                          D. Tôn trọng người khác

Câu 2: Câu ca dao tục ngữ “Xã hội kỉ cương, quê hương giàu đẹp” nói lên phẩm chất đạo đức gì?

A. Giữ chữ tín                         B. Tôn trọng lẽ phải

C. Liêm khiết                          D. Pháp luật và kỉ luật

Câu 3: Câu tục ngữ “Một lần thất tín, vạn lần chẳng tin” nói lên phẩm chất đạo đức gì?

A. Giữ chữ tín                          B. Tôn trọng lẽ phải

C. Liêm khiết                          D. Pháp luật và kỉ luật

Câu 4: Câu ca dao: "Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười" khuyên ta điều gì ?

A. Tôn trọng lẽ phải               B. Liêm khiết

C. Giữ chữ tín                         D.Tôn trọng người khác

Câu 5: Biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.

A. Giữ chữ tín                           B. Tôn trọng lẽ phải

C. Pháp luật                            D. Kỉ luật

Câu 6: Câu tục ngữ nào sau đây nói về tôn trọng lẽ phải?

A. Cây ngay không sợ chết đứng.

B. Nói phải củ cải cũng nghe

C. Phép vua thua lệ làng                    

D. Nói chín thì nên làm mười,

Nói mười làm chín kẻ cười người chê.

Câu 7: (0,5đ). Điền những từ hoặc cụm từ còn thiếu vào chỗ trống để được câu đúng về quyền và nghĩa vụ của con, cháu đối với cha mẹ, ông bà:

 “Con cháu có ………………..yêu quí, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc,………………cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu.

II. Tự luận (8đ)

Câu 1: (2,0đ). Tự lập là gì? Để trở thành người tự lập, học sinh cần rèn luyện như thế nào?

Câu 2: (3,0đ). Thế nào là lao động tự giác và lao động sáng tạo? Nêu 1 ví dụ biết tự giác trong học tập? Lấy 1 ví dụ biết sáng tạo trong học tập?

Câu 3: (3,0đ). Cho tình huống: 

Được bố mẹ nuông chiều từ bé, càng ngày Chiến càng hư. Chiến học kém, hay trốn học, lại hay la cà ngồi quán nước, phì phèo hút thuốc theo mấy đứa trẻ hư khác. Có người hỏi tại sao bố mẹ Chiến lại chiều con quá như vậy thì bố Chiến phản bác lại rằng cha mẹ không có lỗi gì trong việc trở thành một đứa trẻ hư, mà đó là tại xã hội có nhiều tệ nạn.

Hải sinh ra trong một gia đình giàu có và là con một của gia đình. Nên được cha, mẹ nuông chiều và thỏa mãn mọi điều cho Hải, Hải lơ là ăn chơi, đua đòi, hút thuốc, rồi nghiện ngập ma túy.

Hỏi:    

a. Em có đồng ý với ý kiến của bố bạn Chiến không? Vì sao ?

b. Theo em, ai có lỗi trong trường hợp này? Vì sao ?

c. Nếu là Hải, em nên xử sự như thế nào?

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

 

 

1

(2 điểm)

 

 - Khái niệm: Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc, tự lo liệu tạo dựng cuộc sống cho mình. Không trông chờ dựa dẫm, phụ thuộc người khác. 

- Cách rèn luyện: Học sinh cần phải tích cực, tự giác học bài và làm bài tập ở nhà, không đợi thầy cô hoặc ba mẹ giúp đỡ.

- Biết tự tham gia làm các công việc vừa sức để giúp đỡ cha, mẹ như nấu cơm, giặt quần, áo, trông em, quét nhà…

 

 

2

(3 điểm)

 

- Lao động tự giác là tích cực, chủ động làm việc, không đợi nhắc nhở hoặc có áp lực từ bên ngoài.                                                                                   

Ví dụ: Chăm chỉ học bài và làm bài khi đến lớp

Hoặc trời mưa, vẫn đi học đúng giờ.

- Lao động sáng tạo: là quá trình lao động, luôn suy nghĩ tìm tòi cải tiến phương pháp cách làm mới, để không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả lao động.

Ví dụ: Cải tiến phương pháp học tập của mình

Hoặc trao đổi học hỏi kinh nghiệm cùng bạn bè.                     

   

 

 

     3

(3 điểm)

a. Nhận xét:

- Không đồng ý với ý kiến của bố bạn Chiến, vì: Quá nuông chiều con, cái, buông lỏng sự quản lí giáo dục con.

b. Cha, mẹ Chiến có lỗi: Quá nuông chiều con, cái, buông lỏng sự quản lí giáo dục con.

Hải  lỗi : ăn chơi, đua đòi, nghiện ngập ma túy. 

c. Nếu là Hải, em sẽ:

- Vâng lời cha, mẹ, không ăn chơi, đua đòi, la cà với bọn bè xấu;

- Cố gắng học tập tốt để không phụ lòng công ơn cha, mẹ. 

2. Đề số 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Lẽ phải là gì ?

A. Lẽ phải  là những điều được coi là đúng đắn.       

B. Lẽ phải là những điều được coi là phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.

C. Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.

D. Là việc làm tốt.     

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không tôn trọng lẽ phải?

A. Công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.

B. Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực.

C. Không chấp nhận và làm những việc sai trái.

D. Gió chiều nào che chiêù ấy, cố gắng không làm mất lòng ai.

Câu 3: Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa?

A. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp.

B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.

C. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.

D. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp., làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.

Câu 4: Tôn trọng lẽ phải được thể hiện qua:

A. Thái độ

B. Hành động.

C. Lời nói.      

D. Thái độ, lời nói, hành động.

Câu 5: Sống liêm khiết sẽ làm cho con người?

A. Thanh thản.                       

B. Nhận được sự quí trọng, tin cậy của mọi người.

C. Góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

D. Thanh thản, nhận được sự quí trọng, tin cậy của mọi người. góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

Câu 6: Em đồng ý với  việc làm nào sau đây?

A. Bạn Bích đến xin cô giáo nâng điểm cho mình.

B. Là giám đốc, ông Tâm không bao giờ nhận quà biếu xén của mọi người  

C. Chỉ làm việc khi thấy có lợi cho mình.

D. Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số gỗ để bán.

Câu 7: Muốn trở thành người liêm khiết, theo em cần rèn luyện những đức tính nào dưới đây?

A. Kỉ luật.                                     

B. Trung thực.

C. Kỉ luật, trung thực, mình vì mọi người. 

D. Mình vì mọi người.                      .

Câu 8: Biểu hiện không tôn trọng người khác là?

A. Luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác.

B. Kính trọng người trên, nhường nhịn trẻ nhỏ.

C. Không công kích, chê bai người khác khi họ có sở thích không giống mình.

D. Luôn công kích, chê bai người khác khi họ có sở thích không giống mình.

Câu 9: Tôn trọng người khác phải thể hiện

A. Trong suy nghĩ.                              B. Trong hành động.

C. Trong lời nói.                                 D. Cả trong suy nghĩ, lời nói và hành động.

Câu 10: Hành vi nào không thể hiện sự tôn trọng người khác?

A. Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện.                       

B. Nói chuyện riêng, làm việc riêng, đùa nghịch trong giờ học.

C. Lắng nghe ý kiến của mọi người.

D. Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp điều bất hạnh.

Câu 11: Pháp luật là gì?

A. Là các quy tắc xử  sự chung, do nhà nước ban hành.

B. Là các quy tắc xử  sự chung,  được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

C.  Là các quy tắc xử  sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện.bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

 D. Là quy định của một tổ chức.

Câu 12: Kỉ luật là gì ?

A. Là những quy định, quy ước của một tập thể về những hành vi cần tuân theo, nhằm bảo đảm sự phối hợp hành động thống nhất.

B. Là quy định của một người.

C.  Là quy định, quy ước của cá nhân và tập thể.

D. Là quy định của tập thể đưa ra để phạt người khác.

Câu 13: Tôn trọng lẽ phải  trái với :

A. ủng hộ và làm theo những điều sai trái.    

B. luôn bênh vực những điều đúng đắn.

C. suy nghĩ, hành động theo hướng tích cực.

 D. luôn lắng nghe ý kiến góp ý của người khác.

Câu 14: Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối, nếu thấy ý kiến đó đúng, em sẽ làm gì?

A. Ủng hộ và bảo về ý kiến của bạn ấy.

B. Ủng hộ và làm theo ý kiến của số đông các bạn.

C. Không dám đưa ra ý kiến của mình.

Câu 15: Trong giờ kiểm tra nếu biết bạn quay cóp thì em sẽ:

A. ủng hộ bạn.

B. thể hiện thái độ không đồng tình.

C. im lặng.

Câu 16: Nếu bạn thân em mắc khuyết điểm, em sẽ

A. bỏ qua khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn.

B. xa lánh, không chơi với bạn.

C. chỉ rõ cái sai của bạn để giúp bạn.

D. rủ các bạn khác cùng xa lánh bạn.

Câu 17: Biểu hiện nào trái với hành vi liêm khiết?

A. Mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lao động của mình.

B. Không móc ngoặc, hối lộ.

C. Không làm ăn gian lận.

D. Luôn gọi ý để cấp dưới đem quà biếu tặng mình.

Câu 18: Biết giữ chữ  tín  sẽ có ý nghĩa như thế nào với bản thân, trong quan hệ xã hội và trong quan hệ hợp tác kinh doanh?

A. Sẽ nhận được sự  quý trọng của người khác.

B. Sẽ được mọi người kính nể.

C. Sẽ nhận được sự  tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình.

D. Sẽ co lợi cho bản thân mình.

Câu 19: “Việc Bác Hồ sau 2 năm đi công tác về vẫn nhớ mua vòng bạc cho một em bé ở Pác Bó để làm quà cho em” đã nói lên phẩm chất gì?

A. Tôn trọng lẽ phải.                                      C. Giữ chữ tín.

 B. Liêm khiết.                                                D. Trung thực.

Câu 20: Người học sinh cần giữ chữ  tín ở ?

A. gia đình.                             C. ngoài xã hội.

B. trường, lớp.            D. gia đình, trường lớp, ngoài xã hội.

Câu 21: Nội dung nào không đúng với ý nghĩa của pháp luật và kỷ luật?

A. Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện, thống nhất trong hành động.

B. Xác định trách nhiệm, bảo về quyền lợi của mọi người.

C. Tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân và toàn xã hội phát triển theo định hướng chung.

D. Chỉ bảo vệ quyền lợi cho các cấp lãnh đạo.

Câu 22: Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan, có thể coi là pháp luật được không?

A.  Được.                        B. Chỉ có quy định của cơ quan.

C.  Không.                      D.  Chỉ có bản nội quy của nhà trường.

Câu 23: Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh cần thiết cho những ai?

A. Tất cả mọi người.                                                   B. Học sinh, sinh viên.

C. Người già.                                                              D. Thanh niên.

Câu 24: Có tình bạn trong sáng lành mạnh sẽ giúp cho mỗi người

A. khắc phục khó khăn, tự tin hơn.                B. vui vẻ, yêu đời hơn.

C. tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn.          D. vui vẻ, tự tin, yêu đời, sống tốt hơn

Câu 25: Khi bạn có khuyết điểm, em sẽ ứng xử thế nào?

A. Mắng nhiếc bạn     .                                                           B. Xa lánh bạn.

C. Khuyên răn bạn.                                                   D. Không nói gì.

Câu 26: Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần có tình cảm và thiện chí từ:

A. Ít nhất một phía                                                      B. Phía người có địa vị cao hơn

C. Cả hai phia                                                  D. Phía người có địa vị thấp hơn

Câu 27: Khi bạn có khuyết điểm hoặc vi phạm pháp luật, em sẽ ứng xử thế nào?

A. Mắng nhiếc bạn     .                                               B. Xa lánh bạn.

C. Khuyên răn bạn.                                         D. Không nói gì.

Câu 28: Câu " Thêm bạn, bớt thù" có nghĩa là

A. càng thêm bạn càng thêm thù.      

B. càng thêm bạn càng không tốt.

C. càng thêm bạn càng tốt.                                                    

D. càng thêm bạn càng mất nhiều thời gian.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm): Trong một số buổi sinh hoạt đội, một số bạn đến chậm. Khi Chi đội trưởng nhắc nhở, phê bình mấy bạn đó thiếu kỉ luật của đội, thì các bạn giải thích rằng: Đội là hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không thể coi đến muộn là thiếu kỉ luật.

Em đồng tình với Chi đội trưởng hay theo quan niệm của các bạn đến muộn? Vì sao?

Câu 2: (2,0 điểm)

Tình huống: 

Bạn Bình bị ốm, phải mời bác sĩ tới khám bệnh. Khám bệnh xong bác sĩ kết luận và kê đơn thuốc kèm theo lời dặn một ngày uống thuốc hai lẫn, mỗi lần một viên trước bữa ăn chính. Tuy nhiên Bình đã uống thuốc ba lần một ngày, mỗi lần uống hai viên. Hương hỏi Bình tại sao không uống theo lời dặn của bác sĩ. Bình cười: “Uống theo đơn của bác sĩ là không sáng tạo và lâu khỏi bệnh, uống nhiều thuốc sẽ nhanh khỏi bệnh hơn”

- Em có đồng ý với Bình không? Tại sao?

- Nếu là Hương thì em sẽ nói gì với Bình?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

C

D

D

D

D

B

C

Câu

8

9

10

11

12

13

14

Đáp án

D

D

B

C

A

A

A

Câu

15

16

17

18

19

20

21

Đáp án

B

C

D

C

C

D

D

Câu

22

23

24

25

26

27

28

Đáp án

C

A

D

C

C

C

C

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Đáp án

 

1

(1,0 điểm)

Em đồng tình với hành vi của Chi đội trưởng

Vì Đội là một tổ chức xã hội, có những quy định thống nhất để hoạt động. Đi họp chậm (không có lí do chính đáng) là thiếu kỉ luật Đội.

 

 

2

(2,0 điểm)

- Em không đồng ý với Bình. Đó không phải là sự sáng tạo mà là sự liều lĩnh, coi thường những chỉ dẫn của bác sĩ. Hơn nữa, việc uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong việc điều trị bệnh.

- Nếu là Hương em sẽ giải thích cho Bình hiểu rằng không phải bất cứ việc làm khác đi so với chỉ dẫn nào cũng là sáng tạo. Sáng tạo là không ngừng cải tiến để làm ra cái mới nhưng phải mang lại chất lượng và hiệu quả tốt hơn.

3. Đề số 3

Câu 1: (3.5 điểm)

Theo em việc tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của mỗi người? Em tán thành hay không tán thành ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

  • Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình.
  • Tôn trọng người khác là tự tôn trọng mình.

Câu 2: (2.0 điểm)

Người học sinh có cần có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật không? Tại sao? Em hãy nêu một ví dụ cụ thể.

Câu 3: (2.5 điểm)

Theo em, chúng ta có cần phải tôn trọng, học hỏi và tiếp thu những thành tựu của các nước trên thế giới không? Vì sao?

Câu 4: (2.0 điểm)

Em hãy cho biết, khi nào thì con người cần rèn luyện tính tự lập? Em hãy nêu 3 việc làm của bản thân đã thể hiện tính tự lập?

ĐÁP ÁN

Câu 1: (3.5 điểm)

- Tôn trọng người khác có ý nghĩa: Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình (0.5 đ).

- Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp (1.0 đ).

- Em tán thành hay không tán thành ý kiến sau

+ Tán thành: Tôn trọng người khác là tự tôn trọng mình (0.5 đ). Vì khi mình tôn trọng người khác thì mình cũng nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình (0.5 đ). (Nếu học sinh trả lời ý khác, giáo viên thấy hợp lý thì chấm ý đó (0.25 đ)

+ Không tán thành: Tôn trọng người khác là hạ thấp mình (0.5 đ). Vì tôn trọng người khác không những không hạ thấp chính mình mà còn là tôn trọng chính mình và cũng nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. (0.5 đ)

Câu 2: (2.0 điểm)

- Người học sinh cần có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật. (0.5 đ)

- Vì những quy định của kỉ luật và pháp luật giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động. (1.0 đ)

- Ví dụ: Mọi người tham gia giao thông phải chấp hành luật giao thông thì mới đảm bảo an toàn (0.5 đ).

Câu 3: (2.5 điểm)

- Chúng ta cần phải tôn trọng, học hỏi và tiếp thu những thành tựu của các nước trên thế giới. (0.5 đ)

- Vì:

+ Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, khoa học – kĩ thuật, văn hóa, nghệ thuật...(0.5 đ)

+ Đó là vốn quý của loài người cần được tôn trọng, tiếp thu và phát triển (0.5 đ)

+ Tôn trọng, học hỏi và tiếp thu những thành tựu của các nước trên thế giới để tạo điều kiện để đất nước ta giàu mạnh và phát triển (1.0 đ).

Câu 4: (2.0 điểm)

- Tính tự lập cần được rèn luyện khi còn nhỏ (0.5 đ)

- Mỗi việc làm học sinh nêu được (0.5 đ).

4. Đề số 4

Câu 1: (2 điểm)

Tôn trọng lẽ phải là gì? Nêu những hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?

Câu 2: (2 điểm)

a) Nêu ý nghĩa của việc tôn trọng người khác?

b) Có ý kiến cho rằng: Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình.

Theo em ý kiến này đúng hay sai? Vì sao?

Câu 3: (2 điểm)

a) Pháp luật là gì?

b) Tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố lớn hiện nay do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân nào liên quan đến ý thức của người tham gia giao thông hay không? Em hãy nêu ra các biện pháp khắc phục?

Câu 4: (2 điểm)

a) Cho ví dụ về lao động sáng tạo?

b) Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức, còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có.

Em có đồng ý với quan điểm đó không? Tại sao?

Câu 5: (2 điểm)

Sơn sinh ra trong một gia đình giàu có và là con một nên bố mẹ rất chiều chuộng và thỏa mãn mọi đòi hỏi của Sơn. Sơn đua đòi ăn chơi, lười học, hút thuốc lá và bị nghiện ma túy.

Theo em, ai là người có lỗi trong việc này? Vì sao?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

- Khái niệm tôn trọng lẽ phải: Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và không làm nhựng việc sai trái.

- Những hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải (Nêu đúng 1 ý được 0.25 điểm)

+ Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống mà làm việc.

+ Phê phán những việc làm sai trái.

+ Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải.

+ Chấp hành đúng luật giao thông đường bộ.

Câu 2:

- Ý nghĩa của tôn trọng người khác:

+ Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.

+ Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.

- Giải thích ý kiến:

+ Ý kiến này sai.

+ Vì: Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mực. Coi trọng danh dự, lợi ích của người khác là thể hiện lối sống có văn hóa.

Câu 3:

- Khái niệm pháp luật :

Pháp luật là các quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bả đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

- Giải thích ý kiến:

+ Có liên quan đến ý thức của người tham gia giao thông.

+ Biện pháp khắc phục:

  • Đi xe đúng làn đường.
  • Không vượt đèn đỏ...

Câu 4:

- Ví dụ về lao động sáng tạo:

Trong giải bài tập toán luôn tìm ra cách giải mới hay và nhanh hơn.

- Giải thích ý kiến:

+ Không đồng tình.

+ Vì: Không chỉ rèn luyện tính tự giác mà sự sáng tạo cũng cần phải rèn luyện thì mới có thể ngày càng phát triển về tư duy...

Câu 5:

- Cả Sơn và bố mẹ Sơn đều là người có lỗi.

- Vì:

+ Bố mẹ Sơn quá nuông chiều con mình mà không uốn nắn, dạy dỗ để Sơn trở thành người tốt.

+ Sơn không tự giác học tập mà đùa đòi ăn chơi lêu lỏng.

5. Đề số 5

I. Trắc nghiệm: (3 đ) Hãy khoanh tròn để chọn câu đúng nhất (mỗi câu 0,25đ)

Câu 1: (0,25đ) Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tôn trọng lẽ phải?

A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được.

B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình.

C. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí.

D. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông.

Câu 2: (0,25đ) Câu nào trong những câu sau đây là đúng về khả năng sáng tạo của học sinh?

A. Học sinh học lực yếu không thể có khả năng sáng tạo.

B. Học sinh học lục trung bình không thể có khả năng sáng tạo.

C. Chỉ có học sinh có học lực khá, giỏi mới có khả năng sáng tạo.

D. Mọi học sinh đều có khả năng sáng tạo.

Câu 3: (0,25đ) Giữ chữ tín là:

A. Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện.

B. Chỉ cần đảm bảo chất lượng tốt nhất đối với những hợp đồng quan trọng.

C. Coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp.

D. Có thể giữ lời hứa với khách hàng nhỏ để giữ được khách hàng lớn.

Câu 4: (0,25đ) Em không tán thành với ý kiến nào sau đây về tình bạn?

A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía.

B. Bạn bè phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.

C. Biết phê bình nhau mới là tình bạn đẹp.

D. Có thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa 2 người khác giới.

Câu 5: (0,25đ) Câu ca dao tục ngữ nào nói về tình cảm anh em trong gia đình?

A. Lá lành đùm lá rách

B. ...Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

C. Há miệng chờ sung.

D. Nhất bên trọng, nhất bên khinh.

Câu 6: (0,25đ) Ngày gia đình Việt Nam là ngày nào?

A. 24/6

B. 25/6

C. 26/8

D. 28/6

Câu 7: (0,25đ) Hành vi nào sau đây không tôn trọng người khác?

A. Nhận xét khuyết điểm của bạn cùng lớp.

B. Chăm chú nhìn người đối diện nói chuyện.

C. Thì thầm với bạn ngồi cạnh trong giờ học.

D. Mải làm việc, không biết bạn mình đi ngang nên không chào.

Câu 8: (0,25đ) Nếu nhìn thấy bạn thân quay cóp bài, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Làm ngơ coi như không thấy vì không muốn bạn bị điểm kém.

B. Đưa tờ nháp của mình cho bạn chép.

C. Báo cho cô giáo biết hành vi đó.

D. Nhắc nhở bạn không nên làm như vậy, nếu bạn vẫn tiếp tục quay cóp sẽ báo cô giáo.

Câu 9: (1đ) Hãy nối cột cho thích hợp:

A

B

1. Không nói chuyện riêng trong giờ học

2. Tìm hiểu phong tục, tập quán của nước khác

3. Giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn

4. Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm

A. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

B. Tôn trọng người khác

C. Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư

D. Tình bạn trong sáng lành mạnh

II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1: Bằng kiến thức đã học, em hãy cho biết thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. Nêu 4 ví dụ cụ thể. (2 điểm)

Câu 2: Hãy nêu những điều em thấy tự hào về tình bạn của mình. Em sẽ làm những gì để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh với các bạn trong lớp, trong trường? (2 điểm)

Câu 3: Cho tình huống sau: (3 điểm)

Toàn và Hòa đang tranh luận với nhau. Toán nói: "Ở những nước đang phát triển không có gì đáng học tập vì họ lạc hậu lắm, chỉ ở những nước phát triển có kinh tế, khoa học- kỹ thuật tiên tiến mới có nhiều thành tựu cho ta học tập". Trái lại, Hòa bảo: "Ngay cả ở những nước đang phát triển cũng có nhiều mặt mà ta cần học tập"

Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Vì sao?

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm: (3 điểm)

1. C 2. D 3. C 4. B

5. B 6. B 7. D 8. C

Câu 9: (Nối cột)

3. A 4. B 5. C 6. D

II. Tự luận: (7 điểm)

Câu 1:

- Nêu đúng khái niệm tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác (1đ)

- Nêu đúng 4 ví dụ (1đ)

Câu 2:

- Nêu được và đúng những diều em thấy tự hào về tình bạn (1đ)

- Nêu đúng điều kiện xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh (1đ)

Câu 3: Học sinh xử lý tình huống:

- Ý kiến của bạn Toàn là sai (1đ)

- Đồng ý với ý kiến của bạn Hòa (1đ)

- Giải thích có tính thuyết phục (1đ)

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 8 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Ngô Quyền. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF