YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Tải về
 
NONE

Nhằm đánh giá năng lực và khả năng ôn tập, ghi nhớ kiến thức; Ban Biên tập HOC247 xin gửi đến quý thầy, cô giáo và các em nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Mạc Đĩnh Chi. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em.

Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: GDCD 11

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. Đề số 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM)

Câu 1. Sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người là nội dung của khái niệm

A. phát triển kinh tế.

B. sản xuất của cải vật chất.

C. quá trình lao động.

D. quá trình sản xuất.

Câu 2. Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội, từ đó giúp con người ngày càng

A. giàu có và có cuộc sống thoải mái hơn.

B. có cuộc sống phong phú và đa dạng.

C. có điều kiện về mặt vật chất và tinh thần.

D. hoàn thiện và phát triển toàn diện hơn.

Câu 3. Để bán được hàng hóa, nhà sản xuất nên

A. nâng cao chất lượng, đa dạng công dụng của hàng hóa.

B. chú ý đến số lượng hơn chất lượng của hàng hóa.

C. chỉ chú trọng mẫu mã, quảng cáo cho sản phẩm.

D. tìm mọi cách để giảm giá sản phẩm xuống thấp.

Câu 4. Công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người là

A. giá trị hàng hóa.    B. giá trị sử dụng của hàng hóa.

C. giá trị lao động.     D. giá trị sức lao động.

Câu 5. Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua 

A. sản xuất, tiêu dùng.    B. quá trình lưu thông.

C. phân phối, sử dụng.    D. trao đổi mua – bán.

Câu 6. Khi trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền tệ làm chức năng 

A. phương tiện lưu thông.    B. phương tiện thanh toán.

C. tiền tệ thế giới.        D. giao dịch quốc tế.

Câu 7. Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, hình thức, mẫu mã, số lượng, chất lượng hàng hoá, được coi là chức năng của thị trường nào dưới đây?

A. Chức năng thực hiện.    B. Chức năng thông tin.

C. Chức năng điều tiết.         D. Chức năng kích thích. 

Câu 8. Giá trị của hàng hoá đựợc thực hiện khi

A. người sản xuất cung ứng hàng hoá phù hợp với thị hiếu.

B. người sản xuất mang hàng hoá ra thị trường bán.

C. người sản xuất mang hàng hoá ra thị trường và bán được. 

D. người sản xuất cung ứng được hàng hoá có nhiều giá trị sử dụng.

Câu 9. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua

A. giá trịtraođổi.    B. giá trị sửdụng.

C. chi phísảnxuất.   D. hao phí laođộng.

Câu10. Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa phải phù hợp với 

A. thời gian lao động cá nhân.    B. thời gian lao động xã hội.

C. thời gian lao động tập thể.     D. thời gian lao động cộng đồng.

Câu11. Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện 

A. luôn ăn khớp với giá trị.    B. luôn cao hơn giá trị.

C. luôn thấp hơn giá trị.        D. luôn xoay quanh giá trị.

Câu 12. Do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh là một trong những

A. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.    B. tính chất của qui luật cạnh tranh.

C. nguyên nhân của sự giàu nghèo.      D. nguyên nhân việc ra đời hàng hóa.

Câu13. Nhiệm vụ kinh tế cơ bản và trọng tâm nhất của nước ta hiện nay là 

A. xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật.    B. chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

C. công nghiệp hoá, hiện đại hoá.         D. phát huy nguồn nhân lực.

Câu 14. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, giá cả và nhu cầu của người tiêu dùng

A. tỉ lệ thuận.    B. tỉ lệ nghịch.

C. bằng nhau.      D. tương đương nhau.

Câu 15. Khi cung lớn hơn cầu hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng 

A. đến lưu thông hàng hoá.    B. tiêu cực đến người tiêu dùng.

C. đến quy mô thị trường.       D. đến giá cả thị trường.

Câu16. Nội dung cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay là phát triển mạnh mẽ 

A. lực lượng sản xuất.     B. khoa học kĩ thuật.

C. công nghệ thông tin.        D. công nghiệp cơ khí.

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)

Câu 1: (2,0 điểm). Sau khi đi picnic tại rừng, nhóm bạn gồm H, K, N, V trước khi ra về không dập tắt lửa dùng để nướng thức ăn, nên dẫn đến cháy gần 2ha rừng. Cũng có mặt tại buổi picnic, nhưng do mệt nên T và R đã về trước đó. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách về bảo vệ môi trường? Vì sao? Em sẽ làm gì nếu là thành viên của nhóm bạn trên? Là công dân, em cần có trách nhiệm như thế nào đối với chính sách bảo vệ tài nguyên và môi trường của nước ta?

Câu 2: (2,0 điểm). Em hãy nêu những ví dụ thể hiện Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân? Là công dân, em phải làm gì để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Câu 3: (2,0 điểm). Em hiểu thế nào là quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa? Theo em ở nước ta, chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn so với chế độ xã hội trước đây ở điểm nào? 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM)

1B

2D

3A

4B

5D

6C

7A

8C

9A

10B

11D

12A

13C

14B

15D

16A

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)

Câu 1: Sau khi đi picnic tại rừng, nhóm bạn gồm H, K, N, V trước khi ra về không dập tắt lửa dùng để nướng thức ăn, nên dẫn đến cháy gần 2harừng.Cũng có mặt tại buổi picnic, nhưng do mệt nên T và R đã về trước đó. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách về bảo vệ môi trường? Vì sao? Em sẽ làm gì nếu là thành viên của nhóm bạn trên? Là công dân, em cần có trách nhiệm như thế nào đối với chính sách bảo vệ tài nguyên và môi trường của nước ta?

- Trong trường hợp này, những người đã vi phạm chính sách về bảo vệ môi trườnggồm: H, K, N, V.

- Lí giải được vì sao H, K, N, V lại vi phạm chính sách về bảo vệ môi trường: Sau khi đi picnic tại rừng, nhóm bạn gồm H, K, N, V trước khi ra về không dập tắt lửa dùng để nướng thức ăn, nên dẫn đến cháy gần 2ha rừng….

- Nếu là thành viên của nhóm bạn trên thì cần phải có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên, cụ thể như: Sau khi đi picnic tại rừng thì dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, dập tắt lửa trại trước khi ra về đề phòng cháy rừng…

- Là công dân, em cần có trách nhiệm như thế nào đối với chính sách bảo vệ tài nguyên và môi trường của nước ta?

+ Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.

+Tích cực tham gia các hoạt độngbảo vệ tài nguyên, môi trường.

+ Vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Câu 2: (2,0 điểm). Em hãy nêu những ví dụ thể hiện Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân? Là công dân, em phải làm gì để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

- Ví dụ thể hiện Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân như:

+ Tất cả mọi công dân được sinh ra và lớn lên ở Việt Nam đều được hưởng quyền bình đẳng, quyền tự do ngôn luận, quyền bầu cử, ứng cử, quyền và nghĩa vụ học tập, lao động,…

+ Người dân chung người dân được hưởng đầy đủ chế độ ưu đãi, chính sách đãi ngộ…

+ Khi nhà nước ban hành các quy định và bộ luật đều tiến hành trưng cầu dân ý, để mỗi người dân đều được đóng góp ý kiến, nhất là vào những hoạt động có liên quan đến bản thân mình…

+ ….

- Là một công dân, để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần:

+ Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước.

+ Tích cực tham gia các hoạt động: Xây dựng củng cố, bảo vệ chính quyền; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.

+ Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

Câu 3: (2,0 điểm). Em hiểu thế nào là quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa? Theo em ở nước ta, chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn so với chế độ xã hội trước đây ở điểm nào? 

- Vận dụng và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện lịch sử của cách mạng Việt Nam, từ khi thành lập Đảng đến nay Đảng ta luôn kiên định lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

+ Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa về cơ bản là “bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, ưu việt hơn so với chế độ xã hội trước đây ở điểm:

+ Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, xh công bằng, dân chủ, văn minh

+ Do nhân dân lao động làm chủ

+ KT phát triển cao, lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất.

+ Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

+ Con người sống tự do hạnh phúc, phát triển toàn diện.

+ Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lần nhau.

+ Có nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

+ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

2. Đề số 2

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 11- TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI- ĐỀ 02

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)

Câu 1: Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, giai cấp nào dưới đây giữ vai trò hạt nhân đoàn kết các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội?

A. Công nhân.  B. Nông dân.  C. Tri thức.  D. Tư sản.

Câu 2: Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của

A. đảng viên và công chức.    B. giai cấp thống trị.

C. dân, do dân, vì dân.            D. tầng lớp tiến bộ.

Câu 3: Giải quyết việc làm là một chính sách xã hội cơ bản, là yếu tố có vai trò như thế nào đến phát huy nhân tố con người?

A. trọng tâm

B. cơ bản

C. quyết định

D. quan trọng

Câu 4: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của 

A. người thừa hành.    B. giai cấp công nhân.

C. giai cấp nông dân.   D. nhân dân lao động.

Câu 5: Chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng là một xã hội phát triển như thế nào so với xã hội trước đó?

A. Ưu việt hơn.               B. Lợi thế hơn.

C. Nhanh chóng hơn.    D. Tự do hơn.

Câu 6: Muốn có quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí để phát triển nhanh và bền vững thì phải 

A. có chính sách dân số đúng đắn.    B. khuyến khích tăng dân số.

C. giảm nhanh việc tăng dân số.        D. phân bố lại dân cư hợp lí.

Câu 7: Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm cả tính 

A. nhân dân và dân tộc.        B. văn minh, tiến bộ.

C. quần chúng rộng rãi.        D. khoa học đại chúng.

Câu  8: Một trong những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là

A. có nền văn hóa tiếp thu tinh hoa nhân loại.

B. có nền văn hóa dựa trên cơ sở của sự sáng tạo.

C. có nền văn hóa vững mạnh toàn diện.

D. có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu  9: Mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm của nước ta?

A. Tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề.

B. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động ra nước phát triển.

C. Phân bố dân cư hợp lí, nâng cao chất lượng dân số.

D. Tăng thu nhập bình quân đầu người cho nhân dân.

Câu10: Chức năng căn bản và quyết định của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là 

A. bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

B. tổ chức và xây dựng, bảo đảm quyền dân chủ.

C. trấn áp các giai cấp đối kháng lại với mình.

D. trấn áp và tổ chức xây dựng kinh tế xã hội.

Câu 11: Phát triển kinh tế – xã hội với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên được xem là hai yếu tố 

A. tồn tại độc lập.

B. song song tồn tại.

C. không thể tách rời.

D. tác động ngược chiều.

Câu 12: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là 

A. tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí.

B. tăng cường công tác tổ chức xã hội.

C. tăng cường công tác giáo dục nhân dân.

D. tăng cường công tác vận động nhân dân.

Câu 13: Nội dung nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

A. Nhà nước nhân dân lao động làm chủ.

B. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

C. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ cùng phát triển.

D. Sẵn sàng gây hấn với các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới.

Câu 14:Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được gọi là 

A. thu nhập hợp pháp.

B. việc làm.

C. bán sức lao động.

D. lao động sản xuất.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây là mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?

A. Chủ động phòng ngừa ô nhiễm.

B. Sử dụng hợp lí tài nguyên.

C. Mở rộng hợp tác quốc tế về môi trường.

D. Tuyên truyền, giáo dục về môi trường.

Câu 16: Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam xây dựng hiện nay được thể hiện trong thực tiễn như thế nào?

A. Tất cả đều chưa đạt được.    B. Có đặc trưng đã, đang đạt được.

C. Tất cả đều đã đạt được.        D. Không thể đạt đến đặc trưng đó.

Câu 17:Việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm của mỗi công dân trong việc góp phần thực hiện chính sách dân số?

A. Sinh thật nhiều con để tạo nguồn lao động cho gia đình.

B. Sống tập trung ở thành phố vì có điều kiện kinh tế tốt.

C. Lựa chọn giới tính, chỉ sinh con trai để nối dõi tông đường.

D. Tuyên truyền mọi người thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

Câu 18: Hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Anh G không vi phạm pháp luật.

B. Anh C không tố giác tội phạm buôn bán mại dâm.

C. H tham gia vào đội dân quân tự vệ của phường.

D. Bác D tuyên truyền về chính sách của nhà nước. 

Câu 19: Một trong những mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường nước ta hiện nay là 

A. khai thác nhanh, nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế.

B. ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng.

C. cải thiện môi trường, tránh chạy theo lợi ích trước mắt. 

D. bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao chất lượng môi trường.

Câu 20: Để tạo thêm việc làm mới, cần quan tâm thực hiện phương hướng cơ bản nào sau đây?

A. Thu hút nhân lực về các khu đô thị lớn.          

B. Chuyển bớt dân số về nông thôn.                          

C. Ngăn cấm các hình thức di dân.                               

D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Câu 21: Thấy công ty Y đang đỗ chất thải chưa xử lí ra môi trường, X liền tố cáo lên cơ quan chức năng về việc làm của công ty Y. Vậy X đang thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây?

A. Dân chủ trực tiếp.    B. Dân chủ gián tiếp.

C. Dân chủ mở rộng.    D. Dân chủ của nhân dân.

Câu 22: Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ môi trường?

A. Thu gom, phân loại, xử lí chất thải đúng nơi quy định.

B. Chôn chất thải độc hại vào sâu trong lòng đất.

C. Đốt các loại chất thải từ sinh hoạt cho đến sản xuất.

D. Tái chế, sử dụng các loại chất thải qua sử dụng.

Câu 23: Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế. Thông tin trên thể hiện đặc trưng cơ bản nào trong các đặc trưng sau đây của chủ nghĩa xã hội ở Việt nam?

A. Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

B. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.

C. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam giúp nhau phát triển.

D. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

Câu 24: Sau 5 năm được nhà nước cho vay vốn để sản xuất, A đã vươn lên làm giàu. Anh A đã góp phần thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách giải quyết việc làm?

A. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.    B. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

C. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn.       D. Giải quyết việc làm ở nông thôn.

Câu 25: Đặc điểm của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là 

A. sự phát triển cao nhất trong lịch sử.

B. rộng rãi nhất, triệt để nhất trong lịch sử.

C. phát triển tuyệt đối nhất trong lịch sử.

D. phát triển hoàn thiện nhất trong lịch sử.

Câu 26: Bạn V thường xuyên đọc và chia sẻ các thông tin trên mạng xã hội. Khi đọc được thông tin trên một trang cá nhân có nội dung Việt Nam chuẩn bị đổi tiền, V đã nhanh chóng chia sẻ và còn kể lại cho nhiều người khác nghe. Nếu là bạn của V em sẽ

A. không tin và khuyên V nên cẩn thận khi chia sẻ thông tin từ nguồn cá nhân.

B. tin và chia sẻ cho người khác thông tin.

C. không quan tâm vì đó là quyền tự do cá nhân của V.

D. không tin nhưng vẫn chia sẻ cho mọi người biết. 

Câu 27: Khi phát hiện một hành vi tham ô, tham nhũng. Trong trường hợp này em sẽ làm gì cho phù hợp với trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN?

A. Lờ đi xem như không biết gì chuyện gì.

B. Viết đơn tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền.

C. Trao đổi với bạn bè về hành vi vi phạm này.

D. Đưa hành vi vi phạm này lên Facebook.

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)

1A

2C

3C

4D

5A

6A

7A

8D

9A

10B

11C

12A

13D

14A

15B

16B

17D

18B

19D

20D

21A

22A

23D

24C

25B

26A

27B

28C

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)

Câu 1: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Tại sao nói nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc?

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

–  Nói nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sau sắc vì:

+ Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động do giai cấp công nhân thông qua chính đảng của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

+ Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, do nhân dân lập nên và nhân dân tham gia quản lí; nhà ước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.

+ Trong tổ chức và thực hiện, nhà nước ta kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc, Nhà nước có chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và thực hiện đại đoàn kết dân tộc, coi đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân là đường lối chiến lược và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 

Câu 2: Hãy kể về hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường mà em biết hoặc trực tiếp tham gia và cho biết ý nghĩa của hoạt động đó đối với bản thân?

– Hành độngbảo vệ tài nguyên, môi trường mà em biết hoặc trực tiếp tham gia như:

+ Tham gia vệ sinh khu dân cư mình sinh sống

+ Tham gia chương trình tuyên truyền bỏ rác đúng nơi quy định, phân loại rác và nhặt rác trong khuôn viên trường học…

+ Tham gia chương trình Giờ trái đất 60+

+ Tham gia tuyên truyền, vẽ tranh, đóng kịch về chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường,…

+….

–  Khi tham gia những hoạt động này, em đã góp phần sức của mình vào việc bảo vệ môi trường, vì sự phát triển chung của đất nước và nhân loại….

3. Đề số 3

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 11- TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI- ĐỀ 03

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM).

Câu 1: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một Nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng 

A. pháp luật.     B. luật lệ.     C. chính sách.     D. chủ trương.

Câu 2: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của 

A. người thừa hành.      B. giai cấp công nhân.

C. giai cấp nông dân.     D. nhân dân lao động.

Câu 3: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của 

A. nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

B. giai cấp công nhân và tầng lớp tri thức.

C. đảng viên, cán bộ công chức Nhà nước.

D. giai cấp công nhân và tầng lớp nông dân.

Câu 4: Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm cả tính 

A. nhân dân và dân tộc.     B. văn minh, tiến bộ.

C. quần chúng rộng rãi.     D. khoa học đại chúng.

Câu 5: Nhân dân có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội là dân chủ trên lĩnh vực

A. kinh tế.    B. chính trị.    C. văn hoá.    D. xã hội.

Câu 6: Hành động nào không phá hủy môi trường?  

A. Đốt túi nilong.                     B. Chặt rừng bán gỗ.  

C. Bán động vật quý hiếm.    D. Sử dụng làn cói đi chợ.

Câu 7: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa  là nền dân chủ gắn liền với

A. pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.    B. pháp luật, kỉ luật, trật tự.

C. kỉ cương, trật tự, công bằng.   D. công bằng, dân chủ, văn minh.

Câu 8: Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực văn hóa?

A. Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước.

B. Quyền sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật.

C. Quyền được ham gia vào đời sống văn hóa.

D. Quyền được hưởng lợi ích từ sáng tạo nghệ thuật.

Câu 9: Hiện nay, để bảo vệ môi trường, ngoài việc khắc phục ô nhiễm và suy thoái, chúng ta cần phải quan tâm đến vấn đề gì?

A. Ngăn chặn tốc độ suy thoái.

B. Cải thiện chất lượng môi trường.

C. Đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền.

D. Tăng cường tốc độ khai thác.

Câu 10: Nhiệm vụ nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam? 

A. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.    B. Phát triển giáo dục công lập.

C. Phát triển kinh tế tập thể.            D. Duy trì kinh tế nhà nước.

Câu 11: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về 

A. người có chức quyền.    B. số đông.

C. một nhóm người.           D. nhân dân.

Câu 12: Nhiệm vụ nào sau đâu không phải là trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam?

A. Xây dựng, bảo vệ chính quyền. 

B. Đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật.

C. Chỉ bảo vệ lợi ích của mình và gia đình.

D. Giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Câu 13: Việc thực hiện tất cả những biện pháp để bảo vệ môi trường là nhằm giúp nước ta có thể kết hợp như thế nào giữa phát triển kinh tế – xã hội với bảo vệ tài nguyên và môi trường?

A. chặt chẽ và hài hoà.     B. song song, toàn diện.

C. hiệu quả toàn diện.      D. song song đan xen. 

Câu 14: Trong các kiểu nhà nước, Nhà nước nào dưới đây khác về chất so với các nhà nước trước đó?

A. Phong kiến.               B. Chiếm hữu nô lệ.

C. Tư bản chủ nghĩa.    D. Xã hội chủ nghĩa.

Câu 15: Bảo vệ môi trường được hiểu là

A. tránh tác động vào môi trường để khỏi gây ra những tổn thất.

B. làm giảm mức cao nhất tác động có hại lên môi trường.

C. biến đổi môi trường theo cách có lợi nhất cho con người.

D. tuân thủ quy luật phát triển của tự nhiên một cách tuyệt đối.

Câu 16: Ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước?

A. Chỉ cán bộ Nhà nước mới có trách nhiệm xây dựng Nhà nước.

B. Học sinh cũng có trách nhiệm xây dựng Nhà nước.

C. Xây dựng nhà nước là trách nhiệm riêng của lãnh đạo.

D. Xây dựng Nhà nước là tùy vào tính tự giác mỗi người.

Câu 17: Bà con nhân dân khu phố 7 phường X họp bàn xây dựng quy ước khu phố là thực hiện hình thức dân chủ nào sau đây?

A. Dân chủ trực tiếp.                B. Dân chủ giả hiệu.              

C. Dân chủ hình thức.              D. Dân chủ gián tiếp.

Câu 18: Nhà máy Thủy điện Sơn La có công suất lắp máy 2.400 MW, với 6 tổ máy. Là nhà máy đầu tiên ở Việt Nam sử dụng thiết bị tự động hóa nên tại mỗi phòng chức năng chỉ cần một đến hai kỹ sư giám sát. Hệ thống truyền đóng cắt truyền dẫn kín, cho phép truyền dẫn dòng điện 500kV vận hành trong không gian nhỏ. Thông tin trên thể hiện mục tiêu, phương hướng cơ bản nào của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta?

A. Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

B. Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên.

C. Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

D. Phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.

Câu 19: Vào dịp hè, gia đình H tổ chức đi biển. Sau khi ăn uống xong, H nhanh nhẹn nhặt rác thải của gia đình cho vào túi ni-lông rồi sau đó ném xuống biển. Em nhận xét gì về việc làm đó?

A. Là việc làm bình thường không cần quan tâm.

B. Là việc làm cần được khuyến khích vì có ý thức bảo vệ môi trường.

C. Là việc làm thực hiện đúng quy định về vệ sinh nơi công cộng.

D. Là việc làm cần phê phán vì làm hủy hoại môi trường.

Câu 20: Vô tình đọc được bài thơ rất hay trong sổ tay do B sáng tác, D đã chụp lại nội dung và đánh máy lại bài thơ rồi gửi cho báo X với tên của mình. Báo X đăng bài thơ đó. B phát hiện sự việc nên đã nhờ Y đánh D. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực văn hóa?

A. B, D.                B. B, D và báo X.

C. Báo X và Y.     D. Mình D.

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)

1A

2D

3A

4A

5B

6D

7A

8A

9B

10A

11D

12C

13A

14D

15B

16B

17A

18B

19D

20D

II. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)

Câu 1: Em hãy trình bày mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách dân số ở nước ta?Giải thích và nêu lên thái độ của bản thân đối với những quan niệm sau: “Đông con hơn nhiều của”?

Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách dân số ở nước ta:

–  Mục tiêu: Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số, sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí, nâng cao chất lượng dân số nhằm phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.

– Phương hướng:

+ Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí, tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số từ Trung ương đến cơ sở, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành đối với công tác dân số.

+ Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục với nội dung thích hợp, hình thức đa dạng nhằm phổ biến rộng rãi các chủ trương, biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

+ Nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình, bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần.

+ Nhà nước đầu tư đúng mức, tranh thủ các nguồn lực trong và ngoài nước, thực hiện xã hội hóa công tác dân số, tạo điều kiện thuận lợi để mọi gia đình, cá nhân tự nguyện, chủ động tham gia công tác dân số.

–  Giải thích và nêu lên thái độ của bản thân đối với những quan niệm: “Đông con hơn nhiều của”

+ Nghĩa đen: Có nhiều con tốt hơn có nhiều của cải vật chất.

+ Nghĩa bóng: Có nhiều con cái khi về già sẽ có người chăm sóc, hơn là nhiều của cải nhưng không có con cái ở bên.

+ Thái độ: Không đồng ý với quan điểm đó vì có nhiều con sẽ khiến việc chăm sóc của cha mẹ gặp khó khăn, con cái không có đủ điều kiện học hành, khó phát triển dẫn đến khả năng kinh tế kém, phải bươn chải cuộc sống, cũng không có điều kiện chăm sóc cha mẹ được tốt nhất.

+ Hậu quả: Bùng nổ dân số, dân trí và đời sống thấp…

Câu 2: Hiện nay môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có rác thải sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là túi ni- lông. Em hãy nêu một số sáng kiến để có thể giảm việc sử dụng túi ni-lông góp phần bảo vệ môi trường?

Hiện nay môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có rác thải sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là túi ni- lông. Dưới đây em đưa ra một số sáng kiến để có thể giảm việc sử dụng túi ni-lông trong đời sống hằng ngày như: (gợi ý trả lời)

+ Sử dụng các loại túi đựng hàng thay thế:  Túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần…

+ Chương trình quản lý chất thải rắn theo mô hình 3R “Giảm thiểu - Tái sử dụng - Tái chế”, mục tiêu chung của chương trình không chỉ nhằm giảm sử dụng túi ni lông mà còn tăng cường tái sử dụng và tái chế túi ni lông.

+ Khuyến khích các nhà phân phối, nhà bán lẻ tham gia chương trình giảm sử dụng túi ni lông…

+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng với các nội dung tác hại của túi ni lông đối với kinh tế- xã hội, môi trường và sức khỏe cộng đồng…

+ Xây dựng một hệ thống thu gom, tái chế, tái sử dụng túi ni lông. 

+ ….

4. Đề số 4

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 11- TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI- ĐỀ 04

Câu 1: Lịch sử loài người đã trải qua mấy chế độ xã hội?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi các chế độ khác nhau trong lịch sử là?

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Quốc phòng.

Câu 3: Xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển qua các giai đoạn cơ bản từ thấp đến cao là?

A. Từ Chiếm hữu nô lệ và phong kiến.

B. Từ phong kiến và tư bản chủ nghĩa.

C. Từ tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

D. Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Câu 4: Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có mấy đặc trưng cơ bản?

A. 6.

B. 7.

C. 8.

D. 9.

Câu 5: So với các xã hội trước, xã hội chủ nghĩa là một xã hội phát triển như thế nào?

A. Ưu việt hơn, tốt đẹp hơn.

B. Toàn diện hơn.

C. Ưu việt hơn và toàn diện hơn.

D. Bình đẳng và tiến bộ hơn.

Câu 6: Nước ta đi lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ nào?

A. Chiếm hữu nô lệ.

B. Phong kiến.

C. Tư bản chủ nghĩa.

D. Cộng sản nguyên thủy.

Câu 7: Nước ta đi lên Chủ nghĩa xã hội theo hình thức nào?

A. Quá độ trực tiếp.

B. Quá độ gián tiếp.

C. Từ quá độ trực tiếp đến quá độ gián tiếp.

D. Từ quá độ gián tiếp đến quá độ trực tiếp.

Câu 8: Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta diễn ra ở các kĩnh vực nào?

A. Kinh tế, chính trị.

B. Tư tưởng và văn hóa.

C. Xã hội.

D. Cả A, B, C.

Câu 9: Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta diễn ra còn tồn tại nhiều giai cấp và tầng lớp khác nhau thuộc lĩnh vực nào?

A. Kinh tế.

B. Tư tưởng và văn hóa.

C. Xã hội.

D. Chính trị.

Câu 10: Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta diễn ra còn tồn tại nhiều loại, nhiều khuynh hướng tư tưởng, văn hóa khác nhau thuộc lĩnh vực nào?

A. Kinh tế.

B. Tư tưởng và văn hóa.

C. Xã hội.

D. Chính trị.

Câu 11: Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tồn tại mấy kiểu nhà nước?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 12: Kiểu nhà nước nào ra đời đầu tiên trong lịch sử phát triển của xã hội loài người?

A. Cộng sản nguyên thủy.

B. Tư bản chủ nghĩa

C. Chiếm hữu nô lệ.

D. Xã hội chủ nghĩa.

Câu 13: Nhà nước ra đời khi nào?

A. Xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.

B. Mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.

C. Xuất hiện lao động và ngôn ngữ.

D. Cả A và B.

Câu 14: Nhà nước mang bản chất của giai cấp nào?

A. Giai cấp thống trị.

B. Giai cấp tư sản.

C. Giai cấp địa chủ.

D. Giai cấp chủ nô.

Câu 15: Giai cấp thống trị ở các mặt nào?

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Tư tưởng.

D. Cả A, B, C.

Câu 16: Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo được gọi là?

A. Nhà nước.

B. Nhà nước pháp quyền.

C. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

D. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1-D

2-A

3-D

4-C

5-A

6-A

7-B

8-D

9-C

10-B

11-D

12-C

13-D

14-A

15-D

16-D

17-A

18-A

19-C

20-D

       

5. Đề số 5

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 11- TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI- ĐỀ 05

Câu 1: Ngày hội quốc phòng toàn dân là ngày nào?

A. 22/12

B. 30/4.

C. 01/5.

D. 30/10.

Câu 2: Quốc phòng và an ninh có vai trò đối với đất nước là?

A. Trực tiếp giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

B. Quan trọng trong việc giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

C. Tiền đề trong việc giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

D. Cơ sở trong việc giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Câu 3: Bảo vệ Tổ quốc có lực lượng nòng cốt là?

A. Quân đội nhân dân.

B. Công an nhân dân.

C. Chính quyền địa phương.

D. Cả A và B.

Câu 4: Bảo vệ Tổ quốc là …. thường của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Trong dấu “…” là?

A. Nhiệm vụ.

B. Nhiệm vụ quan trọng.

C. Nhiệm vụ trọng yếu.

D. Nghĩa vụ.

Câu 5: Ngày thành lập Công an nhân dân là?

A. 20/7.

B. 25/8.

C. 19/8.

D. 20/8.

Câu 6: Yếu tố quyết định tạo nên sức mạnh trong công cuộc xây dựng và bỏa vệ Tổ quốc là?

A. Sức mạnh thời đại.

B. Sức mạnh dân tộc.

C. Sức mạnh khách quan.

D. Sức mạnh chủ quan.

Câu 7: Sức mạnh thời đại bao gồm?

A. Sức mạnh của khoa học và công nghệ.

B. Sức mạnh của các lực lượng tiến bộ.

C. Sức mạnh của cách mạng trên thế giới.

D. Cả A, B, C.

Câu 8: Lực lượng quốc phòng toàn dân bao gồm?

A. Con người.

B. Phương tiện vật chất.

C. Khả năng khác của dân tộc.

D. Cả A, B, C.

Câu 9: Sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là?

A. Tuyệt đối.

B. Trực tiếp.

C. Tác động một phần.

D. Cả A và B.

Câu 10: Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc cần phải thực hiện mấy phương hướng cơ bản?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 11: Mục tiêu đối ngoại của nước ta hiện nay là?

A. Hợp tác cùng phát triển.

B. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.

C. Hữu nghị, hợp tác.

D. Vì lợi ích quốc gia, dân tộc.

Câu 12: Phương châm chỉ đạo các hoạt động ngoại giao của nước ta hiện nay là?

A. Hợp tác cùng phát triển.

B. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.

C. Hữu nghị, hợp tác.

D. Vừa hợp tác, vừa đấu tranh.

Câu 13: Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại ở nước ta hiện nay là?

A. Giữ vững môi trường hòa bình

B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

C. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

D. Cả A, B, C.

Câu 14: Chính sách ngoại giao có mấy nguyên tắc?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 15: Chính sách ngoại giao nước ta có mấy phương hướng cơ bản?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 16: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước ta hiện nay là ai?

A. Ông Phạm Bình Minh.

B. Ông Phùng Xuân Nhạ.

C. Bà Phạm Kim Tiến.

D. Bà Tòng Thị Phóng.

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1-A

2-A

3-D

4-C

5-C

6-B

7-D

8-D

9-D

10-C

11-D

12-D

13-D

14-A

15-D

16-A

17-A

18-A

19-C

20-D

       

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Mạc Đĩnh Chi. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF