YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 6 CTST năm 2022-2023 có đáp án THCS Trần Nhân Tông

Tải về
 
NONE

Mời các em lớp 6 tham khảo nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 6 CTST năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Trần Nhân Tông dưới đây. Tài liệu gồm 5 đề thi do HOC247 sưu tầm và biên soạn kèm theo đáp án chi tiết. Hi vọng sẽ bổ ích cho quá trình ôn tập chuẩn bị cho kì kì thi giữa HK1 sắp đến của các em!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS TRẦN NHÂN TÔNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC: 2022 - 2023

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

1. Đề số 1

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)

Đọc hai đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới

Con bắt gặp mùa xuân
Trong vòng tay của mẹ
Ước chi vòng tay ấy
Ôm hoài tuổi thơ con

(Vòng tay mùa xuân, Hoàng Như Mai)

Ánh mắt bố thân thương
Rọi sáng tâm hồn bé
Và trong bầu sữa mẹ

Xuân ngọt ngào dòng hương

(Mùa xuân của bé, Lâm Thị Quỳnh Anh)

Câu 1. (1 điểm): Hai đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt của hai đoạn thơ đó?

Câu 2. (1 điểm): Hai đoạn thơ có điểm gì chung về nội dung.

Câu 3. (2 điểm): Từ “xuân” trong hai đoạn thơ được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nêu ý nghĩa của từ “xuân” trong hai đoạn thơ?

Câu 4. (2 điểm): Theo em từ hai đoạn thơ, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc điều gì?

II. PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm)

Câu 1. (4 điểm) Em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau:

Ước chi vòng tay ấy
Ôm hoài tuổi thơ con.

(Vòng tay mùa xuân, Hoàng Như Mai)

Câu 2. (10 điểm)

Một buổi sáng, em đi đến trường sớm để tưới nước cho bồn hoa trước lớp. Một cây hoa đang ủ rũ vì bị ai đó vặt lá, bẻ cành, làm rụng hết cánh hoa. Em nghe như nó thủ thỉ kể về chuyện đó. Hãy kể lại câu chuyện buồn của hoa.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)

Câu 1:

  • Hai đoạn thơ được viết theo thể thơ năm chữ.
  • Phương thức biểu đạt của hai đoạn thơ là biểu cảm.

Câu 2:

  • Điểm chung trong nội dung của hai đoạn thơ: bộc lộ được niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi người con khi được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ.

Câu 3:

  • Từ “xuân” trong hai đoạn thơ được dùng theo nghĩa chuyển.
  • Ý nghĩa của từ “xuân” trong hai đoạn thơ:

+ Xuân (đoạn 1): là tình yêu thương của mẹ đối với tuổi thơ của bé. Bé ước mãi được ở trong vòng tay yêu thương, ấm áp ấy.

+ Xuân (đoạn 2): dòng sữa mẹ ấm áp là mùa xuân nuôi bé lớn với nghĩa đầy đủ nhất cả về vật chất và tinh thần.

Câu 4:

HS có thể trả lời bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải hướng tới giải quyết những điều gửi gắm của tác giả. Dưới đây là một số gợi ý

  • Tình cảm của cha mẹ dành cho con cái là thiêng liêng, cao đẹp.
  • Mỗi người con cảm thấy hạnh phúc, sung sướng khi được sống trong vòng tay yêu thương, ấm áp nghĩa tình của cha mẹ.
  • Mỗi chúng ta cần có ý thức trân quý, xây dựng gia đình hạnh phúc….

II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)

Câu 1. (4,0 điểm)

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ:

*Yêu cầu chung

– Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.

– Xác định đúng nội dung: Mong ước được sống trong tình mẹ.

* Yêu cầu cụ thể

– Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn: HS có nhiều cách cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo nội dung sau:

+ Hai câu thơ thể hiện mong muốn ngây thơ, hồn nhiên được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ. Đó là mong ước giản dị được mẹ ôm, được mẹ vỗ về…

+ Đó là cách “làm nũng” đáng yêu vô cùng, thể hiện tình cảm trong sáng của trẻ thơ. Được sống trong tình mẹ là niềm hạnh phúc và mong ước của mỗi người.

– Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

– Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Câu 2. (10 điểm)

a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật, tình huống truyện

b. Thân bài:

– Cây hoa tự giới thiệu về bản thân: đẹp, hoàn hảo, đang khoe sắc, tỏa hương làm đẹp cho ngôi trường, được nhiều bạn học sinh chú ý, khen ngợi. Nó cảm thấy hãnh diện, tự hào.

– Cây hoa kể chuyện bị bẻ cành, vặt lá, bị rụng hết cánh hoa (kết hợp kể, tả biểu cảm)

– Cây hoa đau đớn, xót xa khi mình bị tổn thương và cảm thấy rất buồn trước hành vi phá hoại môi trường, hủy hoại cây xanh (kết hợp kể, tả biểu cảm)

– Lời nhắc nhở và mong muốn của cây với những học sinh (nói riêng) và con người (nói chung)

c. Kết bài:

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 1 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

2. Đề số 2

Phần 1: Đọc hiểu (2,0 điểm) 

Đọc đoạn văn dưới đây và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi: 

“Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí…”

(Gió lạnh đầu mùa, Ngữ văn 6 Tập 1, NXBGD, Hà Nội 2021) 

Câu 1: Văn bản “Gió lạnh đầu mùa” của tác giả nào? 

A. Tô Hoài 

B. Thạch Lam 

C. Tạ Duy Anh 

D. Mai Văn Phấn 

Câu 2: “Ý nghĩ tốt thoáng qua trong trí …” thể hiện tính cách gì của Sơn và Lan? 

A. Tốt bụng, có tấm lòng biết yêu thương đùm bọc những người có hoàn cảnh khó khăn. 

B. Cao thượng, muốn ban phát sự giúp đỡ cho người khác 

C. Thích khoe khoang, tỏ ra là nhà mình giàu có. 

D. Chẳng thể hiện tính cách gì vì hai nhân vật đang còn rất nhỏ. 

Câu 3: Trong câu: “Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa.” sử dụng mấy cụm tính từ? 

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4: Thông qua suy nghĩ của Sơn, em có thể hình dung ra điều gì về cuộc sống của những người dân nghèo trước cách mạng tháng Tám năm 1945? 

A. Họ có một cuộc sống đầy đủ 

B. Họ có cuộc sống tạm ổn. 

C. Họ có một cuộc sống nghèo khổ, vất vả làm lụng cũng không đủ ăn, đủ mặc. 

D. Họ có một cuộc sống nghèo khổ, vất vả làm lụng nhưng cũng đủ ăn, đủ mặc. 

Phần 2: Làm văn (8 điểm) 

Câu 1 (2 điểm): Theo em việc Lan và Sơn trong văn bản “Gió lạnh đầu mùa” giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên là đáng khen hay đáng trách? vì sao? 

Câu 2 (1 điểm): Sự yêu thương, giúp đỡ và chia sẻ được thể hiện rõ qua nhiều câu ca dao, tục ngữ. Em hãy tìm 2 câu ca dao hoặc tục ngữ viết về chủ đề trên? 

Câu 3 (5 điểm): Đối với mỗi cuộc đời con người, sự sẻ chia trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết, như nhân vật Sơn trong văn bản “Gió lạnh đầu mùa” đã chia sẻ áo ấm với Hiên. Vào dịp Tết Nguyên đán, trường em tổ chức ngày hội “Xuân yêu thương, Tết sum vầy” mà tại đây, học sinh được tham gia làm bánh chưng để tặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Em hãy viết bài văn kể lại trải nghiệm đó của mình. 

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần 1: Đọc hiểu (2,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm. 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

A

A

C

 

Phần 2: Làm văn (8 điểm) 

Câu 1

Việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy áo bông của em Duyên đem cho Hiên vừa đáng khen, vừa đáng trách: 

- Đáng khen ở chỗ: Hai đứa trẻ tốt bụng, biết sẻ chia và quan tâm những người có hoàn cảnh khó khăn. 

- Đáng trách ở chỗ: Đó là chiếc áo kỉ niệm của đứa em xấu số, chưa được sự cho phép của mẹ mà hai chị em đã đem đi cho người khác. 

Câu 2

- Lá lành đùm lá rách. 

- Thương người như thể thương thân. 

Câu 3: 

a. Hình thức: 

- Đảm bảo bố cục 3 phần. 

- Diễn đạt lưu loát, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. 

- Kể theo ngôi thứ nhất. 

b. Nội dung: 

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện trải nghiệm của bản thân cùng các bạn trong ngày hội “Xuân yêu thương, Tết sum vầy”. 

- Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện

+ Thời gian, không gian?

+ Diễn biến sự việc và những nhân vật có liên quan. 

Lưu ý: Kể lại các sự việc trong câu chuyện theo trình tự hợp lí (thời gian, nguyên nhân – kết quả,… ; Khi kể lồng ghép các yếu tố miêu tả, biểu cảm,… và biết sử dụng các biện pháp tu từ, ngôn ngữ trong sáng,….) 

- Kết bài

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

3. Đề số 3

Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Tôi rình đến lúc chị Cốc rỉa cánh quay đầu lại phía cửa tổ tôi, tôi cất giọng véo von:

Cái Cò, cái Vạc, cái Nông

Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào?

Vặt lông cái Cốc cho tao

Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.

Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi:

- Đứa nào cạnh khoé gì tao thế? Đứa nào cạnh khoé gì tao thế?

Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!”.

Một tai hoạ đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được. Đó là: không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang. Chị Cốc liền quát lớn:

- Mày nói gì?

- Lạy chị, em nói gì đâu!

Rồi Dế Choắt lủi vào.

- Chối hả? Chối này! Chối này!

Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. Rúc trong hang mà bị trúng hai mỏ, Choắt quẹo xương sống, lăn ra kêu váng. Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thin thít. Nhưng đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý cảnh khổ đau vừa gây ra.”

(Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2021)

Câu 1 (1 điểm): 

Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Ai là tác giả?

Câu 2 (2 điểm): 

Khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng một câu văn. 

Câu 3 (2 điểm): 

Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép so sánh có trong đoạn văn trên.

Phần 2: Làm văn (5,0 điểm)

Từ văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn…”, em hãy tưởng tượng để viết bài văn kể và miêu tả lại cảm xúc của nhân vật Cáo sau khi từ biệt Hoàng tử bé.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)

Câu 1

Đoạn trích trên thuộc văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của tác giả Tô Hoài. Văn bản được chọn lọc trong chương I của truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.

Câu 2

Diễn biến tâm trạng của Dế Mèn sau khi trêu chị Cốc và cái chết của Dế Choắt.

Câu 3

- Câu văn sử dụng phép so sánh: “Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.”

- Tác dụng: Tô đậm sự tức giận và sức mạnh ghê gớm của chị Cốc đã dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt.

Phần 2: làm văn (5,0 điểm)

a. Hướng dẫn chung:

- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

- Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn, giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.

- Sau khi cộng điểm toàn bài làm tròn đến 0,5.

b. Hướng dẫn cụ thể:

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

4. Đề số 4

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”

(Ngữ văn 6 - Tập 1)

Câu 1 (0,5 điểm): 

Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

Câu 2 (0,5 điểm): 

Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết ?

Câu 3 (1,5 điểm): 

Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào?

Câu 4 (0,5 điểm): 

Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 5 (1 điểm): 

Cho biết nội dung của đoạn trích trên ?

Câu 6 (1 điểm): 

Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân ?

Phần 2: Làm văn (5 điểm)

Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) 

Câu 1 (0,5 điểm): 

Đoạn trích được trích trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”. Tác giả Tô Hoài. 

Câu 2 (0,5 điểm): 

Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ nhất. Người kể xưng tôi kể chuyện

Câu 3 (1,5 điểm): 

Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh:

+ Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

→ So sánh ngang bằng.

+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

→ So sánh ngang bằng.

Câu 4 (0,5 điểm): 

Tác dụng của phép so sánh: Nhấn mạnh vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh của Dế Mèn. 

Câu 5 (1 điểm): 

Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Qua đó bộc lộ được tính cách của nhân vật.

Câu 6 (1 điểm): 

Không nên huênh hoang tự mãn, biết thông cảm và chia sẻ, biết suy nghĩ và cân nhắc trước khi làm một việc gì.

Phần 2: Làm văn (5 điểm)

a. Hình thức: 

- Đảm bảo bố cục 3 phần. 

- Diễn đạt lưu loát, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. 

- Kể theo ngôi thứ nhất. 

b. Nội dung: 

- Mở bài: Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm. Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc.

- Thân bài: 

+ Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

+ Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.

+ Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.

(Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí).

- Kết bài: 

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

5. Đề số 5

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Tôi sống độc lập từ thủa bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng : "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu". Bởi thế, lứa sinh nào cũng vậy, đẻ xong là bố mẹ thu xếp cho con cái ra ở riêng. Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh em. Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ ba hôm. Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau. Mẹ dẫn chúng tôi đi và mẹ đem đặt mỗi đứa vào một cái hang đất ở bờ ruộng phía bên kia, chỗ trông ra đầm nước mà không biết mẹ đã chịu khó đào bới, be đắp tinh tươm thành hang, thành nhà cho chúng tôi từ bao giờ. Tôi là em út, bé nhất nên được mẹ tôi sau khi dắt vào hang, lại bỏ theo một ít ngọn cỏ non trước cửa, để tôi nếu có bỡ ngỡ, thì đã có ít thức ăn sẵn trong vài ngày. Rồi mẹ tôi trở về.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Câu 1 (0,5 điểm): 

Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm): 

Tìm câu chủ đề của đoạn văn trên.

Câu 3 (1 điểm): 

Câu văn sau có bao nhiêu tiếng? Trong câu có những từ láy nào?

“Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau.”.

Câu 4 (1 điểm): 

Theo em, khi được dế mẹ dẫn đi ở riêng, tại sao anh em Dế Mèn lại “nửa vui nửa lo”?

Phần 2: Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) để giải thích tại sao trong cuộc sống không nên ỷ lại?

(Ỷ lại: dựa dẫm vào công sức người khác một cách quá đáng.)

Câu 2 (5 điểm): Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Em hãy kể về một người bạn tốt của mình.

Đề 2: Em hãy kể về kỉ niệm ấu thơ làm em nhớ mãi.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm): 

Phương thức tự sự

Câu 2 (0,5 điểm): 

Câu chủ đề: Tôi sống độc lập từ thuở bé. 

Câu 3 (1 điểm): 

“Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau.”.

- Có 20 tiếng. (0,5 điểm)

- Từ láy: tấp tểnh, khấp khởi. (0,5 điểm)

Câu 4 (1 điểm): 

HS tự lí giải. Có thể theo hướng sau: 

- Vui:

+ Vì được sống độc lập, tự do thoải mái;

+ Vì thấy mình khôn lớn trưởng thành hơn...

- Lo:

+ Vì chưa biết sống độc lập sẽ như thế nào

+ Vì phải xa rời vòng tay cha mẹ…

Phần 2: Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): 

* Đề 1: HS kể về một người bạn, cần có sự lập ý rõ ràng:

- Giới thiệu về bạn

- Tả ngoại hình bạn

- Tả tính cách bạn

- Kể về kỉ niệm với bạn

- Tình cảm của bản thân.

* Đề 2: Kể về một kỉ niệm.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 6 CTST năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Trần Nhân Tông. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF