YOMEDIA

Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Trần Danh Ninh

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Trần Danh Ninh. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS TRẦN DANH NINH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Cuối thu

Cuối thu, trời biếc, lúa vàng bông,

Cỏ nhạt màu xanh, lá úa hồng,

Hôm tối chân trời sương tím phủ

Gió đưa hương lúa bốc thơm lừng.

(Đoàn Văn Cừ)

Câu 1 (0,5đ): Kể tên những màu sắc trong đoạn thơ trên.

Câu 2 (0,5đ): Đoạn thơ gợi cho em nghĩ đến mùa thu ở đâu?

Câu 3 (1đ): Đoạn thơ đã để lại cho em ấn tượng gì về mùa thu?

Câu 4 (2đ): Viết đoạn văn ngắn miêu tả mùa thu trên quê hương em.

II. Làm văn (6đ):

Hãy tưởng tượng mình là con trai Lão Hạc để kể lại câu chuyện ngày trở về quê hương thăm mộ cha.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

Những màu sắc trong đoạn thơ trên: biếc, vàng, xanh, hồng, tím.

Câu 2 (0,5đ):

Đoạn thơ gợi cho em nghĩ đến mùa thu trên đồng quê với mùa lúa chín.

Câu 3 (1đ):

Ấn tượng về màu thu qua đoạn văn: đó là mùa thu nhiều màu sắc ở một miền quê, vô cùng thanh bình, mộng mơ làm say đắm lòng người…

Câu 4 (2đ):

Vì mỗi miền quê có những đặc trưng khá nhau vào mùa thu nên học sinh tự lựa chọn những điểm nổi bật nhất để miêu tả mùa thu trên quê hương mình.

II. Làm văn (6đ):

Dàn ý tưởng tượng mình là con trai Lão Hạc để kể lại câu chuyện ngày trở về quê hương thăm mộ cha

1. Mở bài

- Giới thiệu câu chuyện bằng lời của người con trai: nêu nguyên nhân bỏ nhà đi làm đồn điền cao su và nguyên nhân trở về.

2. Thân bài

a. Quang cảnh làng xóm và nhà cửa ngày trở về

- Làng xóm vẫn thế không có gì thay đổi nhiều, mọi thứ vẫn nguyên vẹn; vẫn là giếng nước gốc đa thân quen.

- Nhà cửa không thay đổi nhiều nhưng lại xơ xác, vắng vẻ, đìu hiu. Tôi đi khắp sân vườn tìm kiếm nhưng không thấy bố đâu, không thấy cả Cậu Vàng.

- Đồ đạc trong nhà bị bám bụi, mạng nhện dăng khắp nhà khiến tôi có chút gì đó lo lắng, bất an.

- Tôi quyết định đi mua đồ về nấu ăn. Cơm nước thịnh soạn vẫn không thấy bố tôi về đâm ra lo lắng và quyết định đi sang nhà ông giáo - người bạn thân thiết của bố để hỏi thăm.

b. Khi sang nhà ông giáo hỏi thăm

- Ông giáo khi nhìn thấy tôi rất ngạc nhiên pha chút gì đó buồn bã. Tôi gặng hỏi rằng có biết bố mình đi đâu không thì ông giáo ngập ngừng → linh cảm có chuyện không lành.

- Ông giáo gọi tôi vào nhà nói chuyện, ông từ từ kể lại những chuyện đã xảy ra với cha tôi: sống khổ sở, ốm đau, thương tiếc và đau xót khi bán cậu Vàng, nhớ thương tôi.

- Ông giáo kể lại cảnh bố tôi phải ăn bả chó để tự tử vì đói nghèo và muốn giữ lại căn nhà, mảnh đất cho tôi → sững sờ, tất cả mọi thứ như sụp đổ trong phút chốc, không dám tin vào sự thật là bố mình đã ra đi mãi mãi.

- Tôi òa lên khóc nức nở như đứa trẻ con khi ông giáo nói về cái chết đầy thương tâm của bố. Tôi cảm thấy ân hận vì đã bỏ đi làm đồn điền cao su biền biện, không ở bên quan tâm chăm sóc bố, thậm chí là không biết đến cái chết của bố mình; không biết bố đã chịu đau khổ như thế nào trong những ngày cuối đời → tự dằn vặt, trách móc bản thân.

- Ông giáo khuyên tôi không nên quá buồn bã mà hãy sống tiếp thật tốt để bố dưới suối vàng được yên lòng.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay bước đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.”

Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0,5đ): Bối cảnh trong đoạn trích là gì?

Câu 3 (1đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

Câu 4 (2đ): Ghi lại những cảm xúc của em về ngày đầu tiên đi học bằng đoạn văn ngắn.

II. Làm văn (6đ):

Em hãy thuyết minh về cây tre Việt Nam.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

Đoạn trích trên trích từ văn bản Tôi đi học của tác giả Thanh Tịnh.

Câu 2 (0,5đ):

Bối cảnh trong đoạn trích là ngày khai trường đầu tiên khi tác giả vào lớp 1.

Câu 3 (1đ):

- Biện pháp nghệ thuật: so sánh (những người học trò mới - con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ).

- Tác dụng: giúp người đọc dễ dành hình dung ra sự rụt rè của các em học sinh mới đồng thời làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và sinh động hơn.

Câu 4 (2đ):

- Gợi ý những cảm xúc ngày đầu tiên đi học:

  • Hồi hội, lo lắng, háo hức không biết trường lớp mới và các thầy cô sẽ như thế nào.
  • Ngại ngùng, rụt rè, e sợ khi đến trường và rời xa bàn tay bố mẹ.
  • Bỡ ngỡ khi ngồi trong lớp học và tập viết những chữ cái đầu tiên.

II. Làm văn (6đ):

Dàn ý thuyết minh về cây tre Việt Nam

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam.

2. Thân bài

a. Nguồn gốc

- Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

- Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…

b. Các loại tre

- Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…

c. Đặc điểm

- Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi.

- Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai.

- Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.

- Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.

- Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất → giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.

- Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…

d. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam

∗ Trong lao động

- Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.

- Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Câu 1 (1đ): Cảnh con thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả như thế nào?

Câu 2 (1đ): Đoạn thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nên tác dụng.

Câu 3 (2đ): Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp lao động của những con người Việt Nam.

II. Làm văn (6đ):

Em hãy thuyết minh về cái kéo.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (1đ):

Cảnh con thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả: dân trai tráng hăng hái phăng mái chèo, cả con thuyền hăng như con tuấn mã, cánh buồm giương to như linh hồn của làng chài rướn thân hòa mình cùng thiên nhiên.

Câu 2 (1đ):

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: so sánh (Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã; Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng), nhân hóa (Rướn thân trắng, góp).

- Tác dụng: làm cho bức tranh ra khơi thêm sinh động hơn, sự vật như có hồn hơn.

Câu 3 (2đ):

- Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau:

  • Nét đẹp lao động của con người Việt Nam được biểu hiện như thế nào? (cần cù, chăm chỉ, vượt khó…).
  • Thành quả họ đã nhận lại là gì?
  • Em học được bài học gì từ những nét đẹp đó.

II. Làm văn (6đ):

Dàn ý thuyết minh về cái kéo

1. Mở bài

- Giới thiệu đến cây kéo (trực tiếp hoặc gián tiếp).

2. Thân bài

a. Khái quát chung

- Lịch sử ra đời: Chiếc kéo được phát minh vào khoảng năm 1500 TCN ở Ai Cập cổ đại.

- Đặc điểm chung: chúng có nhiều công dụng và được sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên toàn thế giới.

b. Thuyết minh chi tiết

- Chất liệu: kéo được làm bằng kim loại cứng: sắt, đồng, gang,…

- Cấu tạo gồm 2 phần: lưỡi kéo và tay cầm.

- Lưỡi kéo: được làm bằng hai miếng kim loại được mài sắc nhọn khớp vào nhau cùng xoay quanh một trục cố định.

- Thân kéo: là nơi con người cho tay vào để tiến hành sử dụng kéo; nó được bọc bằng một lớp nhựa dẻo nơi tay cầm hoặc đồng chất kim loại với lưỡi kéo nhưng không sắc nhọn mà được đúc trơn.

- Phân loại kéo:

  • Kéo kẹp: hình chữ U, nằm ngang, sử dụng bằng một tay, tự mở ra và đóng vào.
  • Kéo Chốt đuôi: có chốt ở đuôi, lưỡi kéo và đuôi được liên kết thành khớp nối.
  • Kéo khớp: thông dụng nhất, được dùng phổ biến.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình (và vì trai chết nên cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.

Câu 1 (0,5đ): Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu là gì?

Câu 2 (1đ): Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động gì?

Câu 3 (2,5đ): Viết một đoạn văn với chủ đề vươn lên trong cuộc sống.

II. Làm văn (6đ):

Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu: một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.

Câu 2 (1đ):

Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động: Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những chú trai không chịu được đau xót nên đã chết. Những cơ thể trai sống thì lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót.

Câu 3 (2đ):

Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:

- Vươn lên trong cuộc sống là gì: là tinh thần tự lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hướng đến những điều tốt đẹp.

- Tại sao con người phải vươn lên trong cuộc sống: để vượt qua giới hạn của bản thân; để có được những điều tốt đẹp hơn,…

- Bản thân cần làm gì: nỗ lực học tập, tích cực trau dồi đạo đức, rèn luyện tính kiên cường,…

II. Làm văn (6đ):

Dàn ý Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ

1. Mở bài

- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

2. Thân bài

a. Bối cảnh

- Không khí căng thẳng, nhộn nhịp của những ngày thu sưu thuế.

- Hoàn cảnh gia đình: nghèo “nhất nhì trong hạng cùng đinh”, phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp sưu cho chồng và cho người em chồng đã mất.

- Hành động: bán cái Tí - đứa con gái đầu lòng mới 7 tuổi cho nhà Nghị Quế và chăm sóc người chồng bị đánh.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2021-2022 Trường THCS Trần Danh Ninh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON