YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 6 CTST năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Hoa Lư

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 6 ôn tập chuẩn bị trước kì thi Học kì 2 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 6 CTST năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Hoa Lư được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em ôn tập môn Ngữ văn 6 CTST, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS HOA LƯ

ĐỀ THI HK2

MÔN: NGỮ VĂN 6 CTST

NĂM HỌC: 2023-2024

(Thời gian làm bài: 90 phút)

Đề số 1

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN

Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi.

Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quăng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?”. Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

(Theo Đoàn Công Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò)

Em hãy khoanh vào đáp án đúng trong các câu (từ câu 1 đến câu 8)

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể loại nào?

A. Truyện cổ tích

B. Truyền thuyết

C. Truyện đồng thoại

D. Truyện ngụ ngôn

Câu 2. Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên?

A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người.

B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử.

C. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ.

D. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn.

Câu 3. Văn bản trên sử dụng ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ ba

C. Kết hợp sử dụng ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

D. Cả ba phương án trên đều đúng

Câu 4. Em hiểu nghĩa của từ “sáng kiến” trong đoạn “Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên” là gì?

A. Sáng kiến là ý kiến mới, có tác dụng làm cho công việc tiến hành tốt hơn

B. Sáng kiến là ý tưởng đã có sẵn rồi bổ sung thêm.

C. Sáng kiến là sao chép ý tưởng của người khác một cách có chọn lọc .

D. Sáng kiến là tổng hợp các ý kiến chung của nhiều người.

Câu 5.Từ nào dưới đây không phải là từ láy?

A.Lìa cành

B. Nồng nàn

C. Miên man

D. Say sưa

Câu 6. Tại sao Dế Mèn lại cho rằng: “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ”?

A. Vì Dế Mèn nghĩ rằng mình đang giúp hai con én bay lượn trên bầu trời

B. Vì Dế Mèn nghĩ rằng hai con én đâu có nhờ mình.

C. Vì Dế Mèn nghĩ rằng hai con én đâu phải là người thân yêu của mình.

D. Vì Dế Mèn nghĩ rằng việc làm ấy chẳng mang lại lợi ích gì cho mình cả.

Câu 7. Cử chỉ hành động của hai con chim Én thể hiện phẩm chất tốt đẹp nào?

A. Nhân ái, giúp đỡ người khác

B. Siêng năng, chăm chỉ

C. Thân thiện, gần gũi

D. Dũng cảm, bao dung

Câu 8. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào qua câu văn sau: Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

A. Điệp ngữ.

B. So sánh.

C. Nhân hóa.

D. Ẩn dụ.

Câu 9. Từ nội dung câu chuyện trên, hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất?

Câu 10. Em hãy chia sẻ một vài việc làm tốt của em với bạn bè (Trong cuộc sống và học tập). Tại sao trong cuộc sống chúng ta nên chia sẻ những việc làm tốt với nhau?

II. VIẾT (4,0 điểm): Kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích bằng lời văn của mình.

---------Hết---------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

6,0

 

1

C

0,5

2

A

0,5

3

B

0,5

4

A

0,5

5

A

0,5

6

A

0,5

7

A

0,5

8

B

0,5

9

Từ văn bản trên, HS có thể rút ra cho mình những bài học bổ ích trong cuộc sống . Có thể là:

- Luôn nhân ái, biết giúp đỡ người khác

- Biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình.

- Biết sống hợp tác và sẻ chia không nên sống ích kỷ.

1,0

10

Học sinh có thể chia sẻ một số việc làm tốt đối với bạn bè, như là:

- Giúp bạn giải một số bài tập khó, một khó khăn nào đó trong học tập…

- Cõng bạn tới trường, động viên giúp đỡ bạn khi gia đình gặp khó khăn…

* Trong cuộc sống chúng ta nên chia sẻ những việc làm tốt với nhau vì:

- Đó là một việc làm có ý nghĩa giúp mọi người vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống.

- Thể hiện tinh thần nhân ái …

- Lan tỏa những việc làm tốt tới cộng đồng.

1,0

II

 

VIẾT

4,0

   

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể chuyện.

0,25

 

b.Xác định đúng yêu cầu của đề.

0,25

 

- Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em.

Giới thiệu câu chuyện được kể mà em thích.

Lần lượt kể các sự việc chính của câu chuyện theo bố cục đầy đủ: có mở đầu, diễn biến và kết thúc.

+ Nêu cảm nghĩ về câu chuyện. Rút ra bài học từ câu chuyện mà HS đã kể.

3

 

 

 

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo: Bố cục mạch lạc, đúng chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

 

e. Sáng tạo: Lời kể sinh động, hấp dẫn.

0,25

Đề số 2

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6 điểm)

Đọc văn bản sau:

MUỐI TO, MUỐI BÉ

Hạt muối Bé nói với hạt muối To:

- Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương.

Muối To trố mắt:

- Em dại quá, sao lại để đánh mất mình như thế? Em muốn thì cứ làm, chị không điên!

Muối To thu mình co quắp lại, nhất định không để biển hòa tan. Muối To lên bờ, sống trong vuông muối. Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh. Mùa thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm ; còn những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp,bày bán trong các cửa hàng thực phẩm…

Sau một thời gian lăn lóc hết xó chợ này đến xó chợ khác, cuối cùng người ta cho muối To vào nồi cám heo. Tủi nhục ê chề, nó thu mình co cứng hơn mặc cho nước sôi trăm độ cũng không lấy được, dù là cái vảy da của nó. Khi rửa máng heo, người ta phát hiện nó, và chẳng cần nghĩ suy, ném nó ra đường. Người người qua lại đạp lên nó. Trời đổ mưa, muối Bé, bây giờ là hạt mưa, gặp lại muối To. Muối Bé hí hửng kể:

- Tuyệt lắm chị ơi! Khi em hòa tan trong nước biển, sau đó em thành mưa tưới mát cho Trái Đất thêm xanh tươi…. Thôi chào chị, em còn đi chu du nhiều nơi trên Trái Đất trước khi về biển, chuẩn bị một hành trình tuyệt vời khác…

Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần… bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan…

(Nguồn Internet)

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8 và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

Câu 1. Nghĩa của từ hí hửng trong câu “Muối Bé hí hửng kể.” là kể chuyện với tâm trạng và giọng điệu vui vẻ, háo hức, thích thú… Theo em, người ta đã dùng cách nào trong những cách sau:

A. Tra từ điển.

B. Dựa vào những từ xung quanh.

C. Đoán nghĩa của từ.

D. Dùng từ trái nghĩa với nó.

Câu 2. Câu văn “Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần… bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan…” có sử dụng phép điệp ngữ:

A. Nhìn Muối Bé hòa mình với dòng chảy

B. bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé.

C. …xa dần, xa dần…muốn hòa tan, hòa tan…

D. hòa mình với dòng chảy.

Câu 3. Tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn văn trên là gì ?

A. Diễn tả sự trôi đi ngày một xa dần của muối Bé theo dòng nước mưa.

B. Diễn tả mong muốn được tan chảy vào dòng nước của muối To .

C. Nhấn mạnh vào sự tiếc nuối và niềm khát khao của muối To muốn được hòa tan vào dòng nước mưa, để được sống cuộc đời chu du và được cống hiến giá trị của mình cho cuộc sống.

D. Thể hiện sự chán chường, thất vọng của muối To.

Câu 4. Trong câu văn “Mùa thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm.” Dấu phẩy có tác dụng gì?

A. Ngăn cách giữa các vế trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

B. Ngăn cách giữa các vế của một phép liệt kê phức tạp.

C. Làm cho câu văn dài trở nên rõ ràng hơn.

D. Ngăn cách giữa trạng ngữ với nòng cốt câu, giữa các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu.

Câu 5. Trong câu văn “Mùa thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm; còn những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp,bày bán trong các cửa hàng thực phẩm…”. Thành phần trạng ngữ có chức năng gì?

A. Xác định địa điểm của sự việc diễn ra trong câu.

B. Xác định cách thức thực hiện hành động trong câu.

C. Xác định phương tiện thực hiện hành động trong câu.

D. Xác định thời gian diễn ra sự việc trong câu.

Câu 6. Có mấy cụm động từ trong câu văn sau “Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh.”

A. Một cụm động từ.

B. Hai cụm động từ

C. Ba cụm động từ

D. Bốn cụm động từ.

Câu 7. Nhóm từ nào không chứa toàn từ láy?

A. Ngạo nghễ, tí ti, khinh khỉnh, lăn lóc, hí hửng .

B. Ngạo nghễ, tí ti, sạch đẹp, lăn lóc, tươi mát, hí hửng.

C. Ngạo nghễ, tí ti, khinh khỉnh, lăn lóc, ê chề, hí hửng .

D. Ngạo nghễ, tí ti, khinh khỉnh, lăn lóc, ê chề, hí hửng, chu du.

Câu 8. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A. Thuyết minh

B. Nghị luận

C. Tự sự

D. Miêu tả.

Thực hiện các yêu cầu

Câu 9. Cuộc đời của muối To và muối Bé như thế nào trước sự lựa chọn của mình?

Câu 10. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?

PHẦN II. VIẾT (4 điểm)

Kể lại một truyền thuyết bằng lời văn của em.

---------Hết---------

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

6,0

 

1

B

0,25

2

C

0,25

3

C

0,25

4

D

0,25

5

D

0,25

6

A

0,25

7

B

0,25

8

C

0,25

 

9

* Học sinh trả lời được các ý sau.

- Muối To:

+ Vào mùa thu hoạch, muối To bị gạt ra ngoài, bị xếp vào loại phế phẩm.

+ Lăn lóc hết xó chợ này đến xó chợ khác, cuối cùng người ta cho muối To vào nồi cám heo.

+ Bị ném ra đường, người qua đường đạp lên nó.

- Muối Bé:

+ Được đóng vào bao sạch đẹp, bày bán trong các cửa hàng thực phẩm

+ Được bay lên trời và chu du khắp muôn nơi và trở thành mưa, tưới mát cho Trái Đất thêm xanh tươi…

Hướng dẫn chấm

-Trả lời đầy đủ các ý trên được 2 điểm.

- Thiếu ý nào sẽ không có điểm ý đó.

 

1,0

 

0,25

 

0,25

 

0,5

1,0

 

0,5

 

0,5

 

10

Những bài học mà HS có thể rút ra:

- Phải hiểu rõ về giá trị của bản thân mình để từ đó có lối sống tích cực, hòa nhập, cống hiến cái riêng của mình cho cái chung của cộng đồng, xã hội.

- Không nên sống ích kỉ, cố giữ cho riêng của mình.

- Cho đi là chúng ta đã nhận lại…

- Nên lắng nghe ý kiến tích cực để hoàn thiện mình.

* Lưu ý: Đây là câu hỏi mởHS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nếu thấy hợp lí vẫn cho điểm.

Hướng dẫn chấm

- Học sinh chỉ ra 3 bài học trở lên khuyến khích 2 điểm.

- Học sinh chỉ được dưới 3 bài học thì mỗi bài học được 0,5 điểm.

2,0

Đề số 3

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tinh đến mức chúng ta đang đẩy các động thực vật hoang dã ra khỏi bề mặt Trái Đất. Chúng ta đã sử dụng hơn một nửa đất đai của thế giới cho lương thực, thành phố, đường sá và hầm mỏ; chúng ta sử dụng hơn 40% sản lượng sơ cấp của hành tinh (tất cả mọi thứ chế biến từ thực vật và động vật); và chúng ta kiểm soát 3/4 lượng nước ngọt. Con người hiện là loài động vật lớn với số lượng nhiều nhất trên Trái Đất và đứng thứ hai trong danh sách đó chính là những con vật được chúng ta nhân giống để phục vụ mình. Những thay đổi trên cấp độ hành tinh giờ đây đang đe dọa gây tuyệt chủng cho 1/5 sinh vật, gấp khoảng một nghìn lần tỉ lệ tuyệt chủng tự nhiên - chúng ta đã mất một nửa số động vật hoang dã chỉ trong vòng 40 năm qua...

(Nhiều tác giả, Thế giới sẽ ra sao? NXB Dân trí, Hà Nội, 2020, tr, 38 - 39)

Trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Phần trích trên thuộc kiểu văn bản nào?

A. Ký. 

B.Truyện.

C. Nghị luận.

D. Thông tin.

Câu 2. Từ nào sau đây là từ mượn gốc Hán:

A. Đường sá.

B. Thay đổi.

 C. Thống trị.

D. Đất đai.

Câu 3: Phần trích trên cung cấp cho người đọc những thông tin chính nào?

A. Địa vị thống trị của con người trên Trái Đất và những hậu quả mà địa vị đó gây ra cho đời sống của muôn loài.

B. Những họat động của con người trên Trái đất và hậu quả mà những hoạt động đó gây ra cho đời sống muôn loài.

C. Vai trò to lớn của con người trên Trái đất và những việc làm tác động tới đời sống của muôn loài.

D. Sự tuyệt chủng của các loài sinh vật do những hoạt động của con người mang lại.

Câu 4. Tác giả đã chứng minh “sự thống trị hầu khắp hành tinh” của loài người theo cách nào?

A. Liên tục đưa ra những số liệu cụ thể và các so sánh có độ xác thực cao.

B. Liên tục đưa ra lý lẽ và dẫn chứng cụ thể xác thực cho thông tin đưa ra.

C. Dùng lập luận chặt chẽ để làm rõ cho sự thống trị hầu khắp hành tinh của loài người.

D. Đưa ra những thông tin cơ bản nhất về sự thống trị hầu khắp hành tinh của loài người.

Câu 5. Cụm từ nào sau đây là cụm danh từ?

A. Đường sá và hầm mỏ.

B. Những con vật.

C. Số lượng nhiều nhất.

D. Tuyệt chủng tự nhiên.

Câu 6. Từ “sơ cấp” trong đoạn trích có thể được đặt cùng nhóm với từ nào sau đây (tất cả đều là từ mượn).

A. Đa cấp.

B. Trung cấp.

C.Thứ cấp.

D. Cao cấp.

Câu 7. Từ nào không thuộc nhóm từ nói về các loài sinh vật?

A. Động vật.

B. Thực vật.

C. Trái đất.

D. Con vật.

Câu 8. Trạng ngữ trong câu sau được dùng để làm gì?

“Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tinh đến mức chúng ta đang đẩy các động thực vật hoang dã ra khỏi bề mặt Trái Đất”.

A. Chỉ nguyên nhân.

B. Chỉ thời gian.

C. Chỉ mục đích.

D. Chỉ phương tiện.

Câu 9. Bằng trải nghiệm của bản thân hoặc qua sách, báo, và các phương tiện thông tin khác, em hãy kể 2 đến 3 hậu quả do hiện tượng biến đổi khí hậu gây ra.

Câu 10. Giả sử, em là một tình nguyện viên tham gia chiến dịch bảo vệ môi trường, em hãy đề xuất những việc làm có ý nghĩa góp phần bảo vệ môi trường?

II. VIẾT (4,0 điểm)

Viết bài văn tả lại các hoạt động hưởng ứng Ngày hội đọc sách ở trường em.

---------Hết---------

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

6.0

 

1

D

0.5

 

2

C

0.5

 

3

A

0.5

 

5

A

0.5

 

6

B

0.5

 

7

C

0.5

 

8

B

0.5

 

9

Kể 2 đến 3 hiểm họa từ thiên nhiên do hiện tượng biến đổi khí hậu mà em đã chứng kiến hay biết qua sách, báo, và các phương tiện thông tin khác:

+ Hiện tượng mưa lũ ở miền Trung kéo dài bất thường năm 2021.

+ Hiện tượng siêu bão hàng năm.

+ Hiện tượng nắng hạn kéo dài và nắng nóng bất thường.

Lưu ýHọc sinh nêu được 2-3 hiện tượng, GK cho 1.0 điểm, được 1 hiện tượng cho 0.5 điểm.

 

 

 

1.0

 

10

Những việc làm nhỏ nào mà lại có ý nghĩa lớn góp phần bảo vệ môi trường:

- Hãy sử dụng xe đạp đến trường thay bằng việc đi lại bằng phương tiện xe máy, ô tô.

- Hạn chế và tiến tới không sử dụng bao bì ni lông và ống nhựa, chai nhựa,...

- Tham gia chăm sóc cây xanh ở trường và ở nhà.

- Sẵn sàng tham gia dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, trường học,...

- Bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển kinh tế.

- Dùng các chai lọ nhựa qua sử dụng để trồng cây xanh nhỏ, tạo cảnh quan xanh sạch đẹp cho ngôi trường, ngôi nhà của mình.

Lưu ýHọc sinh nêu được 3-4 việc làm, GK cho 1.0 điểm, được 1-2 việc làm cho 0.5 điểm

1.0

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 6 CTST năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Hoa Lư. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON