Hoc247 xin giới thiệu đến các em Bộ 3 đề thi HK1 môn GDCD 11 năm 2020 Trường THPT Tân An có đáp án. Hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu bổ ích để các em t5ham khảo, chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
TRƯỜNG THPT TÂN AN |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD 11 NĂM HỌC 2020-2021 |
1. ĐỀ SỐ 1
Chọn một phương án đúng nhất cho mỗi câu sau và điền vào khung trên:
Câu 1: Theo nội dung quy luật giá trị, sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào?
A. Thời gian lao động cá biệt
B. Thời gian lao động xã hội cần thiết
C. Giá trị của hàng hóa
D. Nhu cầu của mọi người
Câu 2: Yếu tố nào quyết định số lượng cung hàng hóa?
A. Các yếu tố sản xuất
B. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực
C. Mức giá cả hàng hóa
D. Khả năng sản xuất
Câu 3: Trên thị trường người tiêu dùng chịu ảnh hưởng như thế nào về quan hệ cung – cầu?
A. Vừa có lợi, vừa thua thiệt
B. Luôn có lợi
C. Thiệt thòi, bị ép giá
D. Không bị ảnh hưởng gì
Câu 4: Khi giá cả hàng hóa tăng lên, các doang nghiệp mở rộng sản xuất. Đây là biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu?
A. Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường B. Cung – cầu tác động lẫn nhau
C. Tất cả các các biểu hiện trên D. Giá cả trị trường ảnh hưởng đến cung – cầu
Câu 5: Cạnh tranh ra đời, tồn tại và phát triển khi nào?
A. Khi lưu thông hàng hóa xuất hiện
B. Khi sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất hiện
C. Khi sản xuất hàng hóa xuất hiện
D. Khi quy luật giá trị xuất hiện
Câu 6: Nội dung nào được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước
B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
C. Kích thích sức sản xuất
D. Làm cho môi trường bị suy thoái
Câu 7: Hành vi nào sau đây là sự biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh?
A. Áp dụng khoa học – kỹ thuật hiện đại vào sản xuất
B. Đầu cơ tích trữ để nâng cao lợi nhuận
C. Hạ giá thành sản phẩm
D. Tung ra nhiều khuyến mãi để thu hút khách hàng
Câu 8: Việc trao đổi các hàng hóa với nhau trên thị trường thực chất là trao đổi:
A. Giá trị sử dung của hàng hóa
B. Những lượng lao động hao phí bằng nhau ẩn chứa trong hàng hóa
C. Giá trị của hàng hóa
D. Thời gian lao động xã hội cần thiết
Câu 9: Ý kiến nào đúng khi nói về cạnh tranh?
A. Ở nơi nào có sản xuất thì nơi có có cạnh tranh
B. Nền kinh tế tập trung bao cấp có cạnh tranh
C. Nền kinh tế tự túc tự cấp có cạnh tranh
D. Chỉ có sản xuất hàng hóa thì mới có cạnh tranh
Câu 10: Trên thị trường, sự tác động của nhân tố nào khiến cho giá cả hàng hóa trở nên cao hơn hoặc thấp hơn so với giá trị?
A. Cạnh tranh và phân phối sản phẩm B. Độc quyền
C. Cung – cầu D. Người mua, người bán
Câu 11: Người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng chuộng dùng hàng ngoại. Để hạn chế xu hướng này các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nước cần phải làm gì?
A. Làm hàng nhái giống như của nước ngoài
B. Có những ưu đãi đặc biệt về giá cả
C. Tìm cách ngăn chặn không cho hàng hoá nước ngoài tràn vào nước ta
D. Tích cực cạnh tranh với các mặt hàng nước ngoài giành ưu thế trên thị trường nội địa
Câu 12: Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa gọi là gì?
A. Thời gian lao động xã hội cần thiết
B. Giá trị hàng hóa
C. Thời gian lao động cá nhân
D. Thời gian lao động cá biệt
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
B |
C |
A |
D |
B |
D |
B |
D |
D |
C |
D |
B |
B |
C |
D |
A |
A |
B |
A |
D |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
A |
C |
A |
B |
C |
C |
A |
B |
A |
A |
D |
A |
C |
D |
C |
B |
C |
B |
D |
B |
2. ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 Điểm)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không nói lên tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá hiện đại hoá.
A. Nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất cho người dân.
B. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
C. Rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
D. Tạo ra năng xuất lao động đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Câu 2: Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất được gọi là gì?
A. Sản xuất của cải vật chất. B. Hoạt động. C. Sức lao động. D. Lao động.
Câu 3: Chị B may chiếc áo mất 7 giờ. Vậy 7 giờ là
A. Thời gian tạo ra sản phẩm. B. Thời gian cá biệt.
C. Tổng thời gian lao động. D. Thời gian trung bình của xã hội qui định để tạo ra hàng hóa.
Câu 4: Làm hàng giả, hàng kém chất lượng, …….. đây là biểu hiện của?
A. Mặt tích cực của cạnh tranh. B. Mặt hạn chế của cạnh tranh.
C. Cạnh tranh quyết liệt. D. Cạnh tranh lành manh.
Câu 5: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất bao gồm.
A. Sức lao động, đối tượng lao động, công cụ lao động.
B. Sức lao động, tư liệu lao động, công cụ sản xuất.
C. Sức lao động, công cụ lao động, tư liệu lao động.
D. Sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động.
Câu 6: Quy luật giá trị quy định trong sản xuất từng sản phẩm biểu hiện như thế nào
A. Giá cả = giá trị.
B. Giá cả < giá trị.
C. Thời gian lao động cá biệt > Thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Thời gian lao động cá biệt phù hợp thời gian lao động xã hội cần thiết.
Câu 7: Kiểu quan hệ kinh tế dựa trên hình thức sở hữu nhà nước là thành phần kinh tế
A. Tư nhân. B. Tư bản nhà nước.
C. Có vốn đầu tư nước ngoài. D. Nhà nước.
Câu 8: Thuộc tính của hàng hóa bao gồm.
A. Giá trị và giá trị trao đổi. B. Giá trị sử dụng.
C. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng. D. Giá trị và giá trị sử dụng.
Câu 9: Hợp tác xã là một trong những hình thức thể hiện của thành phần kinh tế
A. Cá thể tiểu chủ. B. Tập thể. C. Tư bản Nhà Nước. D. Tư nhân.
Câu 10: Anh T sử dụng thiết bị máy móc vào trong việc sản xuất của mình để mang lại năng suất cao.Vậy anh T đã thực hiện.
A. Tốt nhiệm vụ của trong phát triển kinh tế. B. Tốt công việc của người sản xuất.
C. Tốt nhiệm vụ của mình trong gia đình. D. Công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Câu 11: Gia đình anh Bình đã đầu tư vốn nuôi bò sữa tại nhà mình sinh sống. nội dung này đề cập đến thành phần kinh tế
A. Nhà nước. B. Cá thể tiểu chủ. C. Tập thể. D. Tư bản nhà nước.
Câu 12: Mối quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động giữa:
A. Người bán và người bán. B. Người sản xuất với người sản xuất.
C. Người sản xuất với người tiêu dùng. D. Người tiêu dùng với người tiêu dùng.
Câu 13: Nội dung nào sao đây không phải là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?
A. Tồn tại nhiều chủ sở hữu. B. Hợp tác cùng có lợi trong cạnh tranh.
C. Điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi đơn vị kinh tế là khác nhau.
D. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh,có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.
Câu 14: Thời gian trung bình của xã hội qui định để tạo ra hàng hóa là thời gian.
A. Lao động sản xuất. B. Lao động xã hội cần thiết.
C. Tạo ra sản phẩm. D. Lao động của người sản xuất.
Câu 15: Khi cầu tăng lên, sản xuất mở rộng dẫn đến cung tăng là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu ?
A. Cung cầu tác động lẫn nhau. B. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu.
C. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả. D. Thị trường chi phối cung cầu.
Câu 16: Khi giá tăng, sản xuất mở rộng dẫn đến cung tăng là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu?
A. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu. B. Cung cầu tác động lẫn nhau.
C. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả. D. Thị trường chi phối cung cầu.
Câu 17: Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu………..về tư liệu sản xuất.
A. Hoạch định. B. Nhất định. C. Qui định. D. Quyết định.
Câu 18: Là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận để thu được nhiều lợi ích. Nội dung trên đề cặp đến khái niệm
A. Cung- cầu. B. Cạnh tranh. C. Thị trường. D. Lao động .
Câu 19: Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động các biệt để sản xuất ra từng hàng hóa phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó và tổng thời gian lao cá biệt để sản xuất ra tổng hàng hóa phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết của tổng hàng hóa.nội dung trên nói đến:
A. Nội dung của quy luật trong lưu thông hàng hóa.
B. Nội dung của quy luật giá trị trong mua- bán hàng hóa.
C. Nội dung của quy luật giá trị trong điều tiết hàng hóa.
D. Nội dung của quy luật giá trị trong sản xuất hàng hóa.
Câu 20: Mục đích mà người sản xuất hàng hóa hướng đến là.
A. Giá cả. B. Số lượng hàng hóa. C. Lợi nhuận. D. Công dụng của hàng hóa.
Câu 21: Cung là …. hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định:
A. trọng lượng. B. liều lượng. C. định lượng. D. khối lượng.
Câu 22: Cầu là khối lượng………., dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, thu nhập xác định:
A. sản phẩm. B. định lượng. C. hàng hóa. D. trọng lượng.
Câu 23: Thực hiện tốt nội dung công nghiệp hoá hiện đại hoá thì sẽ có
A. Nhiều thuận lợi. B. Bước đầu có ảnh hưởng.
C. Tác động to lớn. D. Đáp ứng tốt nhu cầu của người sản xuất.
Câu 24: Mục đích cuối cùng của tranh là.
A. Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác.
B. Giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.
C. Giành ưu thế về khoa học công nghệ.
D. Giành hợp đồng kinh tế và các đơn đặt hàng.
II. PHẦN TỰ LUẬN (4 Điểm)
Câu 1: Hãy trình bày nội dung và biểu hiện của mối quan hệ cung- cầu? (2 điểm).
Câu 2: Thế nào là thành phần kinh tế? Trình bày tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta? (2 điểm).
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 Điểm)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
A |
C |
B |
B |
D |
D |
D |
D |
B |
D |
B |
C |
B |
B |
A |
A |
B |
B |
D |
C |
D |
C |
C |
B |
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
3. ĐỀ SỐ 3
I. Phần trắc nghiệm (5 điểm):
Câu 1: Khái niệm cạnh tranh xuất hiện từ khi nào?
A. Khi xã hội loài người xuất hiện. B. Khi con người biết lao động.
C. Khi sản xuất và lưu thông hàng hoá xuất hiện. D. Khi ngôn ngữ xuất hiện.
Câu 2: Cạnh tranh giữ vai trò như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?
A. Đòn bẩy kinh tế. B. Cơ sở sản xuất và lưu thông hàng hoá.
C. Động lực kinh tế. D. Nền tảng của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Câu 3: Khi Việt Nam là thành viên của WTO thì mức độ tính chất của loại cạnh tranh nào diễn ra quyết liệt?
A. Cạnh tranh trong mua bán. B. Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
C. Cạnh tranh giữa các ngành. D. Cạnh tranh trong nước và ngoài nước.
Câu 4: Kinh tế tập thể dựa trên hình thức sở hữu nào về tư liệu sản xuất?
A. Nhà nước. B. Tư nhân. C. Tập thể. D. Hỗn hợp.
Câu 5: Trên thực tế, sự vận động của cung, cầu diễn ra như thế nào?
A. Cung, cầu thường vận động không ăn khớp nhau.
B. Cung, cầu thường cân bằng.
C. Cung thường lớn hơn cầu.
D. Cầu thường lớn hơn cung.
Câu 6: Kinh tế nhà nước có vai trò như thế nào?
A. Cần thiết. B. Chủ đạo. C. Then chốt. D. Quan trọng.
Câu 7: Đâu không phải là nội dung của quan hệ cung cầu?
A. Cung cầu tác động lẫn nhau.
B. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả.
C. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu.
D. Cung cầu tác động đến giá cả.
Câu 8: Khi cầu giảm, thu hẹp sản xuất dẫn đến cung giảm là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu?
A. Cung cầu tác động lẫn nhau. B. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả.
C. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu. D. Thị trường chi phối cung cầu.
Câu 9: Để xác định thành phần kinh tế thì cần căn cứ vào đâu?
A. Nội dung của từng thành phần kinh tế.
B. Hình thức sở hữu.
C. Vai trò của các thành phần kinh tế.
D. Biểu hiện của từng thành phần KT.
Câu 10: Khi trên thị trường cung < cầu thì xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Giá cả tăng. B. Giá cả giảm.
C. Giá cả giữ nguyên. D. Giá cả bằng giá trị.
Câu 11: Ở nước ta, kết quả của xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí, hiện đại, hiệu quả sẽ tạo ra cơ cấu kinh tế
A. nông nghiệp – công nghiệp.
B. công nghiệp – nông nghiệp.
C. công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ.
D. nông nghiệp – công nghiệp- dịch vụ.
Câu 12: Quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là quá trình nào sau đây?
A. Hiện đại hoá. B. Công nghiệp hoá.
C. Tự động hoá. D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Câu 13: Cuộc Cách mạng khoa học kỉ thuật lần thứ hai gắn với quá trình nào sau đây?
A. Hiện đại hoá. B. Công nghiệp hoá.
C. Tự động hoá. D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Câu 14: Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH – HĐH gắn với phát triển yếu tố nào sau đây?
A. Kinh tế nông nghiệp. B. Kinh tế hiện đại.
C. Kinh tế tri thức. D. Kinh tế thị trường.
Câu 15: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta xác định ở nước ta hiện nay có bao nhiêu thành phần kinh tế?
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 16: Trường hợp nào thì giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất?
A. cung lớn hơn cầu. B. cung tăng, cầu giảm.
C. cung giảm, cầu tăng. D. cung nhỏ hơn cầu.
Câu 17: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh?
A. Khuyến mãi để thu hút khách hàng.
B. Hạ giá thành sản phẩm.
C. Đầu cơ tích trữ để nâng cao giá thành sản phẩm.
D. Áp dụng khoa học – kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất.
Câu 18: Thông thường, trên thị trường, khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung của hàng hóa sẽ
A. giảm. B. không tăng. C. ổn định. D. tăng lên.
Câu 19: Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế là chuyển dịch cơ cấu
A. lao động. B. ngành nghề. C. vùng, lãnh thổ. D. dân số.
Câu 20: Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới quản lí kinh tế từ tập trung quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường vào năm nào?
A. 1976 B. 1986 C. 1978 D. 1987
II. Phần tự luận (5 điểm):
Câu 1 (2 điểm): Kinh tế nhà nước là gì? Tại sao trong bốn thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân, kinh tế nhà nước lại giữ vai trò chủ đạo?
Câu 2 (3 điểm): Anh A kinh doanh nước giải khát bán rất đông khách, khách vào quán uống tấp nập, ai vào uống cũng khen ngon và rẻ. Anh B kinh doanh bên cạnh thấy thế nên cố ý tung tin đồn thất thiệt làm cho kinh doanh của anh A gặp khó khăn.
Câu hỏi: a. Theo em hành vi của anh B cạnh tranh như thế đúng hay sai? Tại sao?
b. Là người tiêu dùng nếu gặp trường hợp đó em xử lý như thế nào?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. Phần trắc nghiệm (5 điểm):
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
C |
C |
D |
C |
A |
B |
D |
C |
B |
A |
D |
B |
A |
C |
A |
A |
C |
D |
A |
B |
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn GDCD 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Tân An. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
-
Bộ 3 đề thi HK1 môn GDCD 11 năm 2020 Trường THPT Bình Phú có đáp án
-
Bộ 3 đề thi HK1 môn GDCD 11 năm 2020 Trường THPT Lương Ngọc Quyến có đáp án
-
Bộ 3 đề thi HK1 môn GDCD 11 năm 2020 Trường THPT Thanh Bình có đáp án
Chúc các em học tập tốt