YOMEDIA

Bộ 2 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 Trường THPT Đoàn Thượng có đáp án

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Bộ 2 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 Trường THPT Đoàn Thượng có đáp án. Đã được tổng hợp và chọn lọc từ các trường THPT trên cả nước. Mời các em tham khảo tài liệu dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao trong học tập.

ADSENSE

1. ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoan trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sa

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn Người có ngọn sóng nào không

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo

Lạc Long cha nay chưa thấy trở về

Lời cha dặn phải giữ từng thước đất

Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi …

(Trích "Tổ quốc nhìn từ biển" - Nguyễn Việt Chiến)

Câu 1. Xác định hai phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn bản trên? (0.5 điểm)

Câu 2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng ở câu thơ: "Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn" (0,5 điểm)

Câu 3. Nêu ý nghĩa của sự kết hợp những từ ngữ "Tổ quốc", "Biển", " Hoàng Sa",

"Trường Sa", "thềm lục địa", "quần đảo", …có trong đoạn thơ? (1.0 điểm).

Câu 4. Từ nội dung đoạn thơ trên, anh/ chị hãy nêu suy nghĩ của mình về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam? (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo (trong Truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao) kể từ khi gặp Thị Nở cho đến khi hắn đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm và nghị luận.

Câu 2.

- Phép tu từ được sử dụng trong câu thơ: so sánh.

Câu 3.

- Ý nghĩa của sự kết hợp những từ ngữ "Tổ quốc", "Biển", "Hoàng Sa", "Trường Sa", "thềm lục địa", "quần đảo", trong đoạn thơ: thể hiện ý thức sâu sắc và tình cảm của mỗi người Việt Nam về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ rất thiêng liêng của Tổ quốc mình.

Câu 4.

Học sinh có những cách diễn đạt khác nhau nhưng cần có các ý như sau:

- Biển đảo là phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc.

- Tình cảm và trách nhiệm của mỗi người trong việc gìn giữ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận; Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo kể từ khi gặp Thị Nở cho đến khi hắn đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.

c. Triến khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo được các ý chính sau đây:

Giới thiệu tác giả Nam Cao, truyện ngắn Chí Phèo và vấn đề cần nghị luận.

- Về nội dung:

- Đây là thời điểm Chí Phèo đã bị tha hóa, bị tước đoạt quyền làm người lương thiện, bị khinh bỉ; cô độc,... Chí Phèo gặp Thị Nở một cách tình cờ.

- Sau cuộc đối ẩm ở vườn chuối, đặc biệt là sự chăm sóc ân tình của thị vào ngày hôm sau làm cho Chí từ tỉnh rượu đến tỉnh ngộ, Chí Phèo đã thay đổi:

+ Chí thức dậy và thấy “bâng khuâng”, lòng “mơ hồ buồn”; âm thanh của buổi sáng mai nhắc nhớ Chí về quá khứ, về giấc mơ xưa...

+ Trở lại với thực tại, Chí cảm nhận về sự cô độc, về tuổi già...

+ Thị Nở với những cử chỉ ân tình, với bát cháo hành khiến Chí xúc động. Chí thấy mình vẫn là người, Chí hạnh phúc, muốn “làm hòa với mọi người”, muốn làm lại cuộc đời. Chí khao khát làm người lương thiện, và hắn tràn ngập niềm hi vọng...

- Nhưng bà cô Thị Nở, Thị Nở, và thực chất là định kiến từ chối, Chí đã:

+ Hốt hoảng, níu kéo Thị Nở, hơi cháo hành - hương vị hạnh phúc ám ảnh, Chí ôm mặt khóc rưng rức...

+ Khi biết mình không thể gắn bó với Thị Nở, không được trở lại làm người lương thiện, Chí đã quyết định trừng phạt Thị Nở và bà cô Thị.

Nở, nhưng bước chân định mệnh lại đưa Chí đến nhà Bá Kiến, Chí dõng dạc đòi làm người lương thiện, rồi chính Chí lại nhận ra không ai cho Chí làm người lương thiện. Hắn đã đâm chết Bá kiến rồi tự vẫn...

- Bi kịch chồng chất bi kịch, dù chết Chí vẫn không thay đổi được bi kịch đau đớn của mình.

→ Trái tim Chí lại đã biết rung lên những nhịp đập yêu thương, mong ước. Khao khát được hoàn lương, sống một cuộc đời bình thường như bao người. Nhưng vừa nhen nhóm đã bị dập tắt. Chí đã phải chết trên ngưỡng cửa trở về với đời sống con người.

=> Nam Cao đã thể hiện sự bế tắc, khát vọng, nỗi khổ đau tột cùng của người nông dân, đồng thời khẳng định nét đẹp không thể mất của họ.

- Về nghệ thuật:

+ Lối văn xuôi hiện đại.

+ Diễn biến tâm lí nhân vật lôgic, sắc sảo, gây xúc động...

+ Ngôn ngữ trần thuật sống động, phong phú về điểm nhìn, giọng điệu...

+ Chọn lựa chi tiết đắt giá...

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

2. ĐỀ SỐ 2

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU: (3,0 điểm)

Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

…“Xe bus chỉ có duy nhất một người phục vụ hành khách với rất nhiều vali hành lý. Anh vừa là lái xe vừa là người bán vé vừa là người phục vụ. Khi xe tới anh xuống xe nhận từng vali hành lý của khách, xếp gọn gàng vào hầm chứa đồ của xe một cách cực kỳ cẩn trọng nhưng cũng rất nhanh chóng. Thái độ làm việc đầy trách nhiệm này chắc chắn là bắt nguồn từ tinh thần kỷ luật rất cao đối với cá nhân khi thực hiện công việc của mình.

Sau khi nhận hành lý của hành khách, anh lên xe để thực hiện việc bán vé tuyến Ikebukuro - sân bay Hadena cho từng khách với một thái độ ân cần và kính cẩn, luôn miệng cảm ơn từng người và cần mẫn trả tiền thừa cho mọi người, nhất là khi có rất nhiều du khách dùng tiền xu còn sót lại của mình để thanh toán cho tiền vé 1.200 yên cho hành trình này.

Khi xe tới sân bay anh lại một mình dỡ và gửi từng vali cho hành khách cũng nhẹ nhàng và cẩn trọng như chính hành lý của mình vậy, và luôn miệng cảm ơn hành khách chúng tôi.

Tôi kính phục anh, kính phục tinh thần kỷ luật cá nhân của anh cũng như của người Nhật trong công việc. Nếu không có tinh thần kỷ luật cá nhân, người Nhật không bao giờ có thể làm công việc của mình một cách cần mẫn, chu đáo và chi tiết tới mức tỉ mỉ đến vậy”

(Theo Fanpage Câu chuyện Nhật Bản)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Chỉ ra một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn đầu tiên.

Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung của đoạn trích.

Câu 3 (1,0 điểm): Anh/chị rút ra bài học gì từ câu chuyện trên? Lí giải ngắn gọn trong 5-7 dòng

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

Từ đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 12-15 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về giá trị của tính kỷ luật trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm):

Phân tích cảnh cho chữ và lời khuyên của nhân vật Huấn Cao đối với viên Quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” để cảm nhận quan niệm về cái Đẹp của nhà văn Nguyễn Tuân.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;

Diễn đạt rõ ràng, chính xác, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

2. Yêu cầu về kiến thức:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: tự sự (0,5 điểm)

- Phép liên kết được sử dụng ở đoạn đầu là: phép thế (người phục vụ hành khách/anh) hoặc phép lặp (lặp từ anh) (0,5 điểm).

Câu 2: Câu chuyện kể một anh lái xe bus người Nhật đã làm tốt công việc của mình với thái độ niềm nở, dễ mến, tác phong chuyên nghiệp và tinh thần kỉ luật cao; để lại sự nể phục ở tác giả. (1,0 điểm)

Câu 3: Học sinh chỉ ra bài học mình rút ra được (0,25 điểm) và lí giải (0,75 điểm). Giám khảo căn cứ vào tình hình bài làm của học sinh để cho điểm.

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

a) Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết đoạn văn nghị luận xã hội, biết triển khai luận điểm, diễn đạt mạch lạc.

- Yêu cầu hình thức:

Không tách dòng (Tách dòng: - 0.5đ).

Số dòng theo quy định, được phép ± 3 dòng).

- Yêu cầu về nội dung: Bài làm có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực, biết cách nêu những suy nghĩ riêng:

Gợi ý: Khẳng định tầm quan trọng của tính kỉ luật và sự cần thiết của nó trong đời sống của con người. Nhờ có tính kỉ luật mà cá nhân biết tuân thủ những nguyên tắc trong công việc và trong đời sống. Qua đó giữ được nề nếp kỉ cương và trật tự xã hội. Tính kỉ luật giúp ta hoàn thành tốt công việc được giao không bỏ dở giữa chừng khi gặp khó khăn. Kỉ luật đi đôi với tinh thần trách nhiệm và sự say mê sẽ khiến ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Những kẻ không khép mình vào kỉ luật sẽ sống tùy hứng thậm chí tùy tiện, cao hơn nữa dễ bị sa ngã cám dỗ bởi thói xấu. Một xã hội văn minh phát triển cần có những cá nhân ý thức sâu sắc về tinh thần này nhưng vẫn giữ được bản sắc cá nhân và cá tính sáng tạo.

b) Biểu điểm:

- Điểm 2: Văn viết lưu loát, mạch lạc, từ dùng chính xác, ấn tượng sử dụng được các thao tác lập luận .

- Điểm 1: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản của đề nhưng chưa có chiều sâu, diễn đạt có chỗ chưa thật lưu loát.

- Điểm 0: Để giấy trắng, lạc đề.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 Trường THPT Đoàn Thượng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF