YOMEDIA

Bộ 10 Đề thi tự luận giữa Học kì 1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Bộ 10 Đề thi tự luận giữa Học kì 1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020 được Học247 sưu tầm và chọn lọc, nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới. Mời các em cùng theo dõi!

ADSENSE
YOMEDIA

BỘ 10 ĐỀ THI TỰ LUẬN GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ 11 NĂM HỌC 2019-2020

1. ĐỀ 1

A. LÝ THUYẾT

Câu 1 (1,0 điểm)

Phát biểu và viết biểu thức định luật Cu-lông về lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong chân không ?

Câu 2 (1,0 điểm)

Điện trường là gì? Thế nào là điện trường đều?

Câu 3 (1,0 điểm)

Dòng điện là gì? Nêu điều kiện để có dòng điện trong vật dẫn.

Câu 4 (1,0 điểm)

Phát biểu và viết biểu thức định luật Jun - Lenxơ.

B. BÀI TẬP

Bài 1 (2,0 điểm)

Hai điện tích điểm q1 = 2.10-7 C và q2 = -8.10-7 C được đặt tại hai điểm A và B cách nhau 10 cm trong chân không. Xác định định lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích q3 = 4.10-7 C đặt tại điểm M trong trường hợp MA = 4 cm; MB = 6 cm.

Bài 2 (1,0 điểm)

Một tụ điện có điện dung 20µF. Điện tích mà tụ tích được là 800 µC. Tính hiệu điện thế giữa hai bản tụ ?

Bài 3 (1,0 điểm)

Một bếp điện khi sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bếp là có cường độ 4 A. Tính điện trở của bếp điện và nhiệt lượng mà bếp điện tỏa ra trong 20 phút theo đơn vị Jun (J).

Bài 4 (2,0 điểm)

 Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó nguồn điện có suất điện động là E = 6 V và có điện trở trong là r = 2 Ω; các điện trở ở mạch ngoài là R1 = 5 Ω, R2 = 20 Ω và R3 = 4 Ω. Tính:

a. Cường độ dòng điện qua mạch ngoài

b. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R3 ?

c. Hiệu suất của nguồn điện.

2. ĐỀ 2

A. LÝ THUYẾT

Câu 1 (1,0 điểm)

Cho 10 nguồn điện hoàn toàn giống nhau được mắc thành bộ nguồn nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r. Hãy viết công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn ?

Câu 2 (1,5 điểm)

Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm đối với toàn mạch ?

Câu 3 (1,5 điểm)

Phát biểu và viết biểu thức định luật Fa-ra-day về điện phân ? Trong trường hợp điện phân nào thì có hiện tượng cực dương tan ?

B. BÀI TẬP

Bài 1 ( 2,5 điểm)

Cho hai điện tích điểm q1 = 2nC, q2 = -2nC đặt cố định tại hai điểm A và B cách nhau 4 cm trong chân không.

          a) Xác định cường độ điện trường tại trung điểm M của AB ?

          b) Nếu đặt một điện tích điểm q = -4nC tại M thì nó chịu lực tác dụng thế nào ?

Bài 2 (1,0 điểm)

Một proton bay từ bản dương sang bản âm trong điện trường đều của một tụ điện phẳng, theo một đường thẳng MN dài 2 cm, có phương làm với phương của đường sức điện một góc 600. Biết cường độ điện trường trong tụ điện là 1000 V/m. Công của lực điện trong dịch chuyển này là bao nhiêu? Biết rằng điện tích của proton là 1,6.10-19(C).

Bài 4 ( 2,5 điểm)

Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó  nguồn điện có suất điện động là E = 6 V và có điện trở trong là r = 1 Ω. Mạch ngoài gồm các điện trở R1 = 10 Ω, R2 = 5 Ω, R4 = 9 Ω và một bình điện phân đựng dung dịch AgNO3 với anốt làm bằng bạc có điện trở R3 = 6 Ω. Bỏ qua điện trở của các dây nối.

a) Tính cường độ dòng điện trong mạch chính.

b) Tính khối lượng của bạc bám vào bề mặt catốt của bình điện phân sau thời gian 16 phút 5 giây. Cho A = 108 g/mol và n = 1.

3. ĐỀ 3

I- LÝ THUYẾT

Câu 1 (1,0 điểm)

            Nêu định nghĩa về cường độ điện trường.

Câu 2 (1,5 điểm)

            Thế nào là vật dẫn điện; vật cách điện? Nêu điều kiện để có dòng điện trong một vật dẫn điện.

Câu 3 (1,5 điểm)

            Hãy cho biết hạt tải điện và bản chất dòng điện trong môi trường chất bán dẫn là gì?

II- BÀI TẬP

Bài 1 (2,0 điểm)

            Hai điện tích điểm q1 = 6.10-9 C, q2 = - 6.10-9 C đặt cố định tại hai điểm A và B cách nhau 12 cm trong không khí. Xác định vectơ lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích q0 = 4.10-9 C đặt tại C. Với CA = 4 cm; CB = 16 cm.

Bài 2 (2,5 điểm)

Cho mạch điện như hình vẽ :

Trong  đó : ξ = 12V ;  r = 3 Ω, mạch ngoài có các điện trở   R1 = 2Ω , R2 = 3Ω, trên bóng đèn có ghi (4V – 4W).

Bỏ qua điện trở các dây nối.

a) Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và công suất tiêu thụ điện năng của mạch ngoài.

b) Tính cường độ dòng điện qua đèn. Hỏi đèn sáng như thế nào và tại sao?

Bài 3 (1,5 điểm)

            Một bình điện phân đựng dung dịch AgNO3 có anôt bằng bạc. Sau 3 giờ điện phân, khối lượng bạc bám vào catôt của bình điện phân là 30,22 g. Tính cường độ dòng điện qua bình điện phân. Biết bạc có A = 108 g/mol,   n = 1 và số Faraday F = 96500 C/mol.

 

4. ĐỀ 4

A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (4 câu)

Câu 1 (2,0 đ)  Điện trường là gì? Định nghĩa cường độ điện trường tại một điểm và viết công thức?

Câu 2 (1,5 đ)  Phát biểu và viết biểu thức của định luật Joule-Lenz.

Câu 3 (1,5 đ)  Nêu bản chất của dòng điện trong kim loại và trong chất khí.

Câu 4 (2,0 đ)  Lần lượt đặt các điện tích q1 ; q2 =- 3,6.10-6C  và q3 >0 tại  ba điểm A, B, C. Cho AB = 30cm; BC = 40cm; AC = 50cm. Biết hệ thống các điện tích được đặt trong không khí. Lực điện tổng hợp tác dụng lên q3 song song với \(\overrightarrow {AB} \) .  Xác định

  1. Dấu và độ lớn của điện tích q1?
  2. Vecto cường độ điện trường tổng hợp tác dung lên điện tích q3 ?

B. PHẦN RIÊNG: Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (5A hoặc 5B)

Câu 5A (3 đ) DÀNH CHO HỌC SINH BAN NÂNG CAO

Cho mạch điện như hình vẽ:

+ Bộ nguồn có N pin giống nhau mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động

ξ = 1,5V, điện trở trong r = 0,5W.

+ Đèn Đ1 ghi (6V – 9W), đèn Đ2 ghi (3V – 3W).

+ Các điện trở R1 = 9W ; R2 = 4W

+ RB là bình điện phân đựng dung dịch nhôm sunfat Al2(SO4)3

cực dương bằng nhôm.Cho AAl = 27g/mol, hóa trị n = 3.

a) Biết rằng các đèn Đ1 và Đ2 sáng bình thường:

- Tính điện trở của bình điện phân và khối lượng nhôm thu được ở cực âm của bình điện phân trong thời gian 1 giờ 4 phút 20 giây.

- Tìm số pin N của bộ nguồn và hiệu suất của bộ nguồn.

b) Gỉa sử R1 là một biến trở có giá trị thay đổi từ 0 đến vài trăm ohm ( ). Xác định giá trị của R1 để khối lượng nhôm thu được ở cực âm của bình điện phân trong thời gian nói trên là ít nhất? Tính khối lượng nhôm thu được trong trường hợp này?

Câu 5B (3 đ) DÀNH CHO HỌC SINH BAN CƠ BẢN

Cho mạch điện như hình vẽ:

+ Nguồn điện có suất điện động ξ  và điện trở trong r = 1 W.

+ Các điện trở R1 = 3 W ; R2 = R3 = R4 = 4W .

+ R2 là bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có cực dương bằng đồng.

Biết sau khi điện phân được 16 phút 5 giây thì khối lượng đồng được

thu được ở cực âm của bình điện phân là 0,32g. Cho ACu = 64g/mol, hóa trị n = 2.

a) Tính cường độ dòng điện qua bình điện phân và qua các điện trở.

b) Tính suất điện động ξ của nguồn và hiệu suất của nguồn.

c) Gỉa sử ta nối hai điểm M và N bởi một sợi dây dẫn có điện trở không đáng kể và suất điện động của nguồn có giá trị như đã tính ở trên. Tìm cường độ dòng điện qua nguồn.

...

--Để xem tiếp nội dung Đề thi số 5-10, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 10 Đề thi tự luận giữa Học kì 1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF