Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 6: Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư sau đây để tìm hiểu về chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất, sự phân chia giá trị thặng dư giữa các giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa tư bản.
1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
1.1 Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận
2. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất
2.1 Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường
2.2 Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân
2.3 Sự chuyển hóa của giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất
3. Sự phân chia giá trị thặng dư giữa các giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa tư bản
3.1 Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp
3.2 Tư bản cho vay và lợi tức cho vay
3.3 Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa. Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng
3.4 Công ty cổ phẩn, tư bán giả và thị trường chứng khoán
3.5 Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa
Tóm tắt lý thuyết
1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
1.1 Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
Như chúng ta đã biết, muốn tạo ra giá trị hàng hóa, tất yếu phải chi phí một số lao động nhất định, gọi là chi phí lao động, bao gồm lao động quá khứ và lao động hiện tại. Lao động quá khứ (lao động vật hoá), tức là giá trị của tư liệu sản xuất (c); lao động hiện tại (lao động sông) tức là lao động tạo ra giá trị mới (v + m).
Đứng trên quan điểm xã hội mà xét, chi phí lao động đó là chi phí thực tế của xã hội, chi phí này tạo ra giá trị hàng hóa. Ký hiệu giá trị hàng hóa là W:
w = c + V + m
Về mặt lượng: Chi phí thực tế = giá trị hàng hóa
Song, đối với nhà tư bản, họ không phải chi phí lao động để sản xuất hàng hóa, cho nên họ không quan tâm đến điều đó. Trên thực tế, họ chỉ quan tâm đến việc ứng tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v). Do đó, nhà tư bản chỉ xem hao phí hết bao nhiêu tư bản, chứ không tính đến hao phí hết bao nhiêu lao động xã hội. C. Mác gọi chi phí đó là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, ký hiệu là k.
k = c + V
Vậy, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí về tư bản bất biến và tư bản khả biến mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hóa.
Khi xuất hiện chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, thì công thức giá trị hàng hóa (W = c + V + m) sẽ chuyển thành w = k + m.
Như vậy, giữa chi phí thực tế và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa có sự khác nhau về cả mặt chất lẫn mặt lượng.
Về mặt chất: chi phí thực tế là chi phí lao động, phản ánh đúng, đầy đủ hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tạo ra giá trị hàng hóa, còn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) chỉ phản ánh hao phí tư bản của nhà tư bản mà thôi, nó không tạo ra giá trị hàng hóa.
Vì vậy, C. Mác chỉ rõ phạm trù chi phí sản xuất khổng có quan hệ gì với sự hình thành giá trị hàng hóa, cũng như không có quan hệ gì với quá trình làm cho tư bẳn tăng thêm giá trị.
Về mặt lượng: chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn chi phí thực tế: (c + v) < (c + V + m)
Vì tư bản sản xuất được chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động cho nên chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn tư bản ứng trước (K).
Ví dụ: Một nhà tư bản sản xuất đầu tư tư bản với số tư bản cố định (ci) là 1.200 đơn vị tiền tệ; số tư bản lưu động (c2 và v) là 480 đơn vị tiền tệ (trong đó giá trị của nguyên, nhiên, vật liệu (c2) là 300, tiền công (v) là 180). Nếu tư bản cố định hao mòn hết trong 10 năm, tức là mỗi năm hao mòn 120 đơn vị tiền tệ, thì:
Chi phí sản xuất (k) là: 120 + 480 = 600 đơn vị tiền tệ.
Tư bản ứng trước (K) là: 1.200 + 480 = 1.680 đơn vị tiền tệ.
Tức là K > k.
Nhưng khi nghiên cứu, C.Mác thường giả định tư bản cô' định hao mòn hết trong một năm, nên tổng tư bản ứng trước (K) và chi phí sản xuất luôn bằng nhau (K = k).
Việc hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) che đậy thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Giá trị hàng hoá: w = k + m, trong đó k = c + V. Nhìn vào công thức trên thì sự phân biệt giữa c và V đã biến mất, người ta thấy dường như k sinh ra m. Chính ở đây chi phí lao động bị che lấp bởi chi phí tư bản (k), lao động là thực thể, là nguồn gốc của giá trị thì bị biến mất, và giờ đây hình như toàn bộ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa sinh ra giá trị thặng dư.
1.2 Lợi nhuận
Giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có khoảng chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hóa (giả định: giá cả = giá trị), nhà tư bản không những bù đắp đủ số tư bản đã ứng ra, mà còn thu về được một số tiền lời ngang bằng với m. Số tiền này được gọi là lợi nhuận, ký hiệu là p.
Giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước sẽ mang hình thức biến tướng là lợi nhuận.
Nếu ký hiệu lợi nhuận là p thì công thức:
w = c + v + m = k + m bây giờ sẽ chuyên thành:
w = k + p
Vậy giữa p và m có gì giông và khác nhau?
Giống nhau: cả lợi nhuận (p) và giá trị thặng dư (m) đều có chung một nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân.
Khác nhau: Phạm trù giá trị thặng dư phản ánh đúng nguồn gốc và bản chất của nó là kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân.
Phạm trù lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư. C. Mác viết: "Giá trị thặng dư, hay là lợi nhuận, chính là phần giá trị dôi ra ấy của giá trị hàng hóa so với chi phí sản xuất của nó, nghĩa là phần dôi ra của tổng số lượng lao động chứa đựng trong hàng hóa so với số lượng lao động được trả công chứa đựng trong hàng hoá". Vì vậy, phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và lao động làm thuê, vì nó làm cho người ta hiểu lầm rằng giá trị thặng dư không phải chỉ do lao động làm thuê tạo ra. Nguyên nhân của hiện tượng đó là:
Thứ nhất, sự hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xoá nhòa sự khác nhau giữa c và V, nên việc p sinh ra trong quá trình sản xuất nhờ bộ phận V được thay thế bằng k (c + v), bây giờ p được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước.
Thứ hai, do chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí sản xuất thực tế, cho nên nhà tư bản chỉ cần bán hàng hóa cao hơn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và có thể thấp hơn giá trị hàng hóa là đã có lợi nhuận. Đốì với nhà tư bản, họ cho rằng lợi nhuận là do việc mua bán, do lưu thông tạo ra, do tài kinh doanh của nhà tư bản mà có. Điều này được thể hiện ở chỗ, nếu nhà tư bản bán hàng hóa với giá cả bằng giá trị của nó thì khi đó p = m; nếu bán với giá cả cao hơn giá trị thì khi đó p > m; nếu bán với giá cả nhỏ hơn giá trị háng hóa thì khi đó p < m. Nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội và trong một thời gian dài thì tổng giá cả bằng tổng giá trị, nên tổng lợi nhuận cũng bằng tổng giá trị thặng dư. Chính sự không nhất trí về lượng giữa p và m, nên càng che giấu thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
1.3 Tỷ suất lợi nhuận
Trên thực tế, các nhà tư bản không chỉ quan tâm đến lợi nhuận, mà còn quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước.
Nêu ký hiệu tỷ suất lợi nhuận là p' ta có: \(p' = {m{} \over c+v}.100 \%\)
Lợi nhuận là hình thức chuyên hóa của giá trị thặng dư, nên tỷ suât lợi nhuận cũng là sự chuyên hóa của tỷ suất giá trị thặng dư, vì vậy chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng giữa m' và p' lại có sự khác nhau cả về chất và lượng.
Về mặt chất: m' phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê, còn p' không thể phản ánh được điều đó, mà chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản.
Tỷ suât lợi nhuận chỉ cho nhà tư bản biết tư bản của họ đầu tư vào đâu thì có lợi hơn. Do đó, việc thu lợi nhuận và theo đuổi tỷ suât lợi nhuận là động lực thúc đẩy các nhà tư bản, là mục tiêu canh tranh của các nhà tư bản.
Về mặt lượng: p' luôn luôn nhỏ hơn m', vì: \(p' = {m {} \over c+v}.100\%\) còn \(m' = {m {} \over v}.100\%\)
1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận
- Tỷ suất giá trị thặng dư:
Tỷ suất giá trị thặng dư càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại.
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản:
Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không đổi, nếu câu tạo hữu cơ của tư bản càng cao thì tỷ suât lợi nhuận càng giảm và đó cũng là bản chất của quy luật p' có xu hướng giảm sút trong chủ nghĩa tư bản.
- Tốc độ chu chuyên của tư bản:
Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn, thì tần suất sản sinh ra giá trị thặng dư trong năm của tư bản ứng trước càng nhiều lần, giá trị thặng dư theo đó mà tăng lên làm cho tỷ suât lợi nhuận cũng càng tăng.
- Tiết kiệm tư bản bất biến :
Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến không đổi, nếu tư bản bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn.
Vì theo công thức: \(p'= {m {} \over c+v}.100 \%\)
Rõ ràng khi m và V không đổi, nếu c càng nhỏ thì p' càng lớn.
Bốn nhân tố trên đây đều được các nhà tư bản sử dụng, khai thác một cách triệt để, để đạt được tỷ suât lợi nhuận cao nhất. Song, với những đặc điểm, điều kiện khác nhau, nên cùng một lượng tư bản như nhau đầu tư vào các ngành sản xuất khác nhau, thì tỷ suất lợi nhuận đạt được lại khác nhau. Vì vậy, các nhà tư bản ra sức canh tranh kịch liệt với nhau và dẫn tới việc hình thành lợi nhuận bình quân.
2. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất
2.1 Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường
Cạnh tranh xuất hiện và gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất, lánh doanh hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, để thu lợi nhuận cao nhất.
Trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, tồn tại hai loại cạnh tranh là: cạnh tranh trong nội bộ ngành và canh tranh giữa các ngành.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự canh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có lợi hơn để thu lợi nhuận siêu ngạch.
Biện pháp cạnh tranh: các nhà tư bản thường xuyên cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa xí nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa đó để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
Kết quả của cạnh tranh nội bộ ngành là hình thành nên giá trị xã hội (giá trị thị trường) của từng loại hàng hóa. Điều kiện sản xuất trung bình trong một ngành thay đổi do kỹ thuật sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên, giá trị xã hội (giá trị thị trường) của hàng hóa giảm xuống.
Như đã biết, trong các đơn vị sản xuất khác nhau, do điều kiện sản xuất (điều kiện kỹ thuật, tổ chức sản xuất, trình độ tay nghề công nhân...) khác nhau, cho nên hàng hóa có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường các hàng hóa phải bán theo giá trị xã hội - giá trị thị trường.
Theo c. Mác, "Một mặt phải coi giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hóa được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó; mặt khác, lại phải coi giá trị
thị trường là giá trị cá biệt của những hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện trung bình của khu vực đó và chiếm một khôi lượng lớn trong số những sản phẩm của khu vực này".
2.2 Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân
Canh tranh giữa các ngành là sự canh tranh giữa các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn, tức là nơi có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
Biện pháp cạnh tranh: tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, tức là phân phối tư bản (c và v) vào các ngành sản xuất khác nhau.
Kết quả của cuộc canh tranh này là hình thành tỷ suất lợi nhuận binh quân, và giá trị hàng hóa chuyên thành giá cả sản xuất.
Chúng ta đều biết, ở các ngành sản xuất có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật và tổ chức quản lý khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau.
Giả sử có ba ngành sản xuất khác nhau, tư bản của mỗi ngành đểu bằng 100, tỷ suất giá trị thặng dư đều bằng 100% tốc độ chu chuyên của tư bản ở các ngành đều như nhau. Nhưng do câu tạo hữu cơ của tư bản ở từng ngành khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau.
Ngànhsản xuất |
Chi phísản xuất |
m'(%) |
Khối lượng (m) |
p’(%) |
|
|
|||
Cơ khí |
80 c + 20 V |
100 |
20 |
20 |
Dệt |
70 c + 30 V |
100 |
30 |
30 |
Da |
60 c + 40 V |
100 |
40 |
40 |
Như vậy, cùng một lượng tư bản đầu tư, nhưng do cấu tạo hữu cơ khác nhau nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Nhà tư bản ở ngành có tỷ suất lợi nhuận tháp không thể bằng lòng, đứng yên trong khi những ngành khác có tỷ suât lợi nhuận cao hơn. Trong ví dụ trên, ngành da là ngành có câu tạo hữu cơ của tư bản thấp nhất nhưng tỷ suất lợi nhuận lại là cao nhất, ngược lại, ngành cơ khí là ngành có cấu tạo hữu cơ của tư bản cao nhất nhưng tỷ suât lợi nhuận lại thấp nhất. Vì vậy, tư bản ở ngành cơ khí, ngành dệt sẽ tự phát di chuyên sang ngành da, làm cho sản phẩm của ngành da nhiều lên (cung lớn hơn cầu), do đó giá cả hàng hóa ở ngành da sẽ hạ xuống thấp hơn giá trị của nó, và tỷ suất lợi nhuận ở ngành này giảm xuống. Ngược lại, ngành cơ khí là ngành mà cả xã hội đều muôn né tránh vì tỷ suất lợi nhuận thấp nhất nên sản phẩm của ngành cơ khí sẽ giảm đi (cung thấp hơn cầu), nên giá cả sẽ cao hơn giá trị, và do đó tỷ suất lợi nhuận ở ngành cơ khí sẽ tăng lên. Như vậy, do hiện tượng di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, làm cho ngành có cung (hàng hóa) lớn hơn cầu (hàng hoá) thì giá cả giảm xuống, còn ngành có cầu (hàng hóa) lớn hơn cung (hàng hóa) thì giá cả tăng lên. Sự tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác làm thay đổi cả tỷ suất lợi nhuận cá biệt vốn có của các ngành. Sự tự do di chuyên tư bản này chỉ tạm dừng lại khi tỷ suất lợi nhuận ở tất cả các ngành đều xấp xỉ bằng nhau. Kết quả là hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bĩnh quân.
Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư vả tổng số tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, ký hiệu là p'.
C. Mác cho rằng: Những tỷ suất lợi nhuận hình thành trong những ngành sản xuất khác nhau, lúc đầu rất khác nhau. Do ảnh hưởng của canh tranh, những tỷ suất lợi nhuận khác nhau đó san bằng thành tỷ suất lợi nhuận chung, đó là con sô' trung bình của tất cả những tỷ suất lợi nhuận khác nhau.
Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân thì lượng lợi nhuận của tư bản ở các ngành sản xuất khác nhau đều tính theo tỷ suất lợi nhuận bình quân, và do đó, nếu lượng tư bản ứng ra bằng nhau, dù đầu tư vào ngành nào cũng đều thu được lợi nhuận bằng nhau, gọi là lợi nhuận bình quân.
Vậy, lợi nhuận bùứì quân là số lợi nhuận bằng nhâu của những tư bản bàng nhau, đầu tư vào những ngành khác nhau, bất kể cấu tạo hữu cơ của tư bản như thế nào, ký hiệu là p.
Theo ví dụ trên thì lợi nhuận bình quân của cả ba ngành đều tính được như sau: p = 30% * 100 = 30
Như vậy, trong giai đoạn cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản, giá trị thặng dư biểu hiện thành lợi nhuận bình quân và quy luật giá trị thặng dư cũng biểu hiện thành quy luật lợi nhuận bình quân.
Sự hình thành tỷ suất lợi nhận bình quân và lợi nhuận bình quân đã che giấu hơn nữa thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân (p') và lợi nhuận bình quân (p) góp phần vào điều tiết nền kinh tế, chứ không làm chấm dứt quá trình canh tranh trong xã hội tư bản, trái lại canh tranh vẫn tiếp diễn.
2.3 Sự chuyển hóa của giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất
Cùng với sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hóa chuyên hóa thành giá cả sản xuất.
Giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân.
Giá cả sản xuất = k + p
Tiền đề của giá cả sản xuất là sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. Điều kiện để giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất gồm có: đại công nghiệp cơ khí tư bản chủ nghĩa phát triển; sự liên hệ rộng rãi giữa các ngành sản xuất; quan hệ tín dụng phát triển, tư bản tự do di chuyên từ ngành này sang ngành khác.
Trong sản xuất hàng hóa giản đơn thì giá cả hàng hóa xoay quanh giá trị hàng hóa. Giờ đây, giá cả hàng hóa sẽ xoay quanh giá cả sản xuất. Xét về mặt lượng, ở mỗi ngành, giá cả sản xuât và giá trị hàng hóa có thể không bằng nhau, nhưng đứng trên phạm vi toàn xã hội thì tổng giá cả sản xuất luôn bằng tổng giá trị hàng hóa. Trong mối quan hệ này thì giá trị vẫn là cơ sở, là nội dung bên trong giá cả sản xuât; giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả thị trường, và giá cả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất.
Quá trình hình thành lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất có thể tóm tắt ở bảng sau đây:
Ngành sản xuất |
Tư bản bất biến |
Tư bản khả biến |
m (với m' = 100%) |
Giá trị hàng hóa |
p |
Giá cả sản xuất của hàng hóa |
Chênh lêch giữa giá cả sản xuất và giá trị |
Cơ khí |
80 |
20 |
20 |
120 |
30 |
130 |
+ 10 |
Dệt |
70 |
30 |
30 |
130 |
30 |
130 |
0 |
Da |
60 |
40 |
40 |
. 140 |
30 |
130 |
-10 |
Tổng số |
210 |
90 |
90 |
390 |
90 |
390 |
0 |
Như vậy, trong giai đoạn canh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản, khi giá trị thặng dư chuyển hóa thành lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hóa chuyên hóa thành giá cả sản xuất và quy luật giá trị cũng biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất.
3. Sự phân chia giá trị thặng dư giữa các giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa tư bản
3.1 Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp
- Tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản
Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyên của tư bản công nghiệp, thường xuyên có một bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa (H’), chờ để được chuyên hóa thành tư bản tiền tệ (T’). Do sự phát triển của phân công lao động xã hội, đến một trình độ nhất định, giai đoạn này được tách riêng ra trở thành chức năng chuyên môn của một loại hình tư bản kinh doanh riêng biệt, đó chính là tư bản thương nghiệp (tư bản kinh doanh hàng hóa).
Như vậy, trong chủ nghĩa tư bản tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp được tách rời ra và phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa của tư bản công nghiệp.
Công thức vận động của tư bản thương nghiệp là: T-H-T’
Với công thức này, hàng hóa được chuyển chỗ hai lần: (1) Từ tay nhà tư bản công nghiệp sang tay nhà tư bản thương nghiệp; (2) Từ tay nhà tư bản thương nghiệp sang tay người tiêu dùng. Điều này cho thấy tư bản thương nghiệp chỉ hoạt động trong lỉnh vực lưu thông và không bao giờ mang hình thái là tư bản sản xuất cả.
Ra đời từ tư bản công nghiệp, song lại thực hiện một chức năng chuyên môn riêng tách rời khỏi chức năng sản xuất của tư bản công nghiệp nên tư bản thương nghiệp có đặc điểm là vừa phụ thuộc vào tư bản công nghiệp lại vừa độc lập đối với tư bản công nghiệp.
Thực tế cho thấy, sự ra đời và phát triển của tư bản thương nghiệp đã làm cho lưu thông hàng hóa phát triển, thị trường được mở rộng, hàng hóa được lưu thông nhanh chóng, do vậy, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản. Từ đó nó cũng có tác động ngược trỏ lại: thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Lợi nhuận th ương nghiệp
Như ở trên đã cho thấy, tư bản thương nghiệp xét về chức năng là mua và bán, thì chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, tách rời khỏi chức năng sản xuất của tư bản công nghiệp. Mà theo lý luận giá trị của C. Mác thì lưu thông không sáng tạo ra giá trị, cũng không sáng tạo ra giá trị thặng dư và lợi nhuận. Nhưng thực tế, các nhà tư bản thương nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa thì tất cả đều nhằm vào lợi nhuận thương nghiệp và kết quả là họ đều thu được lợi nhuận thương nghiệp.
Vậy, bản chất của lợi nhuận thương nghiệp là gì? nguồn gôc của nó là từ đâu?
Nếu xét về khía cạnh lưu thông thuần túy thì việc tạo ra giá trị thặng dư và phân chia giá trị thặng dư là hai vấn đề khác nhau. Lĩnh vực lưu thông cũng như hoạt động lao động thương nghiệp đúng là không tạo ra được giá trị thặng dư, nhung do vị trí, tầm quan trọng của lưu thông đối với sự phát triển của sản xuất và tái sản xuất nên tư bản thương nghiệp vẫn được tham gia vào việc phân chia giá trị thặng dư cùng với tư bản công nghiệp và phần giá trị thặng dư mà tư bản thương nghiệp được chia chính là lợi nhuận thương nghiệp.
Như vậy, lợi nhuận thương nghiệp là một phần của giá trị thặng dư được sáng tạo ra ừong lữih vực sản xuất và do tư bản công nghiệp nhượng lại cho tư bản thương nghiệp, để tư bản thương nghiệp thực hiện chức năng lưu thông.
Trên thực tế, tư bản thương nghiệp thu lợi nhuận thương nghiệp từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Nhưng điều đó không có nghĩa là tư bản thương nghiệp bán hàng hóa cao hơn giá trị của nó, mà là: tư bản thương nghiệp mua hàng của tư bản công nghiệp với giá thấp hơn giá ữị (khi chấp nhận bán hàng với giá thấp hơn giá trị cho tư bản thương nghiệp có nghĩa là tư bản công nghiệp đã chấp nhận “nhượng” một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương nghiệp), sau đó, tư bản thương nghiệp lại bán hàng cho người tiêu dùng với giá đúng giá trị của nó.
Để làm rõ quá trình phân chia giá trị thặng dơ giữa tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp, ta xét ví dụ sau đây (giả định trong ví dụ này không xét đến chi phí lưu thông):
Một nhà tư bản công nghiệp có một lượng tư bản ứng trước là 900, trong đó phân chia thành 720 c + 180 V. Giả định m’ = 100% thì giá trị hàng hóa sẽ là:
720 c + 180 V + 180 m = 1.080
Tỷ suất lợi nhuận công nghiệp là: \(p' = {180{} \over 900}.100 \%=20\%\)
Nhưng khi tư bản thương nghiệp tham gia vào quá trình kinh doanh thì công thức ưên đây sẽ thay đổi. Giả sử tư bản thương nghiệp ứng ra 100 tư bản để kinh doanh. Như vậy, tổng tư bản ứng ra của cả tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp sẽ là: 900 + 100 = 1.000, và tỷ suất lợi nhuận bình quân sẽ là:
\(p' = {180{} \over 1000}.100 \%=18\%\)
Theo tỷ suất lợi nhuận chung này, tư bản công nghiệp chỉ thu được số lợi nhuận bằng 18% của số tư bản ứng ra (tức là 18% của 900, bằng 162) và tư bản công nghiệp sẽ bán hàng hóa cho tư bản thương nghiệp theo giá: 900 + 162 = 1.062.
Còn tư bản thương nghiệp sẽ bán hàng cho người tiêu dùng theo giá bằng giá trị hàng hóa, tức là 1.080.
Chênh lệch giữa giá bán và giá mua của tư bản thương nghiệp chính là lợi nhuận thương nghiệp. Trong ví dụ này lợi nhuận thương nghiệp sẽ là:
P thương nghiệp = 1.080 -1.062 = 18
Khoản lợi nhuận thương nghiệp 18 này cũng tương ứng với tỷ suất 18% của tư bản thương nghiệp ứng trước.
3.2 Tư bản cho vay và lợi tức cho vay
- Tư bản cho vay dưới chủ nghĩa tư bản
Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản công nghiệp, thường xuyên có một bộ phận tư bản tiền tệ ở trạng thái nhàn rỗi. Ví dụ: tiền trong quỹ khấu hao nhưng chưa đến kỳ đổi mới hoặc sửa chữa lớn tư bản cố định, tiền mua nguyên, nhiên, vật liệu nhưng chưa đến kỳ hạn mua, quỹ tiền lương để trả cho công nhân nhưng chưa đến kỳ phải trả, phần giá trị thặng dư dùng để tích lũy mở rộng sản xuất nhưng chưa có cơ hội, V.V.. Tình trạng tiền để rỗi như vậy lại mâu thuẫn với bản chất của tư bản là luôn luôn vận động. Chỉ trong quá trĩnh vận động tư bản mới có khả năng sinh lời. Mặt khác, cũng do có sự khác biệt về cơ hội kinh doanh giữa các nhà tư bản cá biệt. Vì vậy, nếu xét tại một thời điểm sẽ có những nhà tư bản cá biệt có tiền đe rỗi, song lại có những nhà tư bản khác tìm được cơ hội đầu tư và lại rất cần tiền. Từ đó nảy sinh quan hệ cung - cầu về tư bản tiền tệ và xuất hiện quan hệ vay mượn lẫn nhau, trong đó bên cung về tư bản tiền tệ chính là bên cho vay, còn bên cầu về tư bản tiền tệ chính là bên đi vay.
Như vậy, tư bản cho vay là tư bản tiền tộ tạm thời nhàn rất má người chủ sở hữu nó cho người khác sử dụng trong một thời gian nhằm nhận được số tiền lời nhất định. Số tiền lời đó được gọi là lợi tức. Ký hiệu là z.
Tư bản cho vay có những đặc điểm khác căn bản với tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp. Điều này được thể hiện ở chỗ: đôi với tư bản cho vay thì quyền sở hữu tư bản tách ròi quyền sử dụng tư bản; tư bản cho vay là hàng hóa đặc biệt.
Tư bản cho vay vận động theo công thức T - T’, trong đó T’ = T + z. Nhìn vào công thức này, sự vận động của tư bản cho vay chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa nhà tư bản cho vay và nhà tư bản đi vay, tiền đẻ ra tiền. Do đó, quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa được che giấu một cách kín đáo nhất; tư bản cho vay trở nên thần bí và được sùng bái nhất.
Lợi tức và tỷ suất lợi tức:
- Lợi tức:
Để làm rõ nguồn gốc và bản chất của lợi tức cần phải xem xét dòng lưu chuyển của đồng tiền từ nhà tư bản cho vay đến nhà tư bản đi vay và ngược lại.
Do có tư bản tiền tệ để rồi nên nhà tư bản cho vay đã chuyên tiền của mình cho nhà tư bản đi vay sử dụng. Tiền nhàn rỗi khi vào tay nhà tư bản đi vay sẽ trở thành tư bản hoạt động. Trong quá trình vận động, tư bản hoạt động sẽ thu được lợi nhuận bình quân. Nhưng vì để có tư bản hoạt động, trước đó anh ta đã phải đi vay, nên nhà tư bản đi vay (tức tư bản hoạt động) không được hưổng toàn bộ lợi nhuận bình quân, mà trong số lợi nhuận bình quân có một phần được trích ra để trả cho nhà tư bản cho vay dưới hình thức lợi tức. Phần còn lại của lợi nhuận bình quân chính là thu nhập của nhà tư bản đi vay (tư bản hoạt động) còn được gọi là lợi nhuận doanh nghiệp.
Như vậy, lợi tức (z) chính là một phần của lợi nhuận bình quân mẩ nhà tư bản đi vay phải trả cho nhá tư bản cho và căn cứ vào lượng tư bản tiền tệ mà nhà tư bản cho vay đã bỏ ra cho nhà tư bản đi vay sử dụng.
Nguồn gốc của lợi tức cũng chính là từ giá trị thặng dư do công nhân làm thuê sáng tạo ra từ trong lỉnh vực sản xuất. Vì vậy, có thế khảng định tư bản cho vay cũng gián tiếp bóc lột công nhân làm thuê thông qua nhà tư bản đi vay.
Vì là một phần của lợi nhuận bĩnh quân, nên thông thường, giới hạn của lợi tức phải ở trong khoảng: 0< Z < p
- Tỷ suất lợi tức:
Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa tổng sô' lợi tức và sô' tư bản tiền tệ cho vay (thường tính theo tháng, quý, năm...).
Từ giới hạn của lợi tức, có thể suy ra giới hạn của tỷ suất lợi tức cũng phải ỏ trong khoảng: 0 < z’ < p'
Thông thường, tỷ suất lợi tức phải nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận bình quán (trừ trường hợp khủng hoảng) và phải lớn hơn số 0. Trong giới hạn đó, tỷ suất lợi tức lên xuống theo quan hệ cung cầu về tư bản cho vay và biến động theo chu kỳ vận động của tư bản công nghiộp. Cụ thể là tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào các nhân tố sau đây:
- Một là, tỷ suất lợi nhuận bình quân.
- Hai là, tỷ lệ phân chia lợi nhuận bình quân thành lợi tức và lợi nhuận của nhà tư bản hoạt động.
- Ba là, quan hệ cung cầu về tư bản cho vay.
Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, tỷ suât lợi tức có xu hướng giảm vì tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm và cung về tư bản cho vay có xu hướng tăng nhanh hơn cầu về tư bản cho vay.
3.3 Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa. Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng
- Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa
Chủ nghĩa tư bản không thể phát triển mạnh mẽ nếu như không có quan hệ tín dụng ngày càng mở rộng. Tín dụng tư bản chủ nghĩa là hình thức vận động của tư bản cho vay. Dưới chủ nghĩa tư bản có hai hình thức tín dụng cơ bản là tín dụng thương nghiệp và tín dụng ngân hàng.
Tín dụng thương nghiệp: là hình thức tín dụng giữa các nhà tư bản trực tiếp kinh doanh, mua bán chịu hàng hóa với nhau.
Việc mua bán chịu hàng hóa giữa các nhà tư bản có nghĩa là nhà tư bản này đã cho nhà tư bản kia vay một giá trị tư bản tương ứng với giá trị chứa đựng trong hàng hóa đó. BỞi vậy, người cho vay đòi hỏi phải được trả lợi tức. Giá hàng hóa bán chịu bao giờ cũng cao hơn giá hàng hóa trả tiền ngay bởi vì còn bao gồm cả phần lợi tức trong đó. Tuy nhiên, mục đích chủ yếu của tín dụng thương nghiệp lại không phải là để thu lợi tức, mà là để thực hiện giá trị hàng hóa và thúc đẩy lưu thông hàng hóa.
Sự vận động của tín dụng thương nghiệp gắn liền với sư vận động của tư bản hàng hóa, vì đối tượng của tín dụng thương nghiệp là hàng hóa.
Tín dụng ngân hàng: là quan hệ vay mượn thông qua ngân hàng làm môi giới. Đây là hình thức tín dụng giữa ngân hàng với các nhà tư bản trực tiếp kinh doanh và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội.
Sự vận động của tín dụng ngân hàng gắn liền với sự vận động của tư bản tiền tệ, vì đối tượng của tín dụng ngân hàng là tiền tệ.
- Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng
Ngân hàng trong chủ nghĩa tư bản là xí nghiệp kinh doanh tư bản tiền tệ, làm môi giới giữa người đi vay và người cho vay.
Ngân hàng có hai nghiệp vụ: nhận gửi và cho vay.
Trong nghiệp vụ nhận gửi, ngân hàng trả lợi tức cho người gửi tiền; còn trong nghiệp vụ cho vay, ngân hàng thu lợi tức của người đi vay. về nguyên tắc, lợi tức cho vay phải cao hơn lợi tức nhận gửi.
Chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi sau khi trừ đi những chi phí về nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng cộng với các thu nhập khác về kinh doanh tư bản tiền tệ hình thành nên lợi nhuận ngân hàng.
Trong cạnh tranh, rốt cuộc lợi nhuận ngân hàng cũng ngang bằng với lợi nhuận bình quân, nếu không sẽ lại diễn ra sự tự do di chuyên tư bản vào các ngành khác nhau.
Nhờ có ngân hàng mà các nhà tư bản có điều kiện mở rộng sản xuất nhanh chóng hơn, có điều kiện tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác dễ dàng hơn, giảm được chi phí lưu thông, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, đẩy nhanh tốc độ quay vòng của đồng tiền.
- Phân biệt tư bản ngân hàng với tư bản cho vay
Tư bản ngân hàng có điểm khác biệt về căn bản so với tư bản cho vay, thể hiện ở điểm sau đây:
- Tư bản cho vay lả tư bản tiềm thế, tư bản tài sản, là tư bản không hoạt động. Vì vậy, tư bản cho vay không tham gia vào quá trình bình quân hóa tỷ suât lợi nhuận. Lợi tức - thu nhập của tư bản cho vay chỉ là một phần của lợi nhuận bình quân.
- Tư bản ngân hàng là tư bản chức năng, tư bản hoạt động nên tư bản ngân hàng cũng có tham gia vào quá trình bình quân hóa tỷ suât lợi nhuận. Trong tự do cạnh tranh, lợi nhuận ngân hàng cũng ngang bằng lợi nhuận bình quân.
3.4 Công ty cổ phẩn, tư bán giả và thị trường chứng khoán
Sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và quan hệ tín dụng đã dẫn tới sự hình thành các công ty cổ phần và sự ra đời của thị trường chứng khoán.
- Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một loại hình xí nghiệp lớn được hình thành bằng con đường tập trung vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu.
Cổ phiếu là một thứ chứng khoán có giá do công ty cổ phần phát hành ghi nhận quyền sở hữu cổ phần của người mua cổ phiếu (được gọi là cổ đông), đồng thời còn bảo đảm cho Cổ đông có quyền được lĩnh một phần thu nhập của công ty (cổ tức) căn cứ vào giá trị cổ phần và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Cổ phiếu được mua, bán trên thị trường chứng khoán theo thị giá cổ phiếu. Thị giá cổ phiếu được xác định tương đương với một số tiền mả nếu đem gửi vào ngân hàng thì căn cứ theo tỷ suất lợi tức tiền gửi hiện hành cũng sẽ đem lại một khoản lợi tức tương đương với mức cổ tức.
Vì vậy, thị giá cổ phiếu phụ thuộc vào hai nhân tố:
Một là, mức cổ tức mà cổ phiếu mang lại. Mức cổ tức càng cao thì thị giá cổ phiếu càng lớn và ngược lại.
Hai là, tỷ suất lợi tức tiền gửi ngân hàng. Tỷ suất lợi tức tiền gửi ngân hàng càng cao thì thị giá cổ phiếu càng thấp và ngược lại.
- Tư bản giả
Tư bản giả là tư bản tồn tại dưới hình thức các chứng khoán có giá và mang lại thu nhập cho người sỏ hữu các chứng khoán đó.
Trên thực tế có hai loại chứng khoán phổ biến là: cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành và toái phiếu.
Trái phiếu cũng có hai loại:
Loại do các doanh nghiệp phát hành được gọi là trái phiếu cổng ty hay trái phiếu doanh nghiệp với tư cách là những chứng khoán có giá chứng nhận khoản tiền vay nợ của doanh nghiệp đồi với người mua toái phiếu. Người mua toái phiếu không phải là cổ đổng của doanh nghiệp mà chỉ đơn thuần là người cho doanh nghiệp vay vổn với giá trị tương ứng với mệnh giá toái phiếu. Hết hạn người sở hữu trái phiếu có quyền được hoàn trả số tiền đã mua toái phiếu theo mệnh giá kèm theo khoản lợi tức gọi là lợi tức toái phiếu.
Loại do chính phủ hay nhà nước phát hành được gọi là toái phiêu chính phủ. Công toái về bản chất cũng là một loại trái phiếu chính phủ. về cơ bản, trái phiếu chính phủ cũng giông như trái phiếu doanh nghiệp. Sự khác nhau tập trung ở chỗ: chủ nợ của ưái phiếu doanh nghiệp là doanh nghiệp, còn chủ nợ của trái phiếu chính phủ (hay công trái) chính là nhà nước.
Tư bản giả có những đặc điểm sau:
Một là, có thể mang lại thu nhập cho người sở hữu nó.
Hai là, có thể mua bán được.
Ba là, vì là tư bản giả nên sự tăng hay giảm giá mua bán của nó trên thị trường không cần có sự thay đổi tương ứng của tư bản thật.
- Thị trường chứng khoán
Trên thực tế, tất cả các chứng khoán có giá đều có thể giao dịch mua đi bán lại hên thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán là nơi mua bán các chứng khoán. Thị trường chứng khoán được phân thành hai cấp độ: thị trường sơ cấp và thị trường thứ câp.
Thị trường sơ cấp là thị hường mua bán các chứng khoán trong lần phát hành đầu tiên. Thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các chứng khoán và thường được thực hiện thông qua các sở giao dịch chứng khoán. Việc mua bán này có thể diễn ra làm nhiều lần trên một đơn vị chứng khoán.
Thị trường chứng khoán là thị trường phản ứng rất nhạy bén đối với các thay đổi của nền kinh tế. Vì vậy, người ta thường ví thị trường chứng khoán như là “phong vũ biểu” của nền kinh tế.
3.5 Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa
- Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp
So với lĩnh vực công nghiệp và thương nghiệp, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp xuất hiện muộn hơn. Trong lịch sử, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành trong nông nghiệp theo hai con đường điển hình:
Thứ nhât, dần dần chuyên nền nông nghiệp địa chủ phong kiến sang kinh doanh theo phương thức sản xuâb tư bản chủ nghĩa sử dụng lao động làm thuê. Ví dụ như ở Đức, Italia, Nga Sa hoàng, v.v..
Thứ hai, thông qua cuộc cách mạng dân chủ tư sản, xóa bổ chế độ canh tác ruộng đất theo kiểu phong kiến, phát triển chủ nghĩa tư bản trong nống nghiệp. Ví dụ như ở Pháp, Anh, v.v..
Đặc điểm nổi bật của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp là sự tồn tại của ba giai cấp chủ yếu: địa chủ (sở hữu ruộng đất), nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp (các nhà tư bản thuê ruộng của địa chủ để kinh doanh) và công nhân nông nghiệp làm thuê.
- Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa
Giống như tư bản kinh doanh trong công nghiệp, tư bản kinh doanh trong nông nghiệp cũng phải thu được lợi nhuận bình quân. Nhưng vì phải thuê ruộng của địa chủ nên ngoài lợi nhuận bình quân, tư bản kinh doanh nông nghiệp còn phải thu thêm được một phần giá trị thặng dư dôi ra nửa, tức là lợi nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận siêu ngạch này tương đối ổn định, lâu dài và tư bản kinh doanh nông nghiệp phải trả cho địa chủ dưới hình thái địa tô tư bản chủ nghĩa.
Vậy, địa tô tư bản chủ nghĩa là phẩn giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phẩn lợi nhuận bình quân mà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ.
Thực chất, địa tô tư bản chủ nghĩa chính là một hình thức chuyển hóa của giá trị thặng dư siêu ngạch hay lợi nhuận siêu ngạch.
Phân biệt địa tô tư bản chủ nghĩa với địa tô phong kiến.
Điểm giống nhau: đều là sự thực hiện về mặt kinh tế của quyền sở hữu về ruộng đất. cả hai loại địa tô đều là kết quả của sự bóc lột đối với người lao động nông nghiệp.
Điểm khác nhau: về mặt chất, địa tô phong kiến chỉ phản ánh quan hệ sản xuất giữa hai giai cấp: địa chủ và nông dân, trong đó địa chủ trực tiếp bóc lột nông dân; còn địa tô tư bản chủ nghĩa phản ánh quan hệ sản xuất giữa ba giai cấp: địa chủ, tư bản kinh doanh nông nghiệp và công nhân nông nghiệp làm thuẽ, trong đó địa chủ gián tiếp bóc lột công nhân nông nghiệp làm thuê thông qua tư bản kinh doanh nông nghiệp, về mặt lượng địa tồ phong kiến bao gồm toàn bộ phần sản phẩm thặng dư đo nông dân tạo ra, có khi còn lấn sang cả phần sản phẩm cần thiết; còn địa tô tư bản chủ nghĩa chỉ là một phần của sản phẩm thặng dư, đó là phần sản phẩm tương ứng với phần giá trị thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp.
- Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa
Địa tô chênh lệch:
Địa tô chênh lệch là phần địa tô thu được ở trên những ruộng đất có lợi thế về điều kiện sản xuất (độ màu mỡ của đất đai tốt hơn, vị trí gần thị trường, gần đường hơn, hoặc ruộng đất được đầu tư để thâm canh). Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung (được quy định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xâu nhât) và giá cả sản xuất cá biệt.
Hay có thể định lượng:
Địa tô chênh lệch = Giá cả sản xuất chung - Giá cả sản xuất cá biệt
Chúng ta biết trong công nghiệp, giá cả sản xuất được quy định bởi điều kiện sản xuất trung bình, còn trong nông nghiệp nếu giá cả sản xuất cũng được quy định trên ruộng đất có điều kiện sản xuất trung bình thì trên ruộng đất xâu sẽ không có người canh tác và như vậy sẽ không đủ nông phẩm để thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Vì vậy, trong nông nghiệp giá cả sản xuất sẽ do điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất quy định.
Thực chât của địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch. Nguồn gốc của nó là một phần giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp làm thuê tạo ra. Địa tô chênh lệch gắn với chế độ độc quyền kinh doanh ruộng đất theo lối tư bản chủ nghĩa.
Tuy nhiên, nếu như trong công nghiệp sự tồn tại của lợi nhuận siêu ngạch chỉ là hiện tượng tạm thời đối với từng tư bản cá biệt, thì trái lại, trong nông nghiệp sự tồn tại của lợi nhuận siêu ngạch lại có tính ổn định và lâu dài. Nguyên nhân là do trong nông nghiệp ruộng đất là tư liệu sản xuât cơ bản, ruộng đất tốt, xấu khác nhau, đại bộ phận là xấu. Do người ta không tạo thêm được ruộng đất, mà những ruộng đất tốt lại bị độc quyền kinh doanh kiểu tư bản chủ nghĩa cho thuê hết nên buộc phải thuê cả ruộng đất xấu. Điều đó làm cho những nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn luôn thu được lợi nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận siêu ngạch này tương đối ổn định và lâu dài vì nó dựa trên tính cố định của ruộng đất và độ màu mỡ tự nhiên của đất đai. Lợi nhuận siêu ngạch này sẽ chuyên hóa thành địa tô chênh lệch.