YOMEDIA
NONE

Bài 5: Quá trình lưu thông của tư bản và giá trị thặng dư


Nội dung bài giảng Bài 5: Quá trình lưu thông của tư bản và giá trị thặng dư trình bày về tuần hoàn và chu chuyển của tư bản, tái sản xuất và lưu thông của tư bản xã hội, khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản. Mời các bạn cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản

Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất biện chứng giữa quá trình sản xuất và quá trình lưu thông. Lưu thông của tư bản, theo nghĩa rộng, là sự vận động của tư bản, nhờ đó mà tư bản lớn lên và thu được giá trị thặng dư, cũng tức là sự tuần hoàn và chu chuyên của tư bản.

1.1 Tuần hoàn của tư bản

Tư bản công nghiệp (với nghĩa các ngành sản xuất vật chất), trong quá trình tuần hoàn đều vận động theo công thức:

Sự vận động này trải qua ba giai đoạn: hai giai đoạn lưu thông và một giai đoạn sản xuất.

  • Giai đoạn thứ nhất - giai đoạn lưu thông:

Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường các yếu tố sản xuất để mua tư liệu sản xuất và sức lao động.

Quá trình lưu thông đó được biểu thị như sau:

Giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ, chức năng giai đoạn này là mua các yếu tố cho quá trình sản xuất, tức là biến tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất.

  • Giai đoạn thứ hai-giai đoạn sản xuất:

Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất, có chức năng thực hiện sự kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất ra hàng hóa mà trong giá trị của nó có giá trị thặng dư. Trong các giai đoạn tuần hoàn của tư bản thì giai đoạn sản xuất có ý nghĩa quyết định nhất, vì nó gắn trực tiếp với mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Kết thúc của giai đoạn thứ hai là tư bản sản xuất chuyên hóa thành tư bản hàng hóa.

  • Giai đoạn thứ ba- giai đoạn lưu thông: H'-T'

Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa, chức năng là thực hiện giá trị của khôi lượng hàng hóa đã sản xuất ra trong đó đã bao hàm một lượng giá trị thặng dư. Trong giai đoạn này, nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán hàng. Hàng hóa của nhà tư bản được chuyên hóa thành tiền.

Kết thúc giai đoạn thứ ba, tư bản hàng hóa chuyên hóa thành tư bản tiền tệ. Đến đây, mục đích của nhà tư bản đã được thực hiện, tư bản quay trở lại hình thái ban đầu ưong tay chủ của nó nhưng với sô' lượng lớn hơn trước.

Sự vận động của tư bản qua ba giai đoạn nói trên là sự vận động có tính tuần hoàn: tư bản ứng ra dưới hình thái tiền và rồi đến khi quay trở về cũng dưới hình thái tiền có kèm theo giá trị thặng dư. Quá trình đó tiếp tục được lặp đi, lặp lại không ngừng gọi là sự vận động tuần hoàn của tư bản.

Vậy, tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang ba hình thái khác nhau, thực hiện ba chức năng khác nhau để rồi lại quay trở về hình thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư.

Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành bình thường trong điều kiện các giai đoạn khác nhau của nó không ngừng được chuyên tiếp. Mặt khác, tư bản phải nằm lại ồ mỗi giai đoạn tuần hoàn trong một thời gian nhất định. Hay nói cách khác, tuần hoàn của tư bản chỉ tiến hành một cách bình thường khi hai điều kiện sau đây được thoả mãn: một là, các giai đoạn của chúng diễn ra liên tue; hai là, các hình thái tư bản cùng tồn tại và được chuyển hóa một cách đều đặn. Vì vậy, tư bản là một sự vận động tuần hoàn của tư bản, là sự vận động liên tục không ngừng.

Phù hợp với ba giai đoạn tuần hoàn của tư bản có ba hình thái của tư bản công nghiệp: tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa.

Để tái sản xuất diễn ra một cách bình thường thì tư bản xã hội cũng như từng tư bản cá biệt đều tồn tại cùng một lúc dưới cả ba hình thái. Ba hình thái của tư bản không phải là ba loại tư bản khác nhau, mà là ba hình thái của một tư bản công nghiệp biểu hiện trong quá trình vận động của nó. Song cũng trong quá trình vận động ấy đã chứa đựng khả năng tách rời của ba hình thái tư bản. Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, khả năng tách rời đó đã làm xuất hiện tư bản thương nghiệp và tư bản cho vay, hình thành các tập đoàn khác ữong giai cấp tư bản: chủ công nghiệp, nhà buôn, chủ ngân hàng, v.v. chia nhau giá trị thặng dư.

Nghiên cứu tuần hoàn của tư bản là nghiên cứu mặt chất trong sự vận động của tư bản, còn mặt lượng của sự vận động được nghiên cứu ồ chu chuyên của tư bản.

1.2 Chu chuyển của tư bản

Sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó với tư cách là một quá trình định kỳ đổi mới và thường xuyên lặp đi lặp lại, thì gọi là chu chuyên của tư bản. Những tư bản khác nhau chu chuyển với vận tốc khác nhau tùy theo thời gian sản xuất và lưu thông của hàng hóa. Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.

  • Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm ở trong lĩnh vực sản xuất.

Thời gian sản xuất bao gồm: thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất. Thời gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn là do tác động của nhiều nhân tố như: tính chất của ngành sản xuất; quy mô hoặc chất lượng các sản phẩm; sự tác động của quá trình tự nhiên đối với sản xuất; năng suất lao động và tình trạng dự trữ các yếu tố sản xuất.

  • Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Trong thời gian lưu thông, tư bản không làm chức năng sản xuất, do đó không sản xuất ra hàng hóa, cũng không sản xuất ra giá trị thặng dư. Thời gian lưu thông gồm có thời gian mua và thời gian bán hàng hóa. Thời gian lưu thông dài hay ngắn phụ thuộc các nhân tố sau đây: thị hường xa hay gần, tình hình thị trường xấu hay tốt, trình độ phát triển của vận tải và giao thông.

Thời gian chu chuyển của tư bản càng rút ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị thặng dư được sản xuâb ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn.

Các loại tư bản khác nhau hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau thì số vòng chu chuyên không giống nhau. Để so sánh tốc độ vận động của các tư bản khác nhau, người ta tính sổ vòng chu chuyên của các loại tư bản đó trong một thời gian nhất định.

Tốc độ chu chuyên của tư bản là số vòng (lần) chu chuyển của tư bản trong một năm. Ta có công thức số’ vòng chu chuyển của tư bản như sau:

n = CH/ch

Trong đó: (n) là số vòng (hay lần) chu chuyển của tư bản; (CH) là thời gian trong năm; (ch) là thời gian cho 1 vòng chu chuyển của tư bản.

Ví dụ: Một tư bản có thời gian 1 vòng chu chuyển là 6 tháng thì tốc độ chu chuyển trong năm là:

n = 12 tháng/6 tháng = 2 vòng

Như vậy, tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian 1 vòng chu chuyển của tư bản. Muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của nó.

1.3 Tư bản cố định và tư bán lưu động

Các bộ phận khác nhau của tư bản sản xuất không chu chuyển giống nhau. Căn cứ vào phương thức chu chuyên khác nhau của từng bộ phận tư bản, người ta chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu động.

  • Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị, nhà xưởng, v.v. về hiện vật tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó bị khâu hao từng phần và được chuyển dần vào sản phẩm mới được sản xuất ra.

Tư bản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất và nó bị hao mòn dần trong quá trình sản xuất. Có hai loại hao mòn là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình:

Hao mòn hữu hình là hao mòn về vật chất, hao mòn về cơ học có thể nhận thấy. Hao mòn hữu hình do quá trình sử dụng và sự tác động của tự nhiên làm cho các bộ phận của tư bản cố định dần dần hao mòn đi tới chỗ hổng và phải được thay thế.

Hao mòn vô hình là sự hao mòn thuần tuý về mặt giá trị. Hao mòn vô hình xảy ra ngay cả khi máy móc còn tốt nhưng bị mât giá vì xuất hiện các máy móc hiện đại hơn, rẻ hơn hoặc có giá trị tương đương, nhưng công suất cao hơn. Để tránh hao mòn vô hình, các nhà tư bản tìm cách kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, tăng ca kíp làm việc, v.v. nhằm tận dụng công suất của máy móc trong thời gian càng ngắn càng tốt.

Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định là một biện pháp quan trọng để táng quỹ khấu hao tài sản cố định, làm cho lượng tư bản sử dụng tăng lên, tránh được thiệt hại hao mòn hữu hình do tự nhiên phá hủy và hao mòn vô hình gây ra. Nhờ đó, mà có điều kiện đổi mới thiết bị nhanh.

Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ, sức lao động, v.v., giá trị của nó lưu thông toàn bộ cùng với sản phẩm và được hoàn lại toàn bộ cho các nhà tư bản sau mỗi quá trình sản xuất.

Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định. Việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động có ý nghĩa quan trọng. Một mặt, tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động tăng lên sẽ làm tăng lượng tư bản lưu động được sử dụng trong năm, do đó tiết kiệm được tư bản ứng trước; mặt khác, do tăng tốc độ chu chuyên của tư bản lưu động khả biến làm cho tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hằng năm tăng lên.

Căn cứ để phân chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bẩn lưu động là phương thức chuyển dịch giá trị khác nhau của từng bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất.

2. Tái sản xuất và lưu thông của tư bản xã hội

2.1 Một số khái niệm cơ bản của tái sản xuất tư bản xã hội

  • Tổng sản phẩm xã hội

Tổng sản phẩm xã hội là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định/ thường là một năm. Tổng sản phẩm xã hội được xét cả về hai mặt: giá trị và hiện vật.

Về mặt giá trị, tổng sản phẩm xã hội được cấu thành bởi ba bộ phận:

  • Bộ phận thứ nhât là giá trị bù đắp cho tư bản bất biến (Q, hay giá trị những tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong sản xuất, bộ phận này được dùng để bù đắp các tư liệu sản xuất đã hao phí trong chu kỳ sản xuất.
  • Bộ phận thứ hai là giá trị bù đắp cho tư bản khả biến (V), hay là giá trị của toàn bộ sức lao động xã hội đã tiêu hao. Khoản giá trị này ngang bằng với tổng số tiền công trả cho sức lao động tham gia vào quá trình sản xuất.
  • Bộ phận thứ ba là giá trị của sản phẩm thặng dư (M). Khoản giá trị này do lao động thặng dư của xã hội tạo nên.

Giá trị của tư liệu sản xuất đã tiêu hao được gọi là "giá trị cũ chuyển dịch". Giá trị sức lao động và giá trị sản phẩm thặng dư được gọi là bộ phận "giá trị mới". Như vậy, giá trị của tổng sản phẩm xã hội cũng như giá trị của một hàng hóa được phân giải thành: c + V + M.

Về mặt hiện vật, tổng sản phẩm xã hội gồm có tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng do hình thức tự nhiên của nó quyết định. Ví dụ: sắt, thép chỉ có thể dùng làm nguyên liệu cho sản xuất, bánh mì chỉ dùng để ăn. Như vậy, mỗi vật phẩm đều được dùng hoặc để tiêu dùng cho sản xuát (các tư liệu sản xuất) hoặc cho các cá nhân (các tư liệu tiêu dùng). Có những vật phẩm vừa có thể tiêu dùng cho sản xuất và có thể tiêu dùng cho cá nhân, nhưng nhất định mỗi vật chỉ có thể dùng vào một trong hai mục đích đó.

  • Hai khu vực của nền sản xuất xã hội

Xuất phát từ tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, C. Mác coi hai mặt giá trị và hiện vật của tổng sản phẩm xã hội là hai tiền đề lý luận quan trọng để nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội.

Nếu trong tái sản xuất ở các doanh nghiệp cá biệt, mặt giá trị có vai trò quan trọng thì trong tái sản xuất tư bản xã hội, với tư cách tổng hòa hành vi tái sản xuất của các doanh nghiệp cá biệt, mặt hiện vật của tổng sản phẩm xã hội lại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Là hiện vật, tổng sản phẩm xã hội được c. Mác phân chia thành hai loại: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, do đó nền sản xuất xã hội được chia thành hai khu vực:

Khu vực I: sản xuất tư liệu sản xuất.

Khu vực II: Sản xuất tư liệu tiêu dùng.

Trên thực tế, ranh giới giữa khu vực I và II không phải lúc nào cũng rõ ràng. Có thể một số’ ngành vừa thuộc khu vực I, vừa thuộc khu vực II, than vừa sản xuất ra để luyện thép vừa sản xuất để làm chất đốt cho tiêu dùng hàng ngày của nhân dân; hay là ngành nông nghiệp, xét về mặt sản xuất ra lúa, gạo, thịt, sữa, v.v. trực tiếp phục vụ cho tiêu dùng của con người thì thuộc khu vực II, nhưng nếu xét về mặt sản xuất ra nguyên liệu, phục vụ cho công nghiệp chế biến, thì nó lại thuộc khu vực I.

  • Tư bản xã hội

Tư bản xã hội là tổng hợp các tư bản cá biệt của xã hội vận động đan xen nhau, liên hệ và phụ thuộc lẩn nhau. Tham gia vận động của tư bản xã hội có cả tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp, tư bản ngân hàng... Nhưng ò đây nghiên cứu trừu tượng về tái sản xuất và lưu thông của tư bản xã hội, nên C. Mác đã khẳng định tư bản công nghiệp vẫn là một thể thống nhất, chưa xét từng loại tư bản cụ thể.

  • Những giả định của C Mác khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội

Khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội, C. Mác đã nêu ra năm giả định sau đây:

  • Toàn bộ nền kinh tế trong nước là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thuần túy, nghĩa là môi quan hệ kinh tế trong xã hội chỉ gồm có mối quan hệ giữa nhà tư bản với công nhân.
  • Hàng hóa luôn được mua và bán theo đúng giá trị, giá cả phù hợp với giá trị.
  • Cấu tạo hữu cơ của tư bản không đổi.
  • Toàn bộ tư bản cố định đều chuyển hết giá trị của nó vào sản phẩm trong một năm.
  • Không xét đến ngoại thương.

Những giả định đó chỉ nhằm mục đích đơn giản hóa việc tính toán, chứ không hề xuyên tạc bản chất của vâh đề nghiên cứu, vì vậy, đó là những giả định khoa học.

2.2 Điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội

Điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn

Trong tái sản xuất giản đơn, toàn bộ giá trị thặng dư được sử dụng hết cho tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản. Vì vậy, để nghiên cứu điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội, quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong tái sản xuât giản đơn, C.Mác đưa ra mô hình sau:

Khu vực I: 4.000c + 1.000v + 1.000rn = 6.000 (tư liệu sản xuất).

Khu vực II: 2.000c + 500v + 500m - 3.000 (tư liệu tiêu dùng).

Tổng sản phẩm xã hội là 9.000.

Điều kiện cơ bản đê thực hiện trong tái sản xuất giản đơn tư bản xã hội sẽ là:

I (v + m) = IIc

  • Điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất mà rộng

Muốn có tái sản xuất mở rộng phải biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản bất biến phụ thêm (c) và tư bản khả biến phụ thêm (v), nhưng các bộ phận giá trị phụ thêm đó phải tìm được những nguồn cung về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng phụ thêm dưới hình thái vật chất tương ling với nhu cầu của nó. Muốn có thêm tư liệu sản xuất thì khu vực I phải cung ứng lượng tư liệu sản xuất nhiều hơn trong tái sản xuất giản đơn, để không những phụ thêm tư liệu sản xuất cho khu vực I mà cả cho khu vực n. Ngược lại, khu vực n cũng phải sản xuất ra lượng tư liệu tiêu dùng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng thêm của cả hai khu vực. Điều đó làm cơ cấu sản xuất xã hội có những thay đổi.

Do việc cung cấp tăng thêm số lượng tư liệu sản xuất có vai trò quyết định nhất đối với tái sản xuất mở rộng, nên C. Mác đã đưa ra mô hình của tái sản xuất mỏ rộng tư bản xã hội như sau:

Khu vực I: 4.000c + 1.000v + 1.000rn = 6.000 (tư liệu sản xuất). 

Khu vực II: 1.500c + 750v + 750m = 3.000 (tư liệu tiêu dùng).

Điều kiện cơ bản để thực hiện trong tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội là:

I (v + m) > II c

2.3 Sự phát triển của VI. Lênin đối với lý luận tái sản xuất tư bản xã hội của C. Mác

V.I Lênin đã áp dụng lý luận của C Mác về tái sản xuất tư bản xã hội để nghiên cứu sự hình thành thị trường tư bản chủ nghĩa do kết quả trực tiếp của việc phát triển lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ kỹ thuật. V.I. Lênin đã chú ý đến sự táng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản. Trong cả hai khu vực, cấu tạo hữu cơ của tư bản đều tăng lên, nhưng cấu tạo hữu cơ khu vực I tăng nhanh hơn khu vực n. Căn cứ vào thực tế đó, phân tích sự phát triển của tư bản xã hội trong nhiều năm, cuối cùng V.L Lênin đã nêu lên một biểu so sánh về sự tăng lên của các bộ phận khác nhau của tổng sản phẩm xã hội và kết luận:

Sản xuất tư liệu sản xuất để tạo ra tư liệu sản xuất phát triển nhanh nhất, sau đến sản xuất tư liệu sản xuất để tạo ra tư liệu tiêu dùng; và cuối cùng chậm nhất là sự phát triển của sản xuất tư liệu tiêu dùng. Đó củng là nội dung của quy luật ưu tiên phát triển sản xuất tư liệu sản xuất. Quy luật này là quy luật kinh tế của tái sản xuất tư bản mở rộng trong điều kiện kỹ thuật ngày càng tiến bộ.

3. Khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản

3.1 Bản chất và nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản

Nếu như trong sản xuất hàng hóa giản đơn, với sự phát triển của chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ đã làm xuất hiện khả năng nổ ra khủng hoảng kinh tế, thì đến chủ nghĩa tư bản, khi nền sản xuất đã xã hội hóa cao độ, khủng hoảng kinh tế là điều không tránh khỏi. Từ đầu thế kỷ XIX, sự ra đời của đại công nghiệp cơ khí đã làm cho quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa bị gián đoạn bởi những cuộc khủng hoảng có tính chu kỳ. Hình thức đầu tiên và phổ biến trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là khủng hoảng sản xuất "thừa". Khi khủng hoảng nổ ra, hàng hóa không tiêu thụ được, sản xuất bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp bị vờ nợ, phá sản, thợ thuyền bị thất nghiệp, thị trường bị rối loạn. Tình trạng thừa hàng hóa không phải là so với nhu cầu của xã hội, mà là "thừa" so với sức mua có hạn của quần chúng lao động. Trong lúc khủng hoảng thừa đang nổ ra, hàng hóa đang bị phá hủy thì hàng triệu người lao động lại lâm vào tình trạng đói khổ vì họ không có khả năng thanh toán.

Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt nguồn từ chính mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Đó là mâu thuẫn giữa trĩnh độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Mâu thuẫn này biểu hiện ra thành các mâu thuẫn sau:

  • Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong toàn xã hội.
  • Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích lũy, mỏ rộng không có giới hạn của tư bản với sức mua ngày càng eo hẹp của quần chúng do bị bần cùng hóa.
  • Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư bản và giai cấp lao động làm thuê.

Cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên nổ ra vào năm 1825 ở nước Anh và cuộc khủng hoảng đầu tiên diễn ra trên quy mô thế giới nổ ra vào năm 1847.

3.2 Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản

Khủng hoảng kinh tế xuất hiện làm cho quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa tư bản mang tính chu kỳ. Trong giai đoạn tự do cạnh tíanh của chủ nghĩa tư bản, cứ khoảng từ 8 đến 12 năm, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa lại phải trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế. Chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa tư bản là khoảng thời gian nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vận động từ đầu cuộc khủng hoảng này đến đầu cuộc khủng hoảng sau. Chu kỳ kinh tế gồm bòn giai đoạn: khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh.

  • Khủng hoảng: là giai đoạn khởi điểm của chu kỳ kinh tế mới. ơ giai đoạn này, hàng hóa ế thừa, ứ đọng, giá cá giảm manh, sản xuất đình trệ, xí nghiệp đóng cửa, công nhân thất nghiệp hàng loạt, tiền công hạ xuống. Tư bản mất khả năng thanh toán các khoản nợ, phá sản, lực lượng sản xuất bị phá hoại nghiêm họng. Đây là giai đoạn mà các mâu thuẫn biểu hiện dưới hình thức xung đột dữ dội.
  • Tiêu điều: đặc điểm ở giai đoạn này là sản xuất ở trạng thái trì trệ, không còn tiếp tục đi xuống nhưng cũng không tăng lên, thương nghiệp vẫn đình đốn, hàng hóa được đem bán hạ giá, tư bản để rỗi nhiều vì không có nơi đầu tư. Trong giai đoạn này, để thoát khỏi tình trạng bế tắc, các nhà tư bản còn trụ lại được tìm cách giảm chi phí bằng cách hạ thấp tiền công, tăng cường độ và thời gian lao động của công nhân, đổi mới tư bản cố định làm cho sản xuất vẫn còn có lời trong tình hình hạ giá. Việc đổi mới tư bản cố định làm tăng nhu cầu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, tạo điều kiện cho sự phục hồi chung của nền kinh tế.
  • Phục hồi: là giai đoạn mà các xí nghiệp được khôi phục và mở rộng sản xuất. Công nhân lại được thu hút vào làm việc; mức sản xuất đạt đến quy mô cũ, vật giá tăng lên, lợi nhuận của tư bản do đó cũng tăng lên.
  • Hưng thịnh: là giai đoạn sản xuất phát triển vượt quá điểm cao nhất mà chu kỳ trước đã đạt được. Nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hóa tăng, xí nghiệp được mở rộng và xây dựng thêm. Nhu cầu tín dụng tăng, ngân hàng tung tiền cho vay, năng lực sản xuất lại vượt quá sức mua của xã hội. Do đó, lại tạo điều kiện cho một cuộc khủng hoảng kinh tế mới.

Khủng hoảng kinh tế không chỉ diễn ra trong công nghiệp mà trong cả nông nghiệp. Nhưng khủng hoảng trong nông nghiệp thường kéo dài hơn khủng hoảng trong công nghiệp. Sở dĩ như vậy là do chế độ độc quyền tư hữu về ruộng đất đã cản trở việc đổi mới tư bản cố định để thoát khỏi khủng hoảng. Mặt khác, trong nông nghiệp vẫn còn một bộ phận không nhỏ những người tiểu nông, điều kiện sông duy nhất của họ là tạo ra nông phẩm hàng hóa trên đất canh tác của mình. Vì vậy, họ phải duy trì sản xuất ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng.

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, do tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước tư bản độc quyền nên chu kỳ khủng hoảng ỏ các nước tư bản sau chiến tranh đã có những thay đổi sâu sắc, thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, khủng hoảng kinh tế không gay gắt. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã làm rung chuyên thế giới tư bản chủ nghĩa, sản xuất công nghiệp ở các nước tư bản phát triên trong thời gian này đã bị kéo thụt lùi lại hàng chục năm, chỉ tương đương với sản lượng công nghiệp những năm cuối thế kỷ XIX: Mỹ giảm 55,6%, Anh giảm 32,2%, Pháp giảm 34,7%, Đức giảm 43,5%,... Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 cho đến nay vẫn được coi là vực thắm trong lịch sử phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Nhưng từ sau chiến tranh, khủng hoảng kinh tế ở các nước đều không dừ dội như trước chiến tranh, sản xuất công nghiệp chỉ giảm tương đối nhẹ (mức giảm cao nhất cũng chỉ là 21 %, còn thấp nhất có cuộc khủng hoảng chỉ giảm 1,4%).

Thứ hai, vật giá leo thang trong khủng hoảng. Trước chiến tranh, khi “khủng hoảng thừa” nổ ra vật giá giảm sút rất nhanh và do đó tỷ suất lợi nhuận cũng giảm xuống. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, vật giá ở Mỹ giảm 23,6%, Anh giảm 15,7%, Đức giảm 23,4%, Nhật giảm 26,4%. Sau chiến tranh, khi khủng hoảng kinh tế nổ ra vật giá chỉ giảm nhẹ, sang đến thập kỷ 60 của thế kỷ XX vật giá lại tăng lên và đặc biệt là sang thập kỷ 70 ngay trong thời kỳ khủng hoảng vật giá leo thang mạnh, tốc độ táng giá tới mức hai con số ở nhiều nước. Đây là hiện tượng chưa hề có trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản thời kỳ trước chiến tranh.

Thứ ba, sự xuất hiện của các cuộc khủng hoảng trung gian, khủng hoảng cơ cấu.

  • Khủng hoảng trung gian là cuộc khủng hoảng nhẹ xảy ra giữa hai cuộc khủng hoảng lớn. Ví dụ: ở Mỹ trong khoảng thời gian từ khủng hoảng 1948 - 1949 đến cuộc khủng hoảng 1957 - 1958 có một cuộc khủng hoảng trung gian là khủng hoảng 1953 - 1954; từ khủng hoảng 1957 - 1958 đến khủng hoảng 1969 - 1970 có một cuộc khủng hoảng trung gian là khủng hoảng 1960 -1961.

Trong cuộc khủng hoảng trung gian 1953 - 1954 đầu tư của Mỹ giảm nhẹ khoảng 3,2%, nguyên nhân là do chiến tranh Triều Tiên chârn dứt, chính phủ Mỹ cắt giảm chi tiêu quân sự.

Cuộc khủng hoảng trung gian 1960 -1961 xảy ra khi nền kinh tế Mỹ vẫn chưa khắc phục được toàn bộ hậu quả của khủng hoảng 1957 -1958, trước cuộc khủng hoảng này đầu tư vẫn chưa trở lại mức năm 1957. Đầu tư giảm nhẹ, chỉ khoảng 4,8%.

  • Khủng hoảng cơ câu là cuộc khủng hoảng xảy ra trong từng ngành, từng lĩnh vực riêng biệt, như: khủng hoảng năng lượng, nguyên liệu, khủng hoảng dầu mỏ, khủng hoảng tiền tệ.

Khủng hoảng dầu mổ thể hiện ở chỗ các nước sản xuất dầu mổ hạn chế xuất khẩu dầu, giảm bớt cung ứng,

đẩy giá dầu lên cao làm chao đảo kinh tế ò các nước nhập khẩu dầu mỏ. Khủng hoảng dầu mỏ lần 1 vào năm 1973 - 1974 giá dầu tăng 287%, từ 3,01 USD/ thùng lên 11,65 USD/thùng. Khủng hoảng dầu mỏ lần 2 vào năm 1979-1980 giá dầu tăng 223%, từ 12,7 USD/ thùng lên 41 USD/ thùng.

Trong những năm gần đây, giá dầu thế giới diễn biến * rất bất thường. Tháng 7-2008, giá dầu thế giới leo lên mức kỷ lục 147 USD/thùng sau đó giảm dần và xuớhg mức 32 USD/ thùng do tác động từ sự suy giảm nhu cầu thế giới mà cuộc khủng hoảng toàn cầu gây ra.

Khủng hoảng tiền tệ được dùng để chỉ hiện tượng giá trị đối ngoại của đơn vị tiền tệ quớĩc gia bị suy giảm (nói cách khác là mất giá so với ngoại tệ) một cách nghiêm trọng và nhanh chóng. Chính phủ trỏ nên vô cùng khó khăn khi kiểm soát tỷ giá hối đoái và khi ngân hàng trung ương cố gắng can thiệp tỷ giá để bảo vệ giá trị của tiền tệ thì dự trữ ngoại hồì của quốc gia bị mất đi ở quy mồ lớn.

Đã có một số mô hình khủng hoảng tiền tệ được nghiên cứu, một trong số đó là những nhà đầu cơ tấn công vào tiền tệ của một quốc gia và khi họ có nhiều tiền hơn ngân hàng trung ương của quốc gia đó thì khủng hoảng tiền tệ sẽ xảy ra.

Kể cả những nền kinh tế lớn như Mỹ cũng phải đôi mặt với nguy cơ khủng hoảng tiền tệ trong bối cảnh thế giới hiện nay. Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây, đồng đôla Mỹ đã trải qua hai thời kỳ nghiêng ngửa. Lần đầu vào cuối những năm 70, tỷ giá hối đoái đôla Mỹ tụt xuống điểm thấp nhất trong lịch sử, lần thứ hai xảy ra vào năm 1985 - 1987 đồng đôla Mỹ sụt giá kéo dài trong 2 năm. Đồng đôla Mỹ mât giá đã hạ thấp dự trữ đôla Mỹ của các nước, khiến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế lâm vào tình trạng hỗn loạn, không ổn định.

Nhìn vào diễn biến lịch sử thì từ năm 1970, chu kỳ tăng, giảm giá của đôla Mỹ là từ 5 - 7 năm cho mỗi một quá ưình. Theo quy luật đó thì sau khi đôla Mỹ lên giá tới mức kỷ lục vào năm 2001 (chỉ số đôla Mỹ lúc đó đạt gần 122 điểm), đôla Mỹ bắt đầu giảm giá so với các loại tiền tệ mạnh khác của thế giới vào đầu năm 2002. Từ thời điểm đó đến nay, đôla Mỹ đã mất giá trên 10 năm (chỉ số đôla Mỹ thấp nhất tháng 4-2008 gần 69 điểm). Tuy nhiên, ngoài sự giảm giá mang tính chu kỳ, sự giảm giá của đồng đôla Mỹ còn có nguyên nhân là do bị cạnh tranh bởi đồng euro và một số đồng tiền mạnh khác. Mặt khác, cuộc khủng hoảng năm 2008 bắt đầu từ Mỹ cho đến nay vẫn chưa phục hồi. Theo số liệu mới nhất, tháng 12-2017, chỉ SỐ đô la Mỹ cũng chỉ ở mức 93,437 điểm. Vì vậy, diễn biến về tỷ giá của đồng đôla Mỹ trên thị trường tiền tệ thế giới chắc chắn còn phức tạp.

Nguyên nhân của khủng hoảng cơ cấu là do:

Một là, tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ một mặt hình thành những ngành kinh tế mới như công nghiệp năng lượng, công nghiệp vật liệu, song mặt khác lại làm suy thoái những ngành nghề truyền thông. Ví dụ: công nghiệp vật liệu mới ra đời làm cho công nghiệp sắt, thép bị cạnh tranh. Nhiều sản phẩm trước đây sử dụng nguyên liệu sắt, thép nay chuyên sang sử dụng vật liệu chất dẻo có tính năng tác dụng cao hơn làm cho công nghiệp sắt, thép bị suy thoái.

Hai là, trước chiến tranh, hầu hết các nước lạc hậu là thị trường cung cấp nguyên, vật liệu cho các nước tư bản phát triển, sau chiến tranh các nước này đều giành được độc lập ở những mức độ khác nhau, các nước đều muòiri tìm cách thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào các nước tư bản bằng nhiều biện pháp khác nhau, mà một trong những biện pháp họ hay sử dụng là giảm quy mô khai thác, giảm sản lượng cung ứng trên thị trường thế giới. Điều đó đã tạo ra những cú sốc cho những nước trước đây vẫn thường xuyên nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu của họ.

Ba là, sự tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước tư bản độc quyền đối với các quá trình kinh tế. Chính sách tài chính, tiền tệ thường là công cụ đê nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nhưng nhiều khi việc lạm dụng những công cụ này cũng dễ dẫn tới các cuộc khủng hoảng trong lỉnh vực tài chính - tiền tệ (lượng cung tiền tệ được điều chỉnh quá manh trong một thời gian ngắn sẽ tạo ra những biến động trong quan hệ cung - cầu về tiền tệ và dễ dẫn tới nguy cơ khủng hoảng tiền tệ).

Thứ tư, dấu hiệu dể nhận biết tiêu diều và phồn thịnh không rõ ràng.

Đây cũng là kết quả tất yếu của sự xuất hiện các cuộc khủng hoảng trung gian, khủng hoảng cơ câu. Các cuộc khủng hoảng này đã làm giảm biên độ dao động của chu kỳ tái sản xuất, vì vậy rất khó phân định ranh giới giữa tiêu điều và phục hồi cũng như ranh giới giữa phồn thịnh và khủng hoảng. Có khi nền kinh tế chỉ xuất hiện sự suy thoái nhẹ sau đó lại thoát ra rất nhanh và kinh tế lại tăng trưởng trở lại.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON