Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 449319
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiền đề về kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?
- A. Chế độ phong kiến chuyên chế hoặc chế độ thuộc địa kìm hãm kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- B. Chế độ phong kiến chuyên chế đã thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.
- C. Sự cai trị của chính quốc đối với thuộc địa đã thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
- D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời đồng thời với sự xác lập của chế độ phong kiến chuyên chế.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 449321
Ở Anh, vào cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI, sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp được biểu hiện rõ nét thông qua phong trào nào sau đây?
- A. “Phát triển ngoại thương”.
- B. “Phát kiến địa lí”.
- C. “Rào đất cướp ruộng”.
- D. “Cách mạng Xanh”.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 449323
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tiền đề chính trị của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?
- A. Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế, thực dân gây bất mãn cho nhân dân.
-
B.
Sự tồn tại của nhà nước quân chủ lập hiến gây bất mãn cho giai cấp tư sản và quý tộc mới.
- C. Mâu thuẫn dân tộc gay gắt giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân xâm lược.
- D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản, quý tộc mới với nhân dân lao động ngày càng sâu sắc.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 449324
Sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (cuối thế kỉ XVIII) xuất phát từ tiền đề chính trị nào sau đây?
- A. Chính sách cai trị của nhà nước quân chủ lập hiến đã xâm phạm quyền lợi của tư sản.
- B. Sự tồn tại của nhà nước phong kiến chuyên chế gây bất mãn cho quần chúng nhân dân.
- C. Chế độ cai trị của thực dân Anh đã gây bất bình cho nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mỹ.
- D. Sự tồn tại của chế độ nô lệ (ở miền Nam) đã kìm hãm sự phát triển của kinh tế Bắc Mỹ.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 449325
Ở Anh, vào cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI, sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp đã dẫn đến sự ra đời của tầng lớp nào?
- A. Quý tộc phong kiến.
- B. Quý tộc mới.
- C. Chủ nô.
- D. Nông nô.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 449326
Lực lượng nào sau đây thuộc Đẳng cấp thứ nhất trong xã hội Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?
- A. Giai cấp tư sản.
- B. Nông dân.
- C. Tăng lữ Giáo hội.
- D. Bình dân thành thị.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 449328
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (cuối thế kỉ XVIII) bùng nổ trên cơ sở tiền đề xã hội nào sau đây?
- A. Mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với các thế lực phong kiến chuyên chế.
- B. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ Giáo hội và Quý tộc.
- C. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân xâm lược.
- D. Mâu thuẫn giai cấp giữa quý tộc phong kiến với nông dân và bình dân thành thị.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 449329
Trong cuộc Cách mạng Nê-đéc-lan (thế kỉ XVI), giai cấp tư sản và quý tộc mới đã sử dụng tôn giáo nào làm “ngọn cờ” tư tưởng để tập hợp quần chúng nhân dân?
- A. Thanh giáo.
- B. Anh giáo.
- C. Đạo Tin lành.
- D. Thiên Chúa giáo.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 449330
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII)?
- A. Củng cố hệ tư tưởng của chế độ phong kiến.
- B. Dọn đường cho cách mạng tư sản Pháp bùng nổ.
- C. Tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến.
- D. Thúc đẩy cách mạng tư sản Pháp phát triển đi lên.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 449332
Các cuộc cách mạng tư sản đều hướng tới thực hiện mục tiêu nào sau đây?
- A. Xây dựng nhà nước pháp quyền và rthúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tự nhiên.
- B. Xóa bỏ những trở ngại trên con đường xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- C. Thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền.
- D. Duy trì, bảo vệ và củng cố nền cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế.