Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 446427
Chủ thể nào dưới đây không vi phạm quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm của công dân?
- A. Lực lượng công an bắt giữ K (đối tượng bị truy nã quốc tế) khi hắn đến Việt Nam.
- B. Nghi ngờ anh C lấy trộm xe máy của mình, ông K đã bắt giam anh C để tra hỏi.
- C. Do bị mất trộm đồ nên anh H (chủ cửa hàng) đã giữ nhân viên T lại để tra hỏi.
- D. Anh Q bắt và cháu A về giam giữ tại nhà để ép bố mẹ cháu M phải trả nợ.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 446428
Đối với các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, chúng ta cần làm gì sau đây?
- A. học tập, noi gương.
- B. khuyến khích, cổ vũ.
- C. lên án, ngăn chặn.
- D. thờ ơ, vô cảm.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 446429
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
- A. Gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- B. Là nhân tố duy nhất dẫn đến mất ổn định an ninh chính trị.
- C. Gây tổn hại sức khỏe, tính mạng đối với người bị xâm phạm.
- D. Gây tổn hại về uy tín, danh dự,… đối với người bị xâm phạm.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 446430
Trong tình huống sau, chủ thể nào đã có hành vi vi phạm pháp luật?
"Anh N là nhân viên bưu chính đã liên lạc với khách hàng là anh K để giao bưu phẩm. Vì đang đi vắng nên anh K nhờ anh N giao bưu phẩm cho chị Y là hàng xóm nhận hộ. Khi sang nhà chị Y để nhận lại bưu phẩm, anh K phát hiện chị Ý đã mở bưu phẩm của mình nên rất tức giận và vô ý đẩy chị Y ngã khiến chị bị thương".
- A. Anh K.
- B. Anh N và anh K.
- C. Chị Y.
- D. Chị Y và anh K.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 446431
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của người khác khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
- A. Theo dõi nghi can vụ án.
- B. Khống chế tù nhân vượt ngục.
- C. Đánh người khác gây thương tích.
- D. Giam giữ người bị tinh nghi.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 446432
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi nào?
- A. giám hộ trẻ em khuyết tật.
- B. giam, giữ người trái pháp luật.
- C. truy tìm đối tượng phản động.
- D. bảo trợ người già neo đơn.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 446433
Theo quy định của pháp luật: không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp cá nhân đó như thế nào?
- A. vi phạm pháp luật bị bắt quả tang.
- B. đang thực hiện các giao dịch dân sự.
- C. công khai đấu giá tài sản của bản thân.
- D. ủy quyền giao dịch các hợp đồng dân sự.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 446434
Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
"Do có mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền thuê nhà giữa gia đình ông H và anh K, ông H đã khóa trái cửa phòng thuê và giam anh K trong suốt 4 giờ. Anh K gọi điện báo công an đến thì ông H mới mở khóa phòng. Khi công an phường yêu cầu ông H lên phường làm việc thì ông không đi, vì cho rằng mình không làm gì sai phạm".
- A. Ông H.
- B. Anh K.
- C. Ông H và anh K.
- D. Công an phường.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 446435
Theo quy định của pháp luật, hành vi cố ý tung tin xấu nhằm hạ uy tín của người khác là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về điều gì?
- A. tính mạng, sức khỏe.
- B. hồ sơ tư pháp.
- C. danh dự, nhân phẩm.
- D. bí mật thư tín.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 446436
Theo quy định pháp luật, công dân xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm khi thực hiện hành vi nào sau đây đối với người khác?
- A. Từ chối tham gia hòa giải.
- B. Đề cao quan điểm cá nhân.
- C. Thẳng thắn đấu tranh phê bình.
- D. Bịa đặt, tung tin xấu để hạ uy tín.