Việc học các kỹ năng giải Toán khi bắt đầu bước vào lớp 2 là rất quan trọng. Vậy giải Toán như thế nào để phù hợp với tất cả các học sinh, các em có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 2 của mình thêm hiệu quả. Sau đây là một ví dụ minh họa về bài lý thuyết bài Đề-xi-mét. Mét. Ki-lô-mét, mời các em cùng tham khảo.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Lý thuyết cần nhớ
a) Đề-xi-mét
- Đề-xi-mét là một đơn vị đo độ dài
- Đề-xi-mét viết tắt là dm
1 dm = 10 cm; 10 cm = 1dm
Ví dụ:
Bút chì dài 1dm
b) Mét
- Mét là một đơn vị đo độ dài
- Mét viết tắt là m
1 m = 10 dm; 1 m = 100 cm; 10 dm = 1 m; 100cm = 1 m
c) Ki-lô-mét
- Ki-lô-mét là một đơn vị đo dộ dài
1 km = 1000 m; 100 m = 1 km
1.2. Các dạng bài tập
Dạng 1: Đổi các đơn vị đo
Áp dụng kiến thức
1 dm = 10 cm; 10 cm = 1dm
1 m = 10 dm; 1 m = 100 cm; 10 dm = 1 m; 100cm = 1 m
1 km = 1000 m; 100 m = 1 km
Dạng 2: Thực hiện phép tính cộng, trừ với đơn vị độ dài mét
Với các số cùng đơn vị đo:
- Thực hiện phép cộng hoặc trừ các số
- Giữ nguyên đơn vị đo ở kết quả.
Dạng 3: Toán đố
- Đọc và phân tích đề bài.
- Tìm cách giải cho bài toán.
- Trình bày lời giải.
- Kiểm tra lại cách giải và kết quả của bài toán.
Bài tập minh họa
Câu 1: Điền số thích hợp vào ô có dấu “?”.
Hướng dẫn giải
Thực hiện phép cộng hoặc trừ các số đo như đối với các số tự nhiên, sau đó ghi thêm đơn vị đo (dm hoặc m) vào sau kết quả.
Câu 2: Điền số thích hợp vào ô có dấu “?”.
Hướng dẫn giải
Áp dụng kiến thức:
1m = 10 dm; 1 dm = 10 cm; 1 m = 100 cm.
10 dm = 1 m; 10 cm = 1 dm
Luyện tập
Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:
- Nhận biết được các đơn vị đo độ dài đề xi mét, mét, ki lô mét và quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học
- Ước lượng được một số độ dài theo các đơn vị đã học