Bài tập 3 trang 57 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 2
Tam giác \(ABC\) có \(AB = 15~cm, AC =~20 cm, BC = 25~cm\). Đường phân giác của \(\widehat{BAC}\) cắt BC tại D. Qua D vẽ \(DE // AB\) (\(E\in AC\)).
a) Tính độ dài các đoạn thẳng DB, DC và DE?
b) Chứng minh ABC là tam giác vuông. Tính diện tích tam giác ABC?
c) Tính diện tích các tam giác ADB, ADE và DCE?
Hướng dẫn giải chi tiết Bài 3
a) - Trong tam giác \(ABC\), ta có: AD là đường phân giác góc BAC
Suy ra: \(\frac{DB}{DC}=\frac{AB}{AC}\) (tính chất đường phân giác)
Mà AB = 15 (cm); AC = 20 (cm)
Nên \(\frac{DB}{DC}=\frac{15}{20}\)
\(\Rightarrow \frac{DB}{DB +DC}=\frac{15}{15+20}\) (tính chất tỉ lệ thức)
\(\Rightarrow \frac{DB}{BC}=\frac{15}{35}\)
\(\Rightarrow DB=\frac{15}{35}.25 = \frac{75}{7}\) cm
Do đó, \(DC = BC-BD=25-\frac{75}{7}=\frac{100}{7}\) (cm)
- Xét tam giác \(ABC\) có \(DE // AB\), theo hệ quả định lí Thales ta có:
\(\frac{DE}{AB}=\frac{CD}{BC}\)
\(\Rightarrow \frac{DE}{15}=\frac{\frac{100}{7}}{25}\)
\(\Rightarrow DE = \frac{60}{7}\) cm
b) Xét tam giác \(ABC\) ta có: \(AB = 15~cm, AC = 20~cm, BC = 25~cm\)
\(\Rightarrow BC^{2}=AB^{2}+AC^{2}\)
\(\Rightarrow\) tam giác ABC vuông tại A.
Vậy \(S_{ABC}=\frac{1}{2}AC.AB=\frac{1}{2}.20.15=150(cm^{2})\)
c) Kẻ \(AH\perp BC\) ta có:
- \(\frac{S_{ADB}}{S_{ABC}}=\frac{\frac{1}{2}AH.BD}{\frac{1}{2}AH.BC}=\frac{BD}{BC}=\frac{\frac{75}{7}}{25}=\frac{3}{7}\)
Vậy \(S_{ADB}=\frac{3}{7}.S_{ABC}=\frac{3}{7}.150=\frac{450}{7}(cm^{2})\)
- \(\frac{S_{DCE}}{S_{ABC}}=\frac{\frac{1}{2}CE.DE}{\frac{1}{2}AC.AB}=(\frac{DE}{AB})^{2}=(\frac{\frac{60}{7}}{25})^{2}=\frac{144}{1225}\)
Vậy \(S_{DCE}=\frac{144}{1225}.S_{ABC}=\frac{144}{1225}.150=\frac{864}{49}(cm^{2})\)
\(S_{ADE}=S_{ABC}-S_{ADB}-S_{DCE}=150-\frac{450}{7}-\frac{864}{49}=\frac{3336}{49}(cm^{2})\)
-- Mod Toán 8 HỌC247
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.