YOMEDIA
NONE

Tin học 6 Kết nối tri thức Bài 15: Thuật toán


Nội dung bài 15: Thuật toán bộ môn Tin học 6 được biên soạn theo chương trình đổi mới SGK Kết nối tri thức của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Thuật toán

- Từ một tờ giấy hình vuông, thực hiện lần lượt sáu bước như hướng dẫn ở phần khởi động, em sẽ có kết quả là hình gấp trò chơi Đông-Tây-Nam-Bắc. Một bạn khác thực hiện đúng các bước đó cũng được kết quả giống em. Khi thực hiện, nếu em bỏ qua một bước hoặc thay đổi thứ tự các bước thì kết quả sẽ khác. Chỉ khi thực hiện đúng trình tự các bước thì em mới nhận được kết quả là hình gấp trò chơi.

- Hướng dẫn gấp hình trò chơi Đông-Tây-Nam-Bắc gồm sáu bước chính là một thuật toán. Trong thuật toán này, tờ giấy hình vuông được gọi là đầu vào (Input); hình gấp trò chơi Đông-Tây-Nam-Bắc được gọi là đầu ra (Output). Trình tự các bước rất quan trọng. Nếu thực hiện không đúng trình tự sẽ không nhận được kết quả đúng.

- Trong cuộc sống hằng ngày, nếu để ý em sẽ thấy các thuật toán có ở khắp nơi. Một quy trình để chế biến món ăn là một thuật toán, cách giải một bài toán là một thuật toán, quy trình gấp một chiếc áo là một thuật toán.

→ Thuật toán là một dãy các chỉ dẫn rõ ràng, có trình tự sao cho khi thực hiện những chỉ dẫn này người ta giải quyết được vấn đề hoặc nhiệm vụ đã cho.

 

2. Mô tả thuật toán

- Ngoài cách mô tả thuật toán bằng việc dùng ngôn ngữ tự nhiên để liệt kê các bước, người ta còn mô tả thuật toán bằng cách sử dụng sơ đồ khối. Hướng dẫn cách gấp hình trò chơi Đông-Tây-Nam-Bắc theo các bước ở phần khởi động là mô tả thuật toán ở dạng liệt kê bằng ngôn ngữ tự nhiên. Sơ đồ khối của thuật toán gồm một số hình mô tả các bước và đường có mũi tên để chỉ trình tự thực hiện các bước của thuật toán.

Sơ đồ khối mô tả thuật toán gấp hình trò chơi Đông-Tây-Nam-Bắc.

Hình 6.2: Sơ đồ khối mô tả thuật toán gấp hình trò chơi Đông-Tây-Nam-Bắc

Quy ước

MÔ TẢ THUẬT TOÁN

- Có hai cách để mô tả thuật toán là liệt kê các bước bằng ngôn ngữ tự nhiên và sử dụng sơ đồ khối.

- Sơ đồ khối của thuật toán là một sơ đồ gồm các hình mô tả các bước và đường có mùi tên để chỉ thứ tự thực hiện các bước của thuật toán.

Bài tập minh họa

Bài 1: Thuật toán là gì?

Hướng dẫn giải

Thuật toán là một dãy các chỉ dẫn rõ ràng, có trình tự sao cho khi thực hiện những chỉ dẫn này người ta giải quyết được vấn đề hoặc nhiệm vụ đã cho

 

Bài 2: Có một bài thơ lục bát khá phổ biến trong các thế hệ học sinh:

Muốn tính diện tích hình thang

Đáy lớn đáy nhỏ ta mang cộng vào

Rồi đem nhân với chiều cao

Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra

1. Bài thơ trên cho biết cách giải quyết bài toán nào?

2. Hãy nêu lại từng bước giải toán đó, đánh số thứ tự cho các bước

Hướng dẫn giải

1. Cách giải quyết bài toán: Công thức tính diện tích hình thang

2.

- Bước 1: Đáy lớn + Đáy nhỏ

- Bước 2: Lấy tống của đáy lớn và đáy nhỏ nhân với chiều cao

- Bước 3: Kết quả của phép tính ở bước 2, chia cho hai = diện tích hình thang

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về:

Diễn tả được sơ lược khái niệm thuật toán, nêu được một vài ví dụ minh hoạ.

Biết thuật toán được mô tả dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 6 Kết nối tri thức Chủ đề 6 Bài 15 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Các mô hình và xu hướng được sử dụng để giải quyết vấn đề
    • B. Một dãy các chỉ dẫn từng bước để giải quyết vấn đề
    • C. Một ngôn ngữ lập trình
    • D. Một thiết bị phần cứng lưu trữ dữ liệu
    • A. Sử dụng các biến và dữ liệu
    • B. Sử dụng đầu vào và đầu ra
    • C. Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và sơ đồ khối
    • D. Sử dụng phần mềm và phần cứng
    • A. Mỗi bài toán chỉ có duy nhất một thuật toán để giải
    • B. Trình tự thực hiện các bước trong thuật toán không quan trọng
    • C. Trong thuật toán, với dữ liệu đầu vào luôn xác định được kết quả đầu ra
    • D. Một thuật toán có thể không có đầu vào và đầu ra

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 6 Kết nối tri thức Chủ đề 6 Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập hoạt động 1 trang 63 SGK Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 64 SGK Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập hoạt động 2 trang 64 SGK Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 2 trang 65 SGK Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập luyện tập 1 trang 66 SGK Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập luyện tập 2 trang 66 SGK Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập luyện tập 3 trang 66 SGK Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập vận dụng 2 trang 66 SGK Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập vận dụng 3 trang 66 SGK Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 15.1 trang 55 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 15.2 trang 55 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 15.3 trang 55 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 15.4 trang 55 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 15.5 trang 55 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 15.6 trang 56 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 15.7 trang 56 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 15.8 trang 56 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 15.9 trang 56 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 15.10 trang 56 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 15.11 trang 56 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 15.12 trang 57 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 15.13 trang 57 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Bài tập 15.14 trang 58 SBT Tin học 6 Kết nối tri thức

Hỏi đáp Bài 15 Tin học 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 6 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON