Mời các em cùng khám phá nội dung Bài 1: Nghề quản trị cơ sở dữ liệu. Bài học này sẽ giúp các em hiểu được công việc cần làm, kiến thức, kỹ năng để quản trị CSDL và biết tìm kiếm, khai thác, trao đổi thông tin có liên quan quản trị CSDL. HOC247 hy vọng rằng qua các bài học trong chương trình Tin học ứng dụng, các em sẽ tích lũy kiến thức hữu ích và thú vị, từ đó nâng cao kiến thức về môn Tin học.
1.1. Công việc chính của nhà quản trị CSDL
a) Đảm bảo an toàn dữ liệu và xác thực quyền truy cập
b) Giám sát hiệu suất và điều chỉnh CSDL
c) Lập kế hoạch phát triển CSDL
d) Sao lưu, phục hồi và khắc phục sự cố
e) Cài đặt và bảo trì phần mềm CSDL
1.2. Yêu cầu của nghề quản trị CSDL
1.3. Nhu cầu nhân lực và triển vọng phát triển
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Công việc chính của nhà quản trị CSDL
- Quản trị CSDL đảm bảo việc khai thác thông tin trong CSDL phục vụ các hoạt động thường ngày của tổ chức và chuẩn bị cho các sự cố có thể xảy ra.
- Nhà quản trị CSDL là người làm việc trong lĩnh vực quản trị CSDL và có các nhiệm vụ chính sau đây:
a) Đảm bảo an toàn dữ liệu và xác thực quyền truy cập
- Nhà quản trị CSDL cần đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn cho dữ liệu.
- Thực hiện cấp quyền và kiểm soát truy cập CSDL cho các đối tượng người dùng.
- Phát triển các biện pháp bảo mật CSDL và đảm bảo dữ liệu đến từ các nguồn đáng tin cậy.
- Vấn đề bảo mật dữ liệu cần được coi trọng đối với các hệ thống trực tuyến và doanh nghiệp thương mại điện tử.
b) Giám sát hiệu suất và điều chỉnh CSDL
- Giám sát hiệu suất CSDL là một phần của quá trình bảo trì hệ thống.
- Nhà quản trị CSDL phải xác định nguyên nhân giảm hiệu suất và khắc phục như thay đổi thông số thiết lập phần mềm, thay phần cứng hoặc điều chỉnh các tham số CSDL như số lượng dữ liệu tối đa và khoá tối đa.
c) Lập kế hoạch phát triển CSDL
- Nhà quản trị cần định kì cập nhật nhu cầu khai thác dữ liệu của CSDL để đề xuất nâng cấp khả năng đáp ứng.
- Nhà quản trị CSDL cần thường xuyên cập nhật xu thế phát triển CSDL để dự báo tương lai về không gian lưu trữ và công suất sử dụng CSDL.
- Nhà quản trị CSDL cần chuẩn bị tăng khả năng xử lí khối lượng công việc khi cần.
d) Sao lưu, phục hồi và khắc phục sự cố
- Nhà quản trị CSDL cần phán đoán sự cố, khắc phục nhanh chóng, khôi phục dữ liệu để giảm thiểu thiệt hại và đưa hoạt động trở lại bình thường.
- Nhà quản trị CSDL thực hiện sao lưu thường xuyên để đảm bảo không bị mất dữ liệu khi có các sự cố như ngắt điện đột ngột.
e) Cài đặt và bảo trì phần mềm CSDL
- Nhà quản trị CSDL cài đặt phần mềm CSDL, thực hiện bảo trì, cập nhật và vá lỗi. Điều này góp phần quan trọng đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu của tổ chức.
1.2. Yêu cầu của nghề quản trị CSDL
- Để trở thành nhà quản trị CSDL, có thể học các chuyên ngành về quản trị CSDL, khoa học máy tính, hệ thống thông tin quản lí hoặc một chuyên ngành về công nghệ thông tin.
- Cần thêm các chứng chỉ của nhà cung cấp phần mềm hệ quản trị CSDL và kinh nghiệm làm việc tùy thuộc vào quy mô của tổ chức và mức độ phức tạp của công việc.
- Các kĩ năng cụ thể để quản trị CSDL thường khác nhau tuỳ theo tổ chức, vị trí công việc và dự án. Tuy nhiên, nhà quản trị CSDL cần có những kiến thức và kĩ năng cơ bản sau:
+ Nhà quản trị CSDL cần có kiến thức về hệ điều hành, phần cứng, mạng và các ứng dụng liên quan đến CSDL.
+ Kỹ năng phân tích dữ liệu để trích xuất thông tin hữu ích và cung cấp các quyết định.
+ Kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp và các chuyên gia công nghệ tại các tổ chức khác.
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề và tổ chức công việc.
+ Sự cẩn trọng và tỉ mỉ để tránh sai sót khi làm việc với dữ liệu lớn.
+ Kiến thức vững chắc về CSDL và ngôn ngữ truy vấn CSDL như SQL, Oracle SQL và DB2 của IBM.
1.3. Nhu cầu nhân lực và triển vọng phát triển
- Các trường đại học uy tín đào tạo công nghệ thông tin ở Việt Nam: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chương trình đào tạo công nghệ thông tin tại các trường đại học ở Việt Nam bao gồm: cơ sở lí thuyết về hệ CSDL, thực hành với hệ quản trị cơ sở dữ liệu, an toàn hệ thống thông tin, lập trình web và phần mềm ứng dụng.
- Sinh viên có thể học thêm các khoá học về các hệ CSDL hoặc về các phần mềm của Microsoft, IBM, Oracle, Altibase,...
- Cơ hội việc làm và mức lương quản trị CSDL khác nhau theo vị trí, quy mô và địa điểm của tổ chức.
- Theo dữ liệu của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) năm 2018, mức lương trung bình của nhà quản trị CSDL là 90.070 USD/năm.
- BLS dự đoán tăng trưởng 9% cho việc làm nhà quản trị CSDL từ năm 2018 đến 2028.
- Các lĩnh vực như y tế, giáo dục, viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng và xuất bản phần mềm đều cần nhà quản trị CSDL.
- Nhiều công việc khác cần đến kĩ năng quản trị CSDL như tư vấn công nghệ thông tin, quản lí dự án, tư vấn ứng dụng và quản trị mạng.
- Nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin tăng cao ở Việt Nam trong những năm tới, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử, chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số.
- Vị trí nhà quản trị CSDL càng trở nên quan trọng trong các tổ chức chính quyền và doanh nghiệp.
- Nhà quản trị CSDL có thể tiếp tục học thạc sĩ CNTT hoặc các chứng chỉ chuyên môn, hoặc mở rộng sang các lĩnh vực liên quan như an ninh mạng.
1.4. Thực hành tìm hiểu một số ngành nghề liên quan
Yêu cầu:
Học sinh được chia thành các nhóm, mỗi nhóm lựa chọn tìm hiểu một trong các ngành nghề: nhà phân tích CSDL, kiến trúc sư CSDL, nhà quản trị dữ liệu. Mỗi nhóm mô tả nghề tìm hiểu bằng một tệp văn bản và giới thiệu nghề bằng một tệp trình chiếu.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bước 1. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
- Bước 2. Tìm kiếm thông tin về ngành nghề lựa chọn (qua Internet, phỏng vấn và giao lưu với khách mời qua mạng xã hội, email,...), tổng hợp thông tin.
- Bước 3. Trao đổi, thảo luận trong nhóm về các nội dung tìm hiểu được.
- Bước 4. Soạn nội dung báo cáo (tệp văn bản và trình chiếu).
+ Gợi ý chuẩn bị tệp văn bản:
- Về nội dung, nên gồm những phần chính sau:
- Về hình thức, cần định dạng văn bản và trình bày khoa học.
+ Gợi ý chuẩn bị tệp trình chiếu:
- Về nội dung: Tuỳ vào thời lượng trình bày (do giáo viên quy định) để chọn lọc các nội dung (trong tệp văn bản) đưa vào bài trình chiếu. Có thể đưa thêm các hình ảnh, video minh hoạ cho các phần nội dung để bài trình bảy sinh động hơn.
- Về hình thức: Thiết kế, định dạng bài trình bày và lựa chọn hiệu ứng phù hợp.
- Bước 5. Trình bày báo cáo.
Bài tập minh họa
Hãy kể ra các phẩm chất và năng lực cần có của một nhà quản trị CSDL?
Phương pháp giải
Một nhà quản trị CSDL cần có kiến thức chuyên môn về cơ sở dữ liệu, kỹ năng thiết kế và quản lý cơ sở dữ liệu, kỹ năng lập trình, quản lý dự án, phân tích và giải quyết vấn đề, tính cẩn thận và chính xác, tư duy logic và sáng tạo, kỹ năng giao tiếp tốt để có thể liên lạc và làm việc hiệu quả với các đồng nghiệp, khách hàng và đối tác.
Lời giải chi tiết
Một nhà quản trị CSDL cần có các phẩm chất và năng lực sau:
- Kiến thức về cơ sở dữ liệu: Nhà quản trị CSDL cần phải hiểu rõ về cấu trúc, quy trình và phương pháp quản lý cơ sở dữ liệu.
- Kỹ năng thiết kế cơ sở dữ liệu: Nhà quản trị CSDL cần có kinh nghiệm trong việc thiết kế cơ sở dữ liệu, triển khai hệ thống, sao lưu và phục hồi dữ liệu và bảo mật cơ sở dữ liệu.
- Kỹ năng lập trình: Nhà quản trị CSDL cần nắm vững các ngôn ngữ lập trình để có thể thiết lập và quản lý cơ sở dữ liệu trên nhiều máy tính và máy chủ.
- Kỹ năng quản lý dự án: Nhà quản trị CSDL cần có kỹ năng quản lý dự án để có thể quản lý các dự án liên quan đến cơ sở dữ liệu và đảm bảo các dự án được hoàn thành đúng thời gian và ngân sách.
- Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: Nhà quản trị CSDL cần có khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ sở dữ liệu.
- Tính cẩn thận và chính xác: Nhà quản trị CSDL cần phải cẩn thận và chính xác trong việc quản lý dữ liệu để đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu.
- Tư duy logic và sáng tạo: Nhà quản trị CSDL cần có tư duy logic và sáng tạo để có thể tìm ra giải pháp tối ưu cho các vấn đề phức tạp liên quan đến cơ sở dữ liệu.
- Kỹ năng giao tiếp: Nhà quản trị CSDL cần có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể liên lạc và làm việc hiệu quả với các đồng nghiệp, khách hàng và đối tác.
3. Luyện tập Bài 1 SGK Tin học 11 Cánh Diều
Học xong bài này, em sẽ:
- Biết được một số thông tin cơ bản về nghề quản trị CSDL: các công việc chính; yêu cầu về kiến thức, kĩ năng; các ngành học có liên quan ở các bậc học tiếp theo; nhu cầu nhân lực hiện tại và tương lai.
- Tự tìm kiếm và khai thác được thông tin hướng nghiệp (qua các chương trình đào tạo, thông báo tuyển dụng nhân lực,...) về một vài ngành nghề liên quan khác trong lĩnh vực tin học.
- Giao lưu được với bạn bè qua các kênh truyền thông số để tham khảo và trao đổi ý kiến về những thông tin trên.
3.1. Trắc nghiệm Bài 1 SGK Tin học 11 Cánh Diều
Như vậy là các em đã xem qua bài giảng Bài 1 Chủ đề G Tin học lớp 11 Cánh Diều Tin học ứng dụng. Để củng cố kiến thức bài học mời các em tham gia bài tập trắc nghiệm Trắc nghiệm Tin học 11 Cánh Diều Chủ đề G Bài 1.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập Bài 1 SGK Tin học 11 Cánh Diều
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 11 Cánh Diều Chủ đề G Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Khởi động trang 84 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD
Hoạt động trang 85 SGK Tin học 11 Cánh diề - CD
Thực hành trang 87 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD
Vận dụng 1 trang 88 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD
Vận dụng 2 trang 88 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD
Câu hỏi trang 88 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD
4. Hỏi đáp Bài 1 SGK Tin học 11 Cánh Diều
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học của HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Tin Học 11 HỌC247