Bài học: Luyện từ và câu: Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào? nhằm giúp các em biết cách sử dụng những từ chỉ đặc điểm và câu kiểu Ai thế nào? Từ đó, các em có thể trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Chúc các em có thêm bài học hay và thú vị.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Câu 1 trang 122 SGK Tiếng Việt 2
Câu hỏi: Dựa vào tranh và trả lời câu hỏi:
a. Em bé thế nào? (xinh, đẹp, dễ thương,...)
b. Con voi thế nào? (khỏe, to, chăm chỉ,...)
c. Những quyển vở thế nào? (đẹp, nhiều màu, xinh xắn,...)
d. Những cây cau thế nào? (cao, thẳng, xanh tốt,...)
Gợi ý:
a. Em bé rất đáng yêu.
b. Con voi trông thật khỏe.
c. Những quyển vở rất xinh xắn.
d. Cây cau rất cao và thẳng.
1.2. Câu 2 trang 122 SGK Tiếng Việt 2
Câu hỏi: Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật:
a. Đặc điểm về tính tình của một người: ...
b. Đặc điểm về màu sắc của một vật: ...
c. Đặc điểm về hình dáng của người, vật: ...
Gợi ý:
a. Đặc điểm về tính tình của một người: thật thà, hài hước, vui vẻ, ngoan ngoãn, hiền hậu, đanh đá, keo kiệt,…
b. Đặc điểm về màu sắc của một vật: xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, đen, trắng, xanh biếc, xanh lam, xanh dương, đo đỏ, đỏ tươi, vàng tươi, tím biếc, trắng tinh, trắng ngần,…
c. Đặc điểm về hình dáng của người, vật: cao lớn, thấp bé, lùn, béo, mũm mĩm, gầy gò, cân đối, vuông vắn, tròn xoe,…
1.3. Câu 3 trang 123 SGK Tiếng Việt 2
Câu hỏi: Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ ấy để tả:
a. Mái tóc của ông (hoặc bà) em: bạc trắng, đen nhánh, hoa râm,…
b. Tính tình của bố (hoặc mẹ) em: hiền hậu, vui vẻ, điềm đạm,…
c. Bàn tay của em bé: mũm mĩm, trắng hồng, xinh xắn,…
d. Nụ cười của anh (hoặc chị) em: tươi tắn, rạng rỡ, hiền lành,…
Gợi ý:
a. Mái tóc ông em đã ngả màu hoa râm.
b. Mái tóc bà dài và bồng bềnh như mây.
c. Bố em rất hài hước.
d. Bàn tay bé Na mũm mĩm và trắng hồng.
e. Nụ cười của chị em lúc nào cũng tươi tắn.
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Nắm được những từ ngữ chỉ đặc điểm của con người, sự vật,...
+ Biết cách sử dụng câu kiểu Ai thế nào?
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập đọc: Bán chó để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.