Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 5423
Khi cưa thép, đã có sự chuyển hóa và truyền năng lượng nào xảy ra? Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:
- A. Cơ năng đã chuyển hóa thành công cơ học
- B. Cơ năng đã chuyển hóa thành động năng
- C. Cơ năng đã chuyển hóa thành thế năng
- D. Cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 5424
Hai hòn bi thép A và B giông hệt nhau được treo vào hai sợi dây có chiều dài như nhau. Khi kéo bi A lên rồi cho rơi xuống va chạm vào bi B, người ta thấy bi B bị bắn lên ngang với độ cao của bi A trước khi thả . Hỏi khi đó bi A sẽ ở trạng thái nào?
- A. Đứng yên ở vị trí ban đầu của B.
- B. Chuyển động theo B nhưng không lên tới được độ cao cùa B.
- C. Bật trở lại vị trí ban đầu.
- D. Nóng lên.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 5425
Kéo một sợi dây cuốn quanh một ống nhôm đựng nước bịt kín nút, người ta thây nước trong ống nóng lên rồi sôi, hơi nước đẩy nút bật ra cùng với một lớp khói trắng do các hạt nước rất nhỏ tạo thành. Hỏi trong thí nghiệm trên đã có sự chuyển hóa cơ năng thành nhiệt năng xảy ra khi nào?
- A. Kéo đi kéo lại sợi dây.
- B. Nước nóng lên.
- C. Hơi nước làm bật nút ra.
- D. Hơi nước ngưng tụ thành các giọt nước nhỏ.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 5426
Phát biểu nào sau đây không phù hợp với sự bảo toàn năng lượng?
- A. Năng lượng có chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
- B. Sau khi một hiện tượng xảy ra, tổng năng lượng có trước và tổng năng lượng sau khi hiện tượng xảy ra luôn bằng nhau.
- C. Năng lượng không thể truyền từ vật này sang vật khác.
- D. Năng lượng của vật không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 5427
Quan sát thí nghiệm của Jun :
Thí nghiệm của Jun trình bày trong phần cho thấy, công mà các quả nặng thực hiện làm quay các tấm kim loại đặt trong nước đế’ làm nóng lên đúng bằng nhiệt lượng mà nước nhận được. Thí nghiệm này chứng tỏ điều gì?
Trong các câu trả lời sau, câu nào đúng?
- A. Năng lượng được bảo toàn.
- B. Nhiệt là một dạng của năng lượng.
- C. Cơ năng có thể chuyển hóa hoàn toàn thành nhiệt năng.
- D. Nhiệt năng có thể chuyển hóa hoàn toàn thành cơ năng.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 124363
Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng để quả cầu của con lắc ở vị trí A rồi buông tay cho con lắc dao động. Bỏ qua ma sát của không khí. Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Con lắc chuyển động từ A về đến vị trí B động năng tăng dần, thế năng giảm dần.
- B. Con lắc chuyển động từ B đến C, thế năng tăng dần, động năng giảm dần.
- C. Cơ năng của con lắc ở vị trí C nhỏ hơn ở vị trí B.
- D. Thế năng của con lắc ở vị trí A bằng ở vị trí C.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 124364
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng?
- A. Mũi tên được bắn đi từ cung.
- B. Nước trên đập cao chảy xuống.
- C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới.
- D. Cả ba trường hợp trên
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 124365
Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi, cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?
- A. Động năng chuyển hóa thành thế năng.
- B. Thế năng chuyển hóa thành động năng.
- C. Không có sự chuyển hóa nào.
- D. Động năng và thế năng đều tăng.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 124366
Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên, thế năng và động năng của nó thay đổi như thế nào?
- A. Động năng tăng, thế năng giảm.
- B. Động năng và thế năng đều tăng.
- C. Động năng và thế năng đều giảm.
- D. Động năng giảm, thế năng tăng.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 124367
Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng:
- A. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.
- B. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
- C. Năng lượng có thể tự sinh ra và tự mất đi, nó truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
- D. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.