Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 448024
Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây bụi, cây thân thảo vì sao?
1. Ở cây thân gỗ, áp suất rễ không đẩy được nước lên phần lá trên cao.
2. Cây bụi và thân thảo thường thấp, gần mặt đất dễ xảy ra bão hòa hơi nước vào ban đêm, nhất là khi trời lạnh.
3. Cây bụi và cây thân thảo thường thấp nên động lực áp suất rễ đủ đẩy nước đến mép phiến lá.
4. Cây bụi và cây thân thảo không có bó mạch gỗ nên lực thoát nước yếu dẩn đến hiện tượng ứ giọt xuất hiện.
- A. 2, 4
- B. 2, 3, 4
- C. 1, 2. 3
- D. 2, 3
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 448030
Phát biểu nào không đúng về hiện tượng ứ giọt ở các thực vật?
- A. Ứ giọt chỉ xuất hiện ở các loài thực vật nhỏ
- B. Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nhựa cây
- C. Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém gây ra hiện tượng ứ giọt
- D. Ứ giọt xảy ra khi độ ẩm không khí tương đối cao
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 448032
Một lá cây có khối lượng 0,15 g, sau 15 phút thoát hơi nước thì khối lượng lá giảm mất 0,08 g. Xác định cường độ thoát hơi nước của lá cây trên. Biết diện tích lá 0,5 dm2.
- A. 0,009 g/dm2/giờ
- B. 0,56 g/dm2/giờ
- C. 0,64 g/dm2/giờ
- D. 0,01 g/dm2/giờ
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 448035
Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là gì?
- A. Lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm
- B. Sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt lá
- C. Lá non có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm
- D. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 448036
Khi cắm một cành hoa trắng (đã cắt bớt lá) vào cốc thuỷ tinh chứa dung dịch mực tím, sau một thời gian cánh hoa sẽ thay đổi như thế nào?
- A. Đổi thành màu tím do dung dịch màu được vận chuyển lên cánh hoa
- B. Không thay đổi màu vì cành hoa không có rễ để hấp thụ nước
- C. Không đổi màu vì cành hoa không có lá nên không tạo được động lực vận chuyển nước
- D. Đổi thành màu tím do ban đầu trong cánh hoa đã xảy ra quá trình chuyển hoá sắc tố
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 448037
Trong thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ, để tránh nước trong cốc bị bốc hơi sau khi cắm cây, ta cần làm gì?
- A. Đặt cốc chứa cây ở nơi có ánh sáng
- B. Đặt cốc chứa cây ở nơi không có ánh sáng
- C. Đậy kín miệng cốc
- D. Đậy kín miệng cốc và đặt ở nơi không có ánh sáng
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 448040
Trong thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá, tại sao phải cắt bỏ hết lá (chỉ còn lại rễ, thân, cành) ở một chậu thí nghiệm?
- A. Để cây không hút được nước do thiếu lực kéo từ quá trình thoát hơi nước
- B. Để ngăn chặn quá trình vận chuyển nước trong thân
- C. Để tăng cường thoát hơi nước qua các bộ phận khác của cây (rễ, thân, cành)
- D. Để ngăn quá trình thoát hơi nước của cây
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 448042
Trường hợp không có túi nylon thì có thể dùng hoá chất nào để chứng minh sự thoát hơi nước ở lá?
- A. CuCl2
- B. CoCl2
- C. CaCO3
- D. Cu(OH)2
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 448044
Để quan sát khí khổng, cần tách lớp biểu bì ở mặt nào của lá? Vì sao?
- A. Tách lớp biểu bì ở mặt dưới vì ở mặt dưới có nhiều khí khổng nên dễ quan sát
- B. Tách lớp biểu bì ở mặt trên vì ở mặt trên có ít khí khổng nên dễ quan sát
- C. Tách lớp biểu bì ở mặt dưới vì tế bào khí khổng ở mặt trên có thành tế bào dày hơn nên dễ quan sát
- D. Tách lớp biểu bì ở mặt trên vì tế bào khí khổng ở mặt dưới có thành tế bào mỏng hơn nên khó quan sát
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 448046
Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua con đường nào?
- A. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống
- B. Từ mạch gỗ sang mạch rây
- C. Từ mạch rây sang mạch gỗ
- D. Qua mạch gỗ