Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 449718
Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây đã mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt dưới thời Bắc thuộc?
- A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
- B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- C. Khởi nghĩa Phùng Hưng
- D. Khởi nghĩa Bà Triệu
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 449719
Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở bể Đông, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì thiếp người ta”?
- A. Lê Chân
- B. Bùi Thị Xuân
- C. Triệu Thị Trinh
- D. Nguyễn Thị Định
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 449720
Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Lấy Dạ Trạch làm nơi kháng chiến,
Mơ ngày về đánh chiếm Long Biên
Nhiều năm kham khổ liên miên
Hỏi ai ngang dọc khắp miền sậy lau?”
- A. Mai Thúc Loan
- B. Triệu Thị Trinh
- C. Triệu Quang Phục
- D. Dương Đình Nghệ
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 449721
Dấu tích thành Vạn An trong cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan hiện nay nằm ở đâu?
- A. Huyện Đông Anh, Hà Nội
- B. Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
- C. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- D. Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 449722
Năm 776, Phùng Hưng đã lãnh đạo người Việt nổi dật đấu tranh chống lại ách cai trị củac nhà nào?
- A. nhà Hán
- B. nhà Ngô
- C. nhà Tùy
- D. nhà Đường
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 449723
Khúc Thừa Dụ đã tận dụng cơ hội nào dưới đây để dấy binh khởi nghĩa giành lại quyền tự chủ cho người Việt (vào năm 905)?
- A. Nhà Đường không bố trí quân đồn trú tại thành Đại La.
- B. Nhà Đường suy yếu nên khó kiểm soát tình hình An Nam.
- C. Nhà Ngô chưa thiết lập được chính quyền đô hộ ở Việt Nam.
- D. Chính quyền đô hộ của nhà Đường mới được thiết lập, còn lỏng lẻo.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 449724
Nhận xét nào sau đây không đúng về các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc?
- A. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của người Việt.
- B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
- C. Minh chứng cho tinh thần bất khuất không cam chịu làm nô lệ của người Việt.
- D. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ là nguyên nhân bùng nổ các cuộc đấu tranh.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 449725
Người lãnh đạo tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) là ai?
- A. Lê Lợi
- B. Lê Hoàn
- C. Nguyễn Huệ
- D. Nguyễn Nhạc
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 449726
Điểm tương đồng trong đường lối chỉ đạo chiến đấu giữa cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và khởi nghĩa Lam Sơn là gì?
- A. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.
- B. Triệt để thực hiện kế sách đánh nhanh thắng nhanh, tấn công thần tốc.
- C. Chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh, tránh thiệt hại cho cả hai bên.
- D. Chủ động tiến công để chặn trước thế mạnh của địch (“tiên phát chế nhân”).
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 449727
Tháng 10/1427, khi Liễu Thăng dẫn quân Minh ồ ạt tiến vào Việt Nam, chúng đã bị nghĩa quân Lam Sơn phục kích và giết ở đâu?
- A. Nam Quan
- B. Đông Quan
- C. Chi Lăng
- D. Vân Nam