Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 449708
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vị trí địa lí chiến lược của Việt Nam?
- A. Là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á.
- B. Nằm trên các trục đường giao thông quốc tế huyết mạch.
- C. Là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo.
- D. Kiểm soát tuyến đường thương mại giữa Ấn Độ và Đông Nam Á.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 449709
Việt Nam được coi là “cầu nối” giữa Trung Quốc với khu vực nào?
- A. Đông Bắc Á
- B. Đông Nam Á
- C. Tây Nam Á
- D. Nam Á
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 449710
Nhân vật lịch sử nào nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây?
“Đố ai trên Bạch Đằng giang,
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời,
Phá quân Nam Hán tời bời,
Gươm thần độc lập giữa trời vang lên?”
- A. Lê Hoàn
- B. Ngô Quyền
- C. Trần Hưng Đạo
- D. Dương Đình Nghệ
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 449711
Kế sách nào của Ngô Quyền đã được quân dân nhà Tiền Lê kế thừa, vận dụng để đánh đuổi quân Tống xâm lược (981)?
- A. Tiên phát chế nhân
- B. Đánh thành diệt viện
- C. Vườn không nhà trống
- D. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 449712
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng ở Việt Nam (năm 938)?
- A. Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, không thông thạo địa hình
- B. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất
- C. Quân Nam Hán lực lượng ít, khí thế chiến đấu kém cỏi, vũ khí thô sơ
- D. Tài thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền cùng các tướng lĩnh khác
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 449713
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?
- A. Nền độc lập của đất nước Đại Cồ Việt được giữ vững.
- B. Đất nước được thống nhất, thoát ra khỏi chiến tranh loạn lạc.
- C. Khiến cho nhà Tống sợ hãi, từ bỏ tham vọng xâm lược nước ta.
- D. Chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ cho dân tộc.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 449714
Cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt có gì độc đáo?
- A. Chủ động đề nghị giảng hoà.
- B. Chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng.
- C. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.
- D. Tổ chức Hội thề Đông Quan với đại diện quân Tống.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 449715
Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên ở thế kỉ XIII gắn liền với sự lãnh đạo của vương triều nào?
- A. Nhà Tiền Lê.
- B. Nhà Lý.
- C. Nhà Trần.
- D. Nhà Hồ.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 449716
Nội dung nào không thể hiện chính xác nguyên nhân ba lần giặc Mông-Nguyên thất bại trong cuộc xâm lược Đại Việt?
- A. Đường lối quân sự của Đại Việt rất độc đáo, linh hoạt, sáng tạo.
- B. Lực lượng quân Mông-Nguyên ít, khí thế chiến đấu kém cỏi.
- C. Đại Việt có đội ngũ tướng lĩnh tài giỏi với nhiều danh tiếng kiệt xuất.
- D. Nhân dân Đại Việt có lòng yêu nước, đoàn kết chống ngoại xâm.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 449717
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể vận dụng bài học kinh nghiệm nào từ thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên dưới thời Trần?
- A. Tiến công giặc một cách thần tốc, bất ngờ.
- B. Tập trung vào việc xây dựng thành lũy kiên cố.
- C. Bồi dưỡng sức dân, củng cố khối đoàn kết dân tộc.
- D. Chủ động tấn công để chặn trước thế mạnh của giặc.