Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 449086
Sự hình thành của khuynh hướng vô sản trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á gắn liền với sự ra đời và phát triển của giai cấp nào?
- A. Nông dân
- B. Công nhân
- C. Trí thức phong kiến
- D. Địa chủ phong kiến
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 449087
Chớp thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện (tháng 8/1945), những quốc gia nào ở Đông Nam Á đã tiến hành cách mạng giành lại được độc lập dân tộc?
- A. Mi-an-ma, Lào, Thái Lan
- B. In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Lào
- C. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia
- D. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Lào
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 449089
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động tích cực từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây đến khu vực Đông Nam Á?
- A. Kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, quy mô lớn
- B. Nền sản xuất công nghiệp du nhập vào khu vực
- C. Đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống
- D. Giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong xã hội
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 449090
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hạn chế của chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu được tiến hành ở năm nước sáng lập ASEAN trong những năm 50 - 60 của thế kỉ XX?
- A. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
- B. Chi phí sản xuất cao dẫn đến tình trạng thua lỗ.
- C. Phụ thuộc nhiều vào vốn và thị trường bên ngoài.
- D. Thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ sản xuất.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 449092
Quốc gia nào ở Đông Nam Á được coi là một trong 4 “con rồng” của kinh tế châu Á?
- A. Việt Nam
- B. Thái Lan
- C. Xin-ga-po
- D. In-đô-nê-xi-a
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 449093
Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Cam-pu-chia không tiến hành cuộc khởi nghĩa nào sau đây?
- A. Khởi nghĩa của A-cha-xoa (1863 - 1866).
- B. Khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867).
- C. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 - 1892).
- D. Khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (1825 - 1830).
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 449095
Điểm nổi bật trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 là gì?
- A. Phong trào theo khuynh hướng tư sản thay thế phong trào theo ý thức hệ phong kiến.
- B. Phong trào theo ý thức hệ phong kiến thay thế phong trào theo khuynh hướng tư sản.
- C. Tồn tại song song hai khuynh hướng tư sản và vô sản trong phong trào yêu nước.
- D. Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 449096
Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, nhân dân In-đô-nê-xi-a nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của thực dân nào?
- A. thực dân Anh.
- B. thực dân Pháp.
- C. thực dân Tây Ban Nha.
- D. thực dân Hà Lan.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 449097
Đến đầu thế kỉ XIX, chế độ cai trị của thực dân Hà Lan ở In-đô-nê-xi-a bị rung chuyển bởi cuộc khởi nghĩa của nhân vật nào?
- A. Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô.
- B. Hoàng thân Si-vô-tha.
- C. nhà sư Pu-côm-bô.
- D. nhân dân trên đảo Ban-da.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 449099
Lực lượng lãnh đạo nòng cốt trong phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Mi-an-ma vào đầu thế kỉ XX là lực lượng nào?
- A. các vị cao tăng và trí thức.
- B. công nhân và tư sản dân tộc.
- C. nông dân và địa chủ phong kiến.
- D. nông dân và địa chủ phong kiến.