Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 464363
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981) là do
- A. có sự lãnh đạo của các tướng lĩnh tài ba như: Lê Sát, Lê Ngân, Nguyễn Trãi.
- B. quân dân Tiền Lê vận dụng thành công kế sách “Tiên phát chế nhân” của nhà Lý.
- C. quân dân Tiền Lê có tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm.
- D. quân Tống liên tiếp thất bại nên chủ động giảng hòa với nhà Tiền Lê.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 464364
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê?
- A. Buộc nhà Tống thần phục và thực hiện triều cống đối với Đại Cồ Việt.
- B. Thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt.
- C. Quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập.
- D. Thể hiện khả năng bảo vệ độc lập của quân dân Đại Cồ Việt.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 464365
Đầu năm 1076, hàng chục vạn quân Tống chia làm hai đạo tiến vào Đại Việt. Trên đường tiến quân về Thăng Long, quân Tống đã bị chặn lại ở
- A. thành Đa Bang.
- B. cửa sông Bạch Đằng.
- C. thành Tây Đô.
- D. bờ bắc sông Như Nguyệt.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 464366
Năm 1075, Lý Thường Kiệt lãnh đạo quân dân nhà Lý tiến đánh sang đất Tống nhằm mục đích gì?
- A. Xâm chiếm đất đai để mở rộng lãnh thổ Đại Việt.
- B. Đòi lại phần đất mà trước kia nhà Tống chiếm giữ.
- C. Buộc nhà Tống phải thần phục và cống nạp cho Đại Việt.
- D. Đánh vào nơi tập trung lương thực và vũ khí của nhà Tống.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 464367
Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân xâm lược Đại Việt của nhà Tống vào năm 1076?
-
A.
Đòi lại những vùng đất mà trước kia đã bị Đại Việt chiếm giữ.
-
B.
Thỏa mãn tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam.
-
C.
Tăng vị thế của nhà Tống, khiến hai nước Liê, Hạ phải kiêng nể.
- D. Đánh Đại Việt để góp phần dẹp yên mâu thuẫn trong nội bộ nước Tống.
-
A.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 464368
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của quân dân nhà Lý giành thắng lợi là do
-
A.
nhà Tống bị hao tổn binh lực nên chủ động rút quân.
- B. nhà Tống nhận thấy việc xâm lược Đại Việt là phi nghĩa.
-
C.
tinh thần yêu nước và sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.
- D. có sự chỉ huy của các tướng lĩnh tài ba như: Lê Hoàn, Tôn Đản.
-
A.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 464369
Nội dung nào không phản ánh đúng kế sách đánh giặc của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược?
- A. Chủ động tiến công trước để chặn thế mạnh của giặc.
- B. Tích cực, chủ động chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.
- C. Rút lui chiến lược; chớp thời cơ để phản công.
- D. Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 464370
Năm 1257, khi Mông Cổ cho quân áp sát biên giới Đại Việt và cử sứ giả đến Thăng Long dụ hàng, vua Trần Thái Tông đã có thái độ như thế nào?
- A. Yêu cầu sứ giả chuyển lại thư đầu hàng cho vua Mông Cổ.
- B. Lo ngại sức mạnh của quân địch nên vội vàng xin giảng hòa.
- C. Cho bắt giam sứ giả, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng kháng chiến.
- D. Đuổi sứ giả về nước, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng kháng chiến.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 464371
Năm 1279, nhà Nguyên đã chiếm được toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và ráo riết chuẩn bị lực lượng để xâm lược Đại Việt. Trước tình hình đó, nhà Trần đã
- A. triệu tập hội nghị Bình Than và Diên Hồng để bàn kế sách đánh giặc.
- B. chủ động xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt để chặn giặc.
- C. cho quân tấn công sang đất nhà Nguyên để chặn trước thế mạnh của giặc.
- D. xây dựng nhiều thành lũy kiên cố, như: thành Đa Bang, thành Tây Đô,…
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 464372
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi trong 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)?
- A. Nhà Trần có kế sách đánh giặc đúng đắn, sáng tạo.
- B. Tài năng thao lược của các vua Trần cùng nhiều danh tướng.
- C. Quân Mông - Nguyên số lượng ít, kí thế chiến đấu kém cỏi.
- D. Lòng yêu nước, đoàn kết toàn dân trong chống giặc ngoại xâm.