Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 446447
Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
- A. Vu khống người khác trên mạnh xã hội.
- B. Bịa đặt thông tin sai sự thật về người khác.
- C. Trao đổi thông tin với người khác trên facebook.
- D. Tự ý xem tin nhắn trên điện thoại của người khác.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 446448
"K, A, V là bạn thân của nhau. Một lần, K và A đến chơi trong lúc V đang ở ngoài quét sân, K thấy cuốn nhật kí để trên bàn học nên rủ A cùng đọc nhật kí".
Trong trường hợp trên, nếu là bạn A, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
- A. Lập tức đồng ý vì bản thân cũng tò mò, muốn biết những gì V viết trong nhật kí.
- B. Từ chối và khuyên K không nên đọc nhật kí của V vì làm vậy là vi phạm pháp luật.
- C. Bảo K đọc sau đó kể lại cho mình, còn mình thì đứng cảnh giới để tránh V phát hiện.
- D. Lập tức từ chối, sau đó mắng K vì sự thiếu hiểu biết đồng thời thông báo sự việc cho V.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 446449
Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân không dẫn tới hậu quả nào dưới đây?
- A. Xâm phạm tới đời sống riêng tư, an toàn và bí mật cá nhân của công dân.
- B. Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lí, danh dự, nhân phẩm… của công dân.
- C. Ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lý hành chính.
- D. Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ trong mọi trường hợp.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 446450
Trước những hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, chúng ta cần làm gì dưới đây?
- A. thờ ơ, vô cảm.
- B. lên án, ngăn chặn.
- C. học tập, noi gương.
- D. khuyến khích, cổ vũ.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 446451
Mọi hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đều bị xử lí như thế nào?
- A. bị xử phạt hành chính.
- B. phải chịu trách nhiệm pháp lí.
- C. bị phạt cải tạo không giam giữ.
- D. phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 446452
Theo quy định của pháp luật, việc kiểm soát thư tín, điện tín của cá nhân được thực hiện khi có quyết định của cơ quan nào?
- A. lực lượng tìm kiếm và cứu nạn.
- B. đội ngũ phóng viên báo chí.
- C. cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- D. người làm công tác truyền thông.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 446453
Theo quy định của pháp luật, nhân viên bưu chính thực hiện đúng nội dung quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín của khách hàng khi nào?
- A. cố ý hủy thư của người khác.
- B. giao thư đến tay người nhận.
- C. vô ý làm thất lạc thư.
- D. tự tiện bóc mở thư.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 446454
Theo quy định của pháp luật, có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm,… của công dân trong trường hợp có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm đó có chứa gì sau đây?
- A. tài sản của cá nhân.
- B. Hợp đồng bảo hiểm.
- C. giấy đăng kí kinh doanh.
- D. đồ vật liên quan đến vụ án.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 446455
Hành vi nào của chị A trong tình huống sau đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
"Chị A và chị P cùng làm việc tại phòng kế toán Công ty M. Một hôm, chị A mượn điện thoại của chị P để gọi điện. Trong lúc chị P ra ngoài, chị A đã tự ý đọc tin nhắn nên biết việc chị P dự định chuyển sang công ty khác. Chị A đã chụp lại thông tin này và báo với anh V (trưởng phòng nhân sự của công ty)".
- A. Tự ý đọc tin nhắn trong điện thoại của chị P.
- B. Dùng điện thoại của chị P khi chưa được sự đồng ý.
- C. Chia sẻ dự định chuyển công ty của chị P với người khác.
- D. Nói chuyện, giải quyết công việc riêng trong giờ làm việc.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 446456
Nếu là anh C, em nên lựa chọn cách ứng xử nào trong tình huống dưới đây?
"Là bạn thân của nhau, nhưng M thấy có một số chuyện T vẫn giữ, không kể lại cho mình nghe. Do đó, M đã tìm tới anh C (kĩ sư công nghệ thông tin), nhờ anh C giúp mình đăng nhập vào tài khoản facebook của T để đọc tin nhắn mà T trao đổi với mọi người".
- A. Đồng ý vì bản thân cũng tò mò, muốn biết những gì T trao đổi trên facebook.
- B. Từ chối và khuyên M không nên làm vậy vì đây là hành vi vi phạm pháp luật.
- C. Lập tức đồng ý với điều kiện sau khi đọc xong M phải kể lại cho mình nghe.
- D. Từ chối, mắng M vì sự thiếu hiểu biết đồng thời thông báo sự việc cho T.