Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 480351
Đâu là bệnh phổ biến ở lợn
- A. Bệnh dịch tả lợn cổ điển
- B. Bệnh tai xanh
- C. Bệnh tụ huyết trùng lợn
- D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 480352
Bệnh tụ huyết trùng ở lợn thuộc loại bệnh gì?
- A. Bệnh truyền nhiễm
- B. Bệnh không truyền nhiễm
- C. Bệnh kí sinh trùng
- D. Bệnh di truyền
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 480353
Bệnh phân trắng lợn con là:
- A. Bệnh kí sinh trùng phổ biến, xảy ra quanh năm, nhất là ở lợn nuôi thả rông và ăn rau bèo thuỷ sinh tươi sống
- B. Bệnh khá phổ biến ở lợn từ 3 đến 21 ngày tuổi, thường xảy ra khi thời tiết thay đổi.
- C. Bệnh truyền nhiễm ở lợn con, các virus lây truyền làm cho phân của lợn trắng ra.
- D. Tất cả các đáp án trên.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 480354
Đâu không phải biểu hiện đúng của bệnh giun đũa lợn?
- A. Con vật không to ra về khung xương, nạc thịt mà trở nên béo mềm, lông ngắn lại,…
- B. Khi ấu trùng giun tác động lên phổi sẽ gây viêm phổi
- C. Khi có quá nhiều giun thì có thể gây tắc ống mật, tắc ruột, thủng ruột
- D. Có thể tìm được trứng giun khi xét nghiệm phân
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 480355
Bệnh dịch tả lợn cổ điển là:
- A. Bệnh truyền nhiễm do virus nhóm A gây ra, tác động đến lợn ở nhiều góc độ, làm mất hệ miễn dịch và lây lan nhanh ra đồng loại.
- B. Bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở mọi lứa tuổi của lợn với mức độ lây lan rất mạnh và tỉ lệ chết cao 80 – 90%.
- C. Bệnh kí sinh do các loại vi khuẩn có hại gây ra cho lợn ở tuổi trưởng thành. Kí sinh trùng bộc phát nhanh chóng trong cơ thể và lây lan sang cơ thể của con vật khác.
- D. Bệnh kí sinh do các loại vi khuẩn có hại gây ra cho lợn ở mọi độ tuổi. Kí sinh trùng bộc phát nhanh chóng trong cơ thể và lây lan sang cơ thể của con vật khác.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 480356
Đâu là một cách phòng bệnh đóng dấu?
- A. Nuôi dưỡng, chăm sóc đúng kĩ thuật.
- B. Tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y, thường là tiêm lúc lợn 10 tháng tuổi, sau đó tiêm nhắc lại 5 tháng một lần.
- C. Sử dụng các loại thức ăn công thức khi thấy lợn có biểu hiện không tốt về sức khoẻ.
- D. Tất cả các đáp án trên.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 480357
Đâu không phải biện pháp xử lí bệnh dịch tả lợn cổ điển?
- A. Dùng thuốc đặc trị bệnh dịch tả lợn cổ điển.
- B. Báo ngay cho cán bộ thú y để được hướng dẫn.
- C. Cách li triệt để: không giết mổ hoặc di chuyển con vật ra khỏi khu vực chăn nuôi, cũng không chuyển lợn từ nơi khác về.
- D. Tiến hành các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú y, bao gồm: tiêu huỷ con vật chết và con vật bị bệnh; vệ sinh khử trùng triệt để khu vực chăn nuôi và phương tiện, dụng cụ bằng biện pháp thích hợp.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 480358
Đối với bệnh đóng dấu lợn, mầm bệnh là:
- A. Vi khuẩn Gram dương Bacterial crixiopathrix
- B. Vi khuẩn Gram dương Erysipelothrix rhusiopathiae
- C. Vi khuẩn Gram âm Bacterial crixiopathrix
- D. Vi khuẩn Gram âm Erysipelothrix rhusiopathiae
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 480359
Đối với bệnh dịch tả lợn cổ điển thì con đường chính mà mầm bệnh xâm nhập vào vật nuôi là:
- A. Qua tiêu hoá
- B. Qua hô hấp
- C. Qua da, niêm mạc mắt và đường sinh dục
- D. Cả A và B.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 480360
Bệnh nào dưới đây có thể phát triển thành dịch?
- A. Bệnh viêm dạ dày.
- B. Bệnh giun đũa ở gà.
- C. Bệnh ghẻ.
- D. Bệnh dịch tả lợn châu Phi.