Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 461879
Nếu các chất độc hại, chất dư thừa tích tụ lại trong cơ thể sẽ gây nên hậu quả gì?
- A. gây mất cân bằng nội môi.
- B. gây tổn thương tế bào, cơ quan.
- C. dẫn đến mắc các bệnh lí.
- D. Tất cả các đáp án trên.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 461880
Mỗi nephron được cấu tạo từ những bộ phận nào?
- A. cầu thận và ống thận.
- B. phần vỏ và phần tủy.
- C. quản cầu và nang Bowman.
- D. cầu thận và bể thận.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 461881
Đặc điểm nào tương ứng với giai đoạn lọc trong quá trình hình thành nước tiểu ở nephron?
- A. Nước, các chất dinh dưỡng, các ion cần thiết trong dịch lọc được các tế bào ống thận hấp thụ trả về máu.
- B. Huyết áp đẩy nước và các chất hòa tan từ máu qua lỗ lọc vào trong bang Bowman, tạo ra dịch lọc cầu thận.
- C. Chất độc, một số ion dư thừa được các tế bào thành ống thận tiết vào dịch lọc.
- D. Nước tiểu được ống góp hấp thụ bớt nước và chảy vào bể thận.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 461882
Nguyên nhân gây bệnh cho người và động vật là do đâu?
- A. các tác nhân vật lí và hóa học.
- B. các tác nhân sinh học.
- C. yếu tố di truyền.
- D. Tất cả các nguyên nhân trên.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 461883
Phát biểu nào sai khi nói về các tác nhân vật lí và cách thức gây bệnh của chúng?
- A. Nhiệt độ cao gây biến tính protein, gây bỏng.
- B. Ánh sáng mặt trời mạnh gây tổn thương DNA, có thể gây ung thư da.
- C. Âm thanh lớn kéo dày gây giập nát, phá hủy, tổn thương mô và cơ quan.
- D. Dòng điện gây giật, bỏng tại chỗ hoặc toàn thân.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 461885
Ở người và động vật, chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh do đâu?
- A. hệ vận động đảm nhận.
- B. hệ miễn dịch đảm nhận.
- C. hệ sinh dục đảm nhận.
- D. hệ bài tiết đảm nhận.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 461886
Khi thực hành đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử, cần lưu ý điều gì dưới đây?
- A. Tránh căng thẳng thần kinh hay hồi hộp, xúc động khi đo.
- B. Giữ nguyên tư thế cơ thể và không nói chuyện lúc máy đang đo.
- C. Nghỉ ngơi vài phút trước khi đo nếu như vừa từ nơi khác đến.
- D. Tất cả các lưu ý trên.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 461888
Vì sao nhịp tim sau khi hoạt động lại nhanh hơn so với khi nghỉ ngơi?
- A. Vì khi hoạt động, nhu cầu về năng lượng và oxygen của cơ thể giảm, dẫn đến tăng nhịp tim để đẩy máu đến các cơ quan.
- B. Vì khi hoạt động, nhu cầu về năng lượng và oxygen của cơ thể tăng, dẫn đến tăng nhịp tim để đẩy máu đến các cơ quan.
- C. Vì khi hoạt động, nhu cầu về năng lượng và carbon dioxide của cơ thể tăng, dẫn đến tăng nhịp tim để đẩy máu đến các cơ quan.
- D. Vì khi hoạt động, cơ thể nóng dần lên, tăng nhịp tim giúp cơ thể tỏa nhiệt.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 461890
Trị số bình thường của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của người trưởng thành lần lượt là bao nhiêu?
- A. 110 – 120 mmHg và 70 – 80 mmHg.
- B. 80 – 120 mmHg và 80 – 90 mmHg.
- C. 70 – 80 mmHg và 110 – 120 mmHg.
- D. 80 – 100 mmHg và 100 – 130 mmHg.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 461892
Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ các bộ phận nào sau đây?
- A. Dịch tuần hoàn, tim và hệ thống mạch máu.
- B. Dịch tuần hoàn, tim và máu.
- C. Máu, nước mô và tim.
- D. Máu, tim và hệ thống bạch huyết.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 461894
Hệ tuần hoàn hở không có đặc điểm nào dưới đây?
- A. Tim bơm máu vào động mạch với áp lực thấp.
- B. Máu chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô.
- C. Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp nên tốc độ máu chảy nhanh.
- D. Máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể, sau đó trở về tim theo các ống góp.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 461896
Ở hệ tuần hoàn kín, tim bơm máu vào động mạch với áp lực ra sao?
- A. mạnh, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua tĩnh mạch, mao mạch và về tim.
- B. mạnh, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim.
- C. yếu, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim.
- D. yếu, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ mao mạch qua động mạch, tĩnh mạch và về tim.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 461898
Phát biểu nào đúng khi nói về vai trò của hô hấp?
- A. Hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho hoạt động sống.
- B. Hô hấp lấy CO2 từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho hoạt động sống.
- C. Hô hấp thải CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hóa ra ngoài, làm mất cân bằng môi trường trong cơ thể.
- D. Hô hấp lấy CO2 và thải ra O2 giúp đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 461922
Ở động vật, bộ phận hoặc cơ quan thực hiện trao đổi khí O2 và CO2 với môi trường gọi là gì?
- A. ống trao đổi khí.
- B. bề mặt trao đổi khí.
- C. áp suất trao đổi khí.
- D. thể tích trao đổi khí.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 461924
Trao đổi khí của thủy tức và giun đất thuộc hình thức nào sau đây?
- A. Trao đổi khí qua mang.
- B. Trao đổi khí qua hệ thống ống khí.
- C. Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
- D. Trao đổi khí qua phổi.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 461928
Quá trình dinh dưỡng gồm có các giai đoạn nào?
- A. lấy nước, lấy thức ăn, hấp thụ nước và đồng hóa các chất.
- B. lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và đồng hóa các chất.
- C. lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn và bài tiết chất thải.
- D. tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và đồng hóa các chất.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 461929
Phát biểu nào đúng khi nói về các kiểu lấy thức ăn của động vật?
- A. Động vật lấy thức ăn từ môi trường sống theo 2 kiểu chính: ăn lọc và ăn hút.
- B. Ăn hút là kiểu lọc nước qua bộ phận chuyên hóa để lấy thức ăn.
- C. Động vật lấy thức ăn theo kiểu ăn hút có cấu tạo miệng phù hợp với đục lỗ và hút dịch.
- D. Hổ là động vật lấy thức ăn từ môi trường theo kiểu ăn hút.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 461932
Phát biểu nào sai khi nói về giai đoạn tiêu hóa thức ăn?
- A. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
- B. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và nội bào.
- C. Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa có ở hầu hết động vật không xương sống và có xương sống.
- D. Tiêu hóa nội bào là tiêu hóa thức ăn diễn ra bên trong tế bào.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 461935
Hóa chất được sử dụng trong thí nghiệm hô hấp ở hạt nảy mầm là gì?
- A. nước.
- B. nước vôi trong.
- C. nước đường.
- D. acetone.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 461938
Nguyên lí của thí nghiệm hô hấp ở hạt nảy mầm là gì?
- A. CO2 được tạo ra do hô hấp của hạt nảy mầm sẽ được hấp thụ bởi nước tạo thành kết tủa.
- B. O2 được tạo ra do hô hấp của hạt nảy mầm sẽ được hấp thụ bởi nước tạo thành kết tủa.
- C. CO2 được tạo ra do hô hấp của hạt nảy mầm sẽ được hấp thụ bởi nước vôi trong tạo thành kết tủa.
- D. O2 được tạo ra do hô hấp của hạt nảy mầm sẽ được hấp thụ bởi nước vôi trong tạo thành kết tủa.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 461941
Trong thí nghiệm hô hấp ở thực vật, cần ngâm hạt trong điều kiện nào dưới đây?
- A. Ngâm hạt trong cốc nước ấm khoảng 40oC trong hai giờ.
- B. Cho hạt vào đĩa petri và để ở nhiệt độ phòng 2 ngày.
- C. Ngâm hạt trong cốc nước lạnh khoảng 4oC trong hai giờ.
- D. Ngâm hạt trong nước đá trong thời gian một giờ.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 461943
Hình thức hô hấp chủ yếu ở thực vật là gì?
- A. hô hấp kị khí.
- B. hô hấp hiếu khí.
- C. lên men.
- D. hô hấp kị khí và lên men.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 461945
Nhận định nào sau đây không đúng với vai trò của hô hấp?
- A. Năng lượng sinh ra từ hô hấp được sử dụng cho hầu hết các hoạt động sống của cây.
- B. Nhiệt năng được giải phóng ra trong hô hấp giúp duy trì nhiệt độ cơ thể, đảm bảo hoạt động sống của cơ thể thực vật diễn ra bình thường.
- C. Nhiệt năng được giải phóng ra từ hô hấp có thể làm tăng nhiệt độ lá, dẫn đến lá cây héo dần.
- D. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian là nguyên liệu để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ trong cơ thể.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 461947
Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
- A. Đường phân → Oxy hóa pyruvate và chu trình Krebs → Chuỗi truyền electron.
- B. Đường phân → Chuỗi truyền electron→ Oxy hóa pyruvate và chu trình Krebs.
- C. Oxy hóa pyruvate và chu trình Krebs → Đường phân → Chuỗi truyền electron.
- D. Chuỗi truyền electron → Oxy hóa pyruvate và chu trình Krebs → Đường phân.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 461949
Để quan sát lục lạp trong tế bào thực vật, người ta thường sử dụng mẫu vật nào dưới đây?
- A. Lá tía tô.
- B. Lá rong mái chèo.
- C. Củ cà rốt.
- D. Củ khoai tây.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 461952
Các sắc tố quang hợp có đặc điểm nào dưới đây?
- A. Tan hoàn toàn trong nước.
- B. Tan tốt trong nước và dung môi hữu cơ.
- C. Ít tan trong nước và tan trong dung môi hữu cơ.
- D. Ít tan trong dung môi hữu cơ và tan trong nước.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 461954
Có thể sử dụng dung dịch nào sau đây để tiến hành thí nghiệm tách chiết sắc tố trong lá cây?
- A. Dung dịch Acetone.
- B. Nước.
- C. Dầu ăn.
- D. NaCl.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 461956
Hệ sắc tố quang hợp ở cây xanh gồm hai nhóm chính là gì?
- A. diệp lục và carotenoid.
- B. carotenoid và xanthophyll.
- C. diệp lục và xanthophyll.
- D. xanthophyll và carotene.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 461959
Đâu không phải là vai trò của quang hợp?
- A. Cung cấp nguồn chất hữu cơ là nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp, xây dựng, y dược.
- B. Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.
- C. Cung cấp nguồn năng lượng lớn duy trì hoạt động của sinh giới.
- D. Cung cấp nguồn chất hữu cơ, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của hầu hết sinh vật.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 461961
Pha tối sử dụng loại sản phẩm nào của pha sáng?
- A. O2, NADPH, ATP.
- B. NADPH, O2.
- C. ATP, NADPH.
- D. O2, ATP.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 461962
Nguyên lí của thí nghiệm chứng minh quá trình hấp thụ nước ở rễ là dựa vào yếu tố nào?
- A. sự thay đổi chiều cao của cây trước và sau thời gian thí nghiệm.
- B. sự thay đổi màu sắc của giấy cobalt chloride trước và sau thời gian thí nghiệm.
- C. sự thay đổi màu của nước trong ống nghiệm trước và sau thời gian thí nghiệm.
- D. sự thay đổi lượng nước cung cấp cho cây trước và sau thời gian thí nghiệm.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 461966
Trong thí nghiệm chứng minh quá trình vận chuyển nước ở thân, có thể sử dụng hóa chất nào dưới đây?
- A. Dung dịch H2SO4.
- B. Dung dịch màu thực phẩm.
- C. Dung dịch KOH.
- D. Dung dịch NaOH.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 461968
Vì sao trong thí nghiệm chứng minh quá trình vận chuyển nước ở thân nên lựa chọn hoa có màu trắng?
- A. Vì hoa có màu trắng sẽ giúp dễ dàng quan sát kết quả hơn các loại hoa màu khác.
- B. Vì hoa có màu trắng có tốc độ thoát hơi nước cao hơn các loại hoa màu khác.
- C. Vì hoa có màu trắng có tốc độ vận chuyển nước cao hơn các loại hoa màu khác.
- D. Vì hoa có màu trắng có tốc độ hấp thụ nước cao hơn các loại hoa màu khác.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 461970
Đâu không phải là vai trò của nước đối với cơ thể thực vật?
- A. Là thành phần cấu tạo của tế bào.
- B. Là nguyên liệu, môi trường của các phản ứng sinh hóa.
- C. Cấu trúc nên các thành phần của tế bào và điều tiết các quá trình sinh lí.
- D. Điều hòa nhiệt độ của cơ thể thực vật.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 461973
Khi thiếu hoặc thừa nguyên tố khoáng, thực vật có biểu hiện là như thế nào?
- A. thân, lá cây rũ xuống và héo.
- B. biến dạng, thay đổi màu sắc lá, suy giảm kích thước lá, thân, rễ.
- C. màu sắc lá không thay đổi, các bộ phận của cây phát triển bình thường.
- D. rễ cây bị thối, thân và lá bị héo.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 461976
Thực vật trên cạn hấp thụ nước và khoáng từ đất chủ yếu qua rễ nhờ đâu?
- A. miền lông hút.
- B. miền chóp rễ.
- C. miền sinh trưởng.
- D. miền trưởng thành.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 461978
Đâu là vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật?
- A. Giúp sinh vật lấy được các chất từ môi trường.
- B. Giúp sinh vật chuyển hóa các chất phức tạp thành các chất đơn giản.
- C. Giúp sinh vật tồn tại và phát triển.
- D. Giúp sinh vật phân giải các chất độc hại sinh ra từ quá trình chuyển hóa.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 461980
Quá trình nào dưới đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật?
- A. Phân giải các chất từ môi trường và hấp thụ các chất.
- B. Tiếp nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất.
- C. Biến đổi các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng ở tế bào.
- D. Thải các chất vào môi trường.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 461982
Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới được chia thành mấy giai đoạn?
- A. 2 giai đoạn.
- B. 3 giai đoạn.
- C. 4 giai đoạn.
- D. 5 giai đoạn.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 461984
Nguồn năng lượng khởi đầu trong sinh giới là gì?
- A. năng lượng hóa học.
- B. năng lượng gió.
- C. năng lượng sinh học.
- D. năng lượng ánh sáng.