Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 457170
Hoạt động nào sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học?
- A. Chơi đá bóng.
- B. Cấy lúa
- C. Đánh đàn
- D. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của các loài tôm.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 457172
Khi quan sát gân lá cây ta nên chọn loại kính nào?
- A. Kinh có độ.
- B. Kính lúp.
- C. Kính hiển vi.
- D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 457173
Độ chia nhỏ nhất của thước là:
- A. Giá trị cuối cùng trên thước.
- B. Giá trị nhỏ nhất trên thước.
- C. Chiều dài giữa 2 vạch liên tiếp trên thước.
- D. Cả 3 đáp án đều sai.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 457196
Nhiệt độ của nước đá đang tan theo thang nhiệt độ Celsius là?
- A. 100oC
- B. 0oC
- C. 273K
- D. 373K
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 457197
Hiện tượng vật lý là
- A. Đốt que diêm
- B. Nước sôi
- C. Cửa sắt bị gỉ
- D. Nung đá vôi thành vôi sống.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 457199
Sự nóng chảy là
- A. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
- B. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.
- C. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
- D. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 457205
Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?
- A. Oxygen.
- B. Hydrogen.
- C. Nitrogen.
- D. Carbon dioxide.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 457206
An ninh năng lượng là?
- A. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch và giá rẻ
- B. Sự đảm bảo đầy đủ nặng lượng dưới một dạng duy nhất
- C. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch, giá cao
- D. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới một dạng duy nhất, giá thành cao.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 457208
Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?
- A. Lúa mạch.
- B. Ngô.
- C. Mía.
- D. Lúa.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 457210
Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?
- A. Bột canh
- B. Nước khoáng.
- C. Sodium chioride.
- D. Nước biển.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 457212
Vật nào sau đây gọi là vật không sống?
- A. Con ong
- B. Vi khuẩn
- C. Than củi
- D. Cây cam
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 457213
Để phân biệt vật sống với vật không sống cần dựa vào những đặc điểm nào sau đây?
I. Khả năng chuyển động.
II. Khả năng trao đổi chất.
III. Khả năng lớn lên.
IV. Khả năng sinh sản.
- A. II, III, IV.
- B. I, II, IV.
- C. I, II, III.
- D. I, III, IV.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 457215
Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?
- A. Con lật đật
- B. Cây thước kẻ
- C. Chiếc bút chì
- D. Quả dưa hấu
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 457217
Mũi tên đang chỉ vào phần nào của tế bào?
- A. Chất tế bào
- B. Thành tế bào
- C. Nhân tế bào
- D. Màng tế bào
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 457218
Lục lạp ở tế bào thực vật có chức năng gì?
- A. Tổng hợp protein
- B. Lưu trữ thông tin di truyền
- C. Kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào
- D. Tiến hành quang hợp
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 457219
Vì sao nhân tế bào là nơi lưu giữ các thông tin di truyền?
- A. Vì nhân tế bào chứa vật chất di truyền
- B. Vì nhân tế bào là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
- C. Vì nhân tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào
- D. Vì nhân tế bào kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 457220
Bào quan nào dưới đây không có ở trùng roi?
- A. Ribosome
- B. Lục lạp
- C. Nhân
- D. Lông mao
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 457223
Cho các đặc điểm sau:
(1) Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào
(2) Mỗi loại tế bào thực hiện một chức năng khác nhau
(3) Một tế bào có thể thực hiện được các chức năng của cơ thể sống
(4) Cơ thể có cấu tạo phức tạp
(5) Đa phần có kích thước cơ thể nhỏ bé
Các đặc điểm nào không phải là đặc điểm của cơ thể đa bào?
- A. (1), (3)
- B. (2), (4)
- C. (3), (5)
- D. (1), (4)
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 457225
Cho các sinh vật sau:
(1) Trùng roi
(2) Vi khuẩn lam
(3) Cây lúa
(4) Con muỗi
(5) Vi khuẩn lao
(6) Chim cánh cụt
Sinh vật nào vừa là sinh vật nhân thực, vừa có cơ thể đa bào?
- A. (1), (2), (5)
- B. (1), (4), (6)
- C. (2), (4), (5)
- D. (3), (4), (6)
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 457226
Khi sắp xếp các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, trật tự nào dưới đây là đúng?
- A. Tế bào à cơ quan à mô à hệ cơ quan à cơ thể
- B. Tế bào à mô à cơ quan à hệ cơ quan à cơ thể
- C. Cơ thể à hệ cơ quan à mô à tế bào à cơ quan
- D. Hệ cơ quan à cơ quan à cơ thể à mô à tế bào
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 457227
Lực được biểu diễn bằng kí hiệu nào?
- A. mũi tên
- B. đường thẳng
- C. đoạn thẳng
- D. tia 0x
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 457228
Một quả cân có khối lượng 100g thì có trọng lượng
- A. 1000N.
- B. 100N.
- C. 10N.
- D. 1N.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 457229
Hãy chỉ ra câu mà em cho là không đúng.
- A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi.
- B. Trọng lượng cùa một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó.
- C. Trọng lượng cùa một vật ti lệ thuận với khối lượng của vật đó.
- D. Khối lượng cùa một vật phụ thuộc vào trọng lượng cùa nó.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 457231
Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật đó sẽ:
- A. Không thay đổi
- B. Tăng dần
- C. Giảm dần
- D. Có lúc tăng, có lúc giảm
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 457234
Một vật đang chuyển động thẳng với vận tốc v. Muốn vật chuyển động theo phương cũ và chuyển động nhanh lên thì ta phải tác dụng một lực như thế nào vào vật? Hãy chọn câu trả lời đúng?
- A. Cùng phương, cùng chiều với vận tốc
- B. Cùng phương, ngược chiều với vận tốc
- C. Có phương vuông góc với vận tốc
- D. Có phương bất kì so với vận tốc
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 457235
Trọng lực là lực hút của:
- A. Trái Đất
- B. Mặt Trăng
- C. Mặt Trời
- D. Sao Hỏa
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 457236
Trường hợp nào sau đây chỉ chịu tác dụng của trọng lực?
- A. Vật đang rơi tự do (bỏ qua sức cản của không khí)
- B. Máy bay đang bay ngược chiều gió
- C. Vật nặng treo vào lò xo
- D. Thuyền chuyển động trên mặt nước
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 457237
Khi gió thổi căng phồng một cánh buồm, gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau:
- A. Lực đàn hồi
- B. Lực hút
- C. Lực kéo
- D. Lực đẩy
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 457239
Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong:
- A. Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên.
- B. Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.
- C. Chăm sóc sức khỏe con người.
- D. Tất cả phương án trên.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 457240
Vật nào sau đây được gọi là vật không sống?
- A. Con cá
- B. Cây cau
- C. Chú chuột
- D. Cái thang
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 457244
Khi không may bị hoá chất ăn da bám lên tay thì bước đẩu tiên và cẩn thiết nhất là phải làm gì?
- A. Đưa ra trung tâm y tế cấp cứu.
- B. Hô hấp nhân tạo.
- C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép vào.
- D. Cởi bỏ phẩn quẩn áo dính hoá chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 457245
Muốn cân một vật cho kết quả đo chính xác ta cần làm gì?
- A. Đặt cân ở vị trí không bằng phẳng.
- B. Để vật lệch một bên trên đĩa cân.
- C. Đọc kết quả đo khi kim chỉ của đồng hồ đã ổn định.
- D. Đặt cân ở mọi vị trí đều cho kết quả chính xác.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 457247
Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
- A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
- B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn
- C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí
- D. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 457248
Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
- A. Cho 1 viên vitamin C sủi vào cốc nước
- B. Cho 1 thìa đường vào cốc nước và khuấy đều
- C. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần
- D. Mở nút chai rượu vang thì thấy hiện tượng sủi bọt
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 457254
Chọn phát biểu đúng:
- A. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nặng hơn không khí.
- B. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí.
- C. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nhẹ hơn không khí.
- D. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nhẹ hơn không khí.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 457257
Bạn Minh tiến hành 1 thí nghiệm bắt 2 con châu chấu có kích cỡ bằng nhau cho vào 2 bình đựng thủy tinh. Đậy kín bình 1 bằng nút cao su, còn bình 2 bọc lại bằng miếng vải màn. Các em hãy dự đoán kết quả xảy ra của 2 con châu chấu ở 2 bình?
- A. Con châu chấu bình 1 chết, bình 2 sống.
- B. Cả hai con châu chấu đều chết.
- C. Cả hai con châu chấu đều sống.
- D. Con châu chấu bình 1 sống, bình 2 chết.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 457260
Để tách xăng và nước bị lẫn vào nhau ta làm như sau:
- A. Làm bay hơi nước.
- B. Để lắng, sử dụng giấy lọc.
- C. Sử dụng phễu chiết.
- D. Chưng cất.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 457262
Cho các bộ phận sau:
(1) Tế bào cơ
(2) Tim
(3) Mô cơ
(4) Con thỏ
(5) Hệ tuần hoàn
Sắp xếp các cấp độ tổ chức cơ thể của con thỏ theo thứ tự tăng dần là:
- A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5)
- B. (4) → (3) → (1) → (2) → (5)
- C. (5) → (4) → (3) → (2) → (1)
- D. (1) → (3) → (2) → (5) → (4)
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 457265
Loại mô nào dưới đây không cấu tạo nên dạ dày người?
- A. Mô biểu bì
- B. Mô giậu
- C. Mô liên kết
- D. Mô cơ
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 457266
Cơ quan nào dưới đây không thuộc hệ tiêu hóa?
- A. Thận
- B. Dạ dày
- C. Ruột non
- D. Miệng