Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 408690
Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết góp phần phát triển kinh tế quốc gia?
- A. Chỉ sử dụng các sản phẩm hàng hóa nước ngoài.
- B. Ủng hộ phong trào “Người Việt dùng hàng Việt”.
- C. Trốn thuế để thu được nhiều lợi nhuận nhất có thể.
- D. Xả rác thải độc hại chưa qua xử lí ra môi trường.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 408692
Bác A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng gì?
- A. Phương tiện lưu thông.
- B. Phương tiện giao dịch.
- C. Phương tiện thanh toán.
- D. Thước đo giá trị.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 408695
Nếu em là người sản xuất, em sẽ làm gì để tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa của mình?
- A. Tăng chất lượng hàng hóa, thực hiện nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn.
- B. Dùng mọi thủ đoạn để giành khách hàng.
- C. Làm hàng giả để thu được nhiều lợi nhuận.
- D. Nhập lậu nguyên liệu để giảm giá thành sản xuất.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 408696
Hoạt động nào của con người được coi là cơ bản nhất và là cơ sở của đời sống xã hội?
- A. Hoạt động chính trị.
- B. Hoạt động sản xuất của cải vật chất.
- C. Hoạt động nghệ thuật, thể thao.
- D. Hoạt động thực nghiệm khoa học.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 408698
Các sản phẩm nông nghiệp nước ta rất đa dạng, phong phù nhưng gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác có chất lượng tốt. Theo em, để vượt qua khó khăn, tăng sức cạnh tranh, người nông dân cần làm gì để tăng tính cạnh tranh?
- A. Đổi mới công nghệ sản xuất.
- B. Hạ giá sản phẩm tối đa.
- C. Sử dụng thêm chất kích thích, chất bảo quản thực vật.
- D. Bỏ qua yếu tố môi trường.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 408701
Anh X mở một xưởng sản xuất giày da. Để có thể thu được nhiều lợi nhuận, anh X nên làm gì?
- A. Giảm chất lượng hàng hóa.
- B. Tập trung đẩy mạnh quảng cáo.
- C. Sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu.
- D. Tăng năng suất lao động.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 408702
Trong tư liệu lao động, bộ phận nào cần được phát triển đi trước một bước so với đầu tư sản xuất trực tiếp?
- A. Công cụ lao động.
- B. Lao động.
- C. Kết cấu hạ tầng của sản xuất.
- D. Nguyên liệu cho sản xuất.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 408703
Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên nội dung nào sau đây?
- A. Cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng.
- B. Vận động trong một cơ cấu nhất định.
- C. Cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ.
- D. Phát triển kinh tế ổn định.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 408705
Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa và dịch vụ?
- A. chợ.
- B. thị trường.
- C. sàn giao dịch.
- D. thị trường chứng khoán.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 408710
“Khi giá cả một loại hàng hóa nào đó tăng lên thì người sản xuất nói chung sẽ tăng sản xuất mặt hàng ấy, nhưng có thể làm cho người tiêu dùng giảm nhu cầu về hàng hóa ấy”. Nhận định trên phản ánh chức năng nào của thị trường?
- A. Chức năng điều tiết.
- B. Chức năng thông tin.
- C. Chức năng thừa nhận.
- D. Chức năng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 408712
Công thức của lưu thông hàng hóa khi tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi là gì?
- A. T – H – T'.
- B. T – H – T.
- C. H – T – H.
- D. T – H – T – H’.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 408715
Chị A sau quá trình nghiên cứu, học hỏi đã làm được một sản phẩm dinh dưỡng rất thơm ngon, được người mua phản hồi tốt, số lượng đơn hàng ngày càng tăng. Trong trường hợp này, thị trường đã thực hiện chức năng nào?
- A. Chức năng điều tiết sản xuất và tiêu dùng.
- B. Chức năng thông tin.
- C. Chức năng kích thích sản xuất và tiêu dùng.
- D. Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 408718
Khi nào sản phẩm của lao động mang hình thái hàng hóa?
- A. Khi nó được người sản xuất hàng hóa sản xuất ra.
- B. Khi nó là đối tượng mua - bán trên thị trường.
- C. Khi nó thỏa mãn một nhu cầu bất kỳ nào đó của con người.
- D. Khi nó được mọi người công nhận là hàng hóa.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 408721
Ông A là giám đốc công ty X muốn tăng năng suất lao động thông qua việc nâng cao sức lao động của công nhân. Ông A nên làm gì?
- A. Yêu cầu công nhân làm tăng ca.
- B. Để công nhân tự do làm việc theo ý muốn.
- C. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của công nhân.
- D. Đổi mới công nghệ sản xuất.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 408725
Nguyên nhân nào dẫn đến tiền tệ ra đời?
- A. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất hàng hóa.
- B. Quá trình phát triển lâu dài của lưu thông hàng hóa.
- C. Quá trình phát triển lâu dài của phân phối hàng hóa.
- D. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và của 4 hình thái giá trị.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 408729
Nội dung của quan hệ cung – cầu trên thị trường nhằm xác định điều gì?
- A. Mức giá cả hàng hóa, dịch vụ
- B. Giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ
- C. Giá trị hàng hóa
- D. Số lượng hàng hóa lưu thông
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 408734
Chức năng nào của tiền tệ không đòi hỏi nhất thiết là tiền vàng?
- A. Chức năng thước đo giá trị.
- B. Chức năng phương tiện cất trữ.
- C. Chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán.
- D. Chỉ chức năng phương tiện lưu thông.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 408736
Chức năng tiền tệ thế giới được sử dụng khi
- A. Tiền rút khỏi lưu thông.
- B. Dùng tiền để chi trả sau khi giao dịch, mua bán.
- C. Trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia.
- D. Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 408737
Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố nào bắt nguồn từ tự nhiên?
- A. Sức lao động.
- B. Đối tượng lao động và tư liệu lao động.
- C. Lao động.
- D. Chỉ có đối tượng lao động.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 408739
…… là cạnh tranh diễn ra theo đúng pháp luật và gắn liền với các tác động tích cực.
- A. Cạnh tranh hoàn hảo.
- B. Cạnh tranh lành mạnh.
- C. Cạnh tranh lí tưởng.
- D. Cạnh tranh tích cực.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 408742
Khi cung < cầu thì tất yếu điều gì xảy ra trên thị trường?
- A. Giá cả < giá trị hàng hóa
- B. Giá cả = giá trị hàng hóa
- C. Nhà sản xuất mở rộng quy mô sản xuất
- D. Giá cả > giá trị hàng hóa
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 408745
Hành động nào dưới đây là sự cạnh tranh lành mạnh?
- A. Giảm giá bán sản phẩm
- B. Bêu xấu các sản phẩm của nhà sản xuất khác
- C. Tẩy chay hàng hóa của nhà sản xuất khác
- D. Chèo kéo, tranh giành khách hàng
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 408747
Hoàn thành nội dung sau: Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là ...........
- A. Giống nhau.
- B. Giống nhau, có liên hệ với nhau.
- C. Không có liên hệ với nhau.
- D. Khác nhau, nhưng có liên hệ với nhau.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 408751
Khi người sản xuất đem hàng hóa ra thị trường, những hàng hóa nào thích hợp với nhu cầu, thị hiếu của xã hội thì bán được. Trong trường hợp này, thị trường thực hiện chức năng gì?
- A. Thực hiện.
- B. Kích thích.
- C. Thông tin.
- D. Điều tiết.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 408757
Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để ..........
- A. Trao đổi thông tin với nhau.
- B. Xác định giá cả, số lượng hàng hóa, dịch vụ.
- C. Xác định thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng.
- D. Tăng cường quảng cáo về sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 408760
Để giúp cho các chủ thể kinh tế kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh đúng kỷ cương. Nhà nước cần phải làm gì?
- A. Quản lý các hoạt động của các chủ thể kinh tế
- B. Để cho các chủ thể kinh tế tự do kinh doanh
- C. Bù lỗ cho các doanh nghiệp bị thua lỗ
- D. Tạo hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi, hiệu quả
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 408763
Chỉ ra nhận định sai về đối tượng lao động?
- A. Bất kì yếu tố tự nhiên nào cũng là đối tượng lao động.
- B. Mọi nguyên liệu đều là đối tượng của lao động.
- C. Đối tượng lao động ngày càng đa dạng, phong phú cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ.
- D. Không phải mọi đối tượng lao động đều là nguyên liệu.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 408765
Bộ phận nào của tư liệu lao động được coi là tiêu chí phản ánh đặc trưng phát triển của một thời đại kinh tế?
- A. Công cụ lao động.
- B. Nhà cửa, kho bãi để chứa đựng, bảo quản.
- C. Hệ thống bình chứa của sản xuất.
- D. Kết cấu hạ tầng của sản xuất.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 408767
Trong nền sản xuất lớn hiện đại, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng và quyết định quá trình sản xuất?
- A. Công cụ lao động.
- B. Đối tượng lao động.
- C. Sức lao động.
- D. Tư liệu lao động.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 408771
Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội là .............
- A. Đồng nghĩa.
- B. Trái ngược nhau.
- C. Độc lập với nhau.
- D. Có liên hệ với nhau và làm điều kiện cho nhau.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 408772
Mặt hạn chế nào của cạnh tranh được Nhà nước điều tiết thông qua?
- A. Giáo dục.
- B. Pháp luật.
- C. Các chính sách kinh tế-xã hội.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 408775
Số lượng cầu phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
- A. Thu nhập
- B. Mức giá cả hàng hóa
- C. Sở thích người tiêu dùng
- D. Tâm lý, thị hiếu người tiêu dùng
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 408777
Người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng chuộng dùng hàng ngoại. Để hạn chế xu hướng này các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nước cần phải làm gì?
- A. Tích cực cạnh tranh với các mặt hàng nước ngoài giành ưu thế trên thị trường nội địa
- B. Tìm cách ngăn chặn không cho hàng hoá nước ngoài tràn vào nước ta
- C. Làm hàng nhái giống như của nước ngoài
- D. Có những ưu đãi đặc biệt về giá cả
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 408780
Hiện nay dịch lợn đang bùng phát, người dân đổ xô đi ăn các loại thức ăn như cá, tôm, cua, trứng, tẩy chay thịt lợn. Việc làm đó chịu tác động nào của quy luật giá trị?
- A. Điều tiết sản xuất.
- B. Điều tiết lưu thông.
- C. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.
- D. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 408782
Khi tổng hàng hóa trên phạm vi toàn xã hội thì quy luật giá trị yêu cầu như thế nào?
- A. Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải = Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong sản xuất
- B. Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải > Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong sản xuất
- C. Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải < Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong sản xuất
- D. Tổng giá trị hàng hóa sau khi bán >= Tổng giá cả hàng hóa được tạo ra trong sản xuất
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 408786
Việc điều tiết sản xuất và lưu thông là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành này sang ngành khác, phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác thuộc tác động nào của quy luật giá trị?
- A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.
- C. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 408790
Vào dịp cuối năm các cửa hàng quần áo thường chạy quảng cáo sale với các mức từ 50-70%. Việc làm đó thể hiện điều gì?
- A. Người sản xuất thu hồi vốn.
- B. Người sản xuất kích cầu.
- C. Người sản xuất đánh bóng thương hiệu.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 408792
Tiền đề chi phối xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong từng thời kỳ ở nước ta là gì?
- A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế tri thức.
- B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập kinh tế.
- C. Phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế.
- D. Hội nhập kinh tế và chuyển giao khoa học kỹ thuật.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 408796
Chị H đang kinh doanh mặt hàng X nhưng trên thị trường cung mặt hàng này đang lớn hơn cầu. Theo em, chị H nên làm gì?
- A. Ngừng kinh doanh, chuyển sang làm công việc khác.
- B. Tích cực quảng cáo, tăng cường khuyến mãi để thu hút khách hàng.
- C. Nhanh chóng mở thêm chi nhánh, mở rộng kinh doanh.
- D. Chuyển đổi kinh doanh sang mặt hàng mới có cung nhỏ hơn cầu.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 408799
Trong dịp Tết Nguyên Đán, nhiều doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, tích trữ hàng đến gần tết mới bán, đẩy giá một số mặt hàng lên cao. Theo em, lúc đó, nhà nước thể hiện vai trò điều tiết khi nào?
- A. Khuyến khích các doanh nghiệp tích trữ hàng hóa.
- B. Cấp phép cho các doanh nghiệp tích trữ hàng hóa.
- C. Tổ chức các điểm bán hàng bình ổn giá, điều tiết cung – cầu.
- D. Không quan tâm đến vấn đề đầu cơ tích trữ.