YOMEDIA

Đề ôn tập chương 4 môn Lịch sử 11 năm 2021 Trường THPT Quỳnh Côi

45 phút 40 câu 14 lượt thi
ATNETWORK

Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 190303

    Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là

    • A. Do sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của các nước tư bản.
    • B. Do sự mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.
    • C. Do cuộc khủng hoảng về kinh tế chính trị của các nước tư bản.
    • D. Sự dung dưỡng, thỏa hiệp của các nước đế quốc.
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 190304

    Đánh giá mối quan hệ của cách mạng ba nước Đông Dương giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?

    • A. đoàn kết, gắn bó dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương.
    • B. có sự liên kết chặt chẽ với nhau về lực lượng cách mạng.
    • C. riêng lẻ không có sự thống nhất.
    • D. có sự phối hợp ở một số phong trào đấu tranh.
  •  
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 190305

    Đứng trước nguy cơ chiến tranh, Liên Xô đã có thái độ như thế nào đối với các nước phát xít?

    • A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức.
    • B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ.
    • C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít.
    • D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít.
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 190307

    Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước nào?

    • A. Đức, Áo- Hung.
    • B. Đức, Italia, Nhật Bản.
    • C. Italia, Hunggari, Áo.
    • D. Mĩ, Liên Xô, Anh.
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 190308

    Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã có tác động như thế nào đến hệ thống tư bản chủ nghĩa?

    • A. Củng cố sự vững mạnh của hệ thống tư bản chủ nghĩa.
    • B. Làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa.
    • C. Mở rộng ảnh hưởng của hệ thống tư bản chủ nghĩa.
    • D. Dẫn đến sự khủng hoảng của hệ thống tư bản chủ nghĩa.
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 190312

    Từ quan hệ quốc tế trong những năm 1929-1939 và con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai, trách nhiệm bảo vệ hòa bình an ninh thế giới hiện nay thuộc về

    • A. Các cường quốc lớn trên thế giới.
    • B. Các tổ chức quốc tế và khu vực.
    • C. Toàn nhân loại được định hướng bởi 1 tổ chức quốc tế thống nhất.
    • D. Các lực lượng hòa bình dân chủ ở các nước phát triển.
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 190314

    Nguyên nhân trực tiếp buộc Nhật Bản phải chấp nhận đầu hàng không điều kiện trong Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

    • A. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
    • B. Sự thất bại của đội quân quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
    • C. Phong trào phản đối chiến tranh ở Nhật dâng cao.
    • D. Sự nổi dậy của các thuộc địa của Nhật.
  • Câu 8: Mã câu hỏi: 190316

    Vì sao sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10-1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương) đã mở ra thời kì mới trong phong trào cách mạng ở Đông Dương?

    • A. Cách mạng Đông Dương được đặt dưới sự lãnh đạo của một tổ chức thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn.
    • B. Mở ra một con đường cứu nước mới- con đường cách mạng vô sản.
    • C. Xác lập quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp vô sản đối với các lực lượng xã hội khác.
    • D. Đánh dấu bước mở đường trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối.
  • Câu 9: Mã câu hỏi: 190318

    Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa, nhất là ở các nước Đông Dương?

    • A. Để làm giàu cho chính quốc.
    • B. Để hàn gắn vết thương sau chiến tranh và làm giàu cho chính quốc.
    • C. Để củng cố địa vị trong giới tư bản chủ nghĩa.
    • D. Để làm các nước thuộc địa phụ thuộc vào chính quốc.
  • Câu 10: Mã câu hỏi: 190321

    Các chiến dịch bất hợp tác với thực dân Anh được Đảng Quốc đại phát động sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có tên gọi là gì?

    • A. Ahimsa.
    • B. Satyagraha.
    • C. Satya.
    • D. Satyagraha March.
  • Câu 11: Mã câu hỏi: 190322

    Điểm giống nhau cơ bản giữa phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ trong những năm 1918-1939 là

    • A. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng nắm quyền lãnh đạo cách mạng
    • B. Phong trào đã buộc các nước đế quốc phải trao trả quyền tự trị.
    • C. Sự xuất hiện của một khuynh hướng cứu nước mới - khuynh hướng vô sản.
    • D. Đều do giai cấp tư sản lãnh đạo.
  • Câu 12: Mã câu hỏi: 190326

    Điểm giống nhau giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) với chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là gì?

    • A. Chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến.
    • B. Hậu quả của hai cuộc chiến tranh nặng nề như nhau.
    • C. Đều bắt nguồn từ mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa giữa các nước tư bản.
    • D. Quy mô của hai cuộc chiến tranh là giống nhau.
  • Câu 13: Mã câu hỏi: 190329

    Đâu không phải là điểm giống nhau giữa hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX?

    • A. Nguyên nhân sâu sa dẫn tới sự bùng nổ chiến tranh.
    • B. Sự thiết lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
    • C. Tính chất chiến tranh.
    • D. Phong trào giải phóng dân tộc có điều kiện thuận lợi để nổ ra và giành thắng lợi.
  • Câu 14: Mã câu hỏi: 190331

    Đâu là điểm mới của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

    • A. Sự xuất hiện của khuynh hướng dân chủ tư sản.
    • B. Sự xuất hiện của khuynh hướng vô sản.
    • C. Sự thành lập của các mặt trận nhân dân chống phát xít.
    • D. Diễn ra quyết liệt theo con đường đấu tranh vũ trang.
  • Câu 15: Mã câu hỏi: 190333

    Đâu không phải là lý do khiến phát xít Đức quyết định mở cuộc tấn công vào Liên Xô tháng 6-1941?

    • A. Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau hết hiệu lực.
    • B. Phát xít Đức muốn thôn tính toàn bộ châu Âu.
    • C. Nhu cầu về nguồn dầu mỏ phục vụ cho chiến tranh.
    • D. Do sự đối lập về ý thức hệ giữa Đức và Liên Xô.
  • Câu 16: Mã câu hỏi: 190337

    Nguyên nhân khách quan làm cho Đức không thực hiện được kế hoạch đổ bộ vào nước Anh năm 1940 là

    • A. Quân đội Đức đã suy yếu do đánh chiếm nhiều nước ở châu Âu.
    • B. Anh có ưu thế về không quân và hải quân so với Đức.
    • C. Liên Xô đã tuyên chiến với Đức ở mặt trận phía Đông.
    • D. Hoa Kì bắt đầu viện trợ cho Anh.
  • Câu 17: Mã câu hỏi: 190339

    Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện đã tác động như thế nào đến cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai?

    • A. Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận.
    • B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận.
    • C. Các nước thuộc địa của Nhật được giải phóng.
    • D. Khẳng định sức mạnh của Liên Xô và Mĩ.
  • Câu 18: Mã câu hỏi: 190342

    Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam có tác dụng như thế nào đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Lào và Campuchia?

    • A. Thúc đẩy phong trào công nhân ở Lào, Campuchia phát triển.
    • B. Đã đòi được các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân hai nước.
    • C. Kích thích sự phát triển của phong trào đấu tranh dân chủ.
    • D. Giải phóng được nhân dân hai nước khỏi ách thống trị thực dân.
  • Câu 19: Mã câu hỏi: 190343

    Nhân tố nào quy định phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chưa giành được thắng lợi?

    • A. Phong trào còn mang tính tự phát.
    • B. Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia.
    • C. Nội bộ những người lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết.
    • D. Sự xung đột gay gắt giữa hai dân tộc Campuchia và Lào.
  • Câu 20: Mã câu hỏi: 190345

    Đảng Quốc Đại lại chủ trương chống thực dân Anh bằng phương thức đấu tranh hòa bình vì

    • A. Lực lượng Anh lớn mạnh, tiềm lực kinh tế lớn trong khi đó các tầng lớp giai cấp Ấn Độ lại không đoàn kết.
    • B. Chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo: Làm điều thiện, tránh sát sinh và tinh thần ưa chuộng hòa bình toàn thế giới.
    • C. Lực lượng của Ấn Độ không đủ để thực hiện biện pháp bạo lực vũ trang, trong khi đó Anh mạnh cả về kinh tế và quân sự.
    • D. Chịu ảnh hưởng của giáo lí Ấn Độ giáo: Tránh làm điều ác, tránh sát sinh; kiên trì, không dao động sẽ thực hiện được điều mình mong muốn.
  • Câu 21: Mã câu hỏi: 190347

    Đâu không phải là lý do khiến Đảng Quốc Đại chủ trương đấu tranh chống thực dân Anh bằng phương pháp hòa bình?

    • A. Lực lượng Anh lớn mạnh, tiềm lực kinh tế lớn trong khi đó các tầng lớp giai cấp Ấn Độ lại không đoàn kết.
    • B. Ảnh hưởng giáo lý hướng thiện của các tôn giáo ở Ấn Độ.
    • C. Sự kiểm soát rất chặt chẽ của người Anh không để cho người Ấn có cơ hội sử dụng vũ lực.
    • D. Do nắm được mục tiêu cốt lõi của người Anh khi đến Ấn Độ là vì lợi nhuận.
  • Câu 22: Mã câu hỏi: 190361

    Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ từ năm 1918 đến 1929 không chủ trương lãnh đạo nhân dân đấu tranh bằng hình thức nào dưới đây?

    • A. Khởi nghĩa vũ trang.
    • B. Bãi công.       
    • C. Biểu tình.
    • D. Tẩy chay hàng hóa Anh.
  • Câu 23: Mã câu hỏi: 190364

    Đâu không phải là biểu hiện của hình thức đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực ở Ấn Độ trong những năm 1918-1939?

    • A. Biểu tình hòa bình.
    • B. Tẩy chay hàng hóa Anh.
    • C. Bãi khóa ở trường học.
    • D. Biểu tình có vũ trang tự vệ.
  • Câu 24: Mã câu hỏi: 190367

    Cuộc đấu tranh nào dưới đây không nằm trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Lào và Cam-pu-chia trong những năm 1918 – 1939?

    • A. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam.
    • B. Phong trào chống thuế và đấu tranh vũ trang ở Công-pông Chơ –năng.
    • C. Phong trào bất hợp tác, không đóng thuế và tẩy chay hàng hóa.
    • D. Khởi nghĩa Chậu Pa-chay.
  • Câu 25: Mã câu hỏi: 190369

    Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Dương lại bùng lên mạnh mẽ?

    • A. Để phản đối chính sách bắt lính của thực dân Pháp.
    • B. Do chính sách thống trị tàn bạo và bóc lột nặng nề của thực dân Pháp.
    • C. Để phản đối chính sách chia để trị của thực dân Pháp.
    • D. Để phản đối chính sách thuế và độc quyền của Pháp.
  • Câu 26: Mã câu hỏi: 190372

    Sự kiện nào đánh dấu liên quân Mĩ – Anh và Đồng minh mở mặt trận thứ hai tấn công quân Đức ở Tây Âu?

    • A. Cuộc tấn công vòng cung Cuốcxcơ (Liên Xô).
    • B. Cuộc tấn công quân Nhật Bản ở Guađancanan trên Thái Bình Dương.
    • C. Cuộc đổ bộ Noócmăngđi (Pháp).
    • D. Cuộc đổ bộ đánh chiếm đảo Xixilia (Ialia).
  • Câu 27: Mã câu hỏi: 190373

    Văn kiện quốc tế nào đánh dấu sự ra đời của khối Đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai?

    • A. Tuyên ngôn Đồng minh.
    • B. Tuyên ngôn Hòa bình.
    • C. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
    • D. Tuyên ngôn Liên hợp quốc.
  • Câu 28: Mã câu hỏi: 190377

    Sự kiện nào đã tạo ra bước ngoặt chiến tranh, đánh dấu phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các mặt trận?

    • A. Chiến thắng Mát-xcơ-va.
    • B. Chiến thắng Xta-lin-grát.
    • C. Chiến thắng Cuốc-xcơ.
    • D. Phát xít Italia bị tiêu diệt.
  • Câu 29: Mã câu hỏi: 190379

    Sự kiện nào buộc Mĩ phải từ bỏ chính sách trung lập và tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?

    • A. Nhật tấn công hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ tại Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941.
    • B. Mĩ, Anh tuyên chiến với Nhật Bản ngày 8/12/1941.
    • C. Mĩ tuyên chiến với Đức và Italia ngày 11/12/1941.
    • D. Đức và Italia tuyên chiến với Mĩ ngày 11/12/1941.
  • Câu 30: Mã câu hỏi: 190383

    Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương từ năm 1930?

    • A. Đảng Cộng sản Lào.
    • B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
    • C. Đảng Cộng sản Campuchia.
    • D. Đảng Cộng sản Đông Dương.
  • Câu 31: Mã câu hỏi: 190386

    Cuộc nổi dậy của nông dân thuộc huyện Rô-lê-phan ở Công-pông Chơ-năng chuyển từ đấu tranh chống thuế, chống bắt phu sang hình thức đấu tranh gì?

    • A. Đấu tranh chính trị chống Pháp.
    • B. Đấu tranh hòa bình chống Pháp.
    • C. Đấu tranh vũ trang chống Pháp.
    • D. Đấu tranh ôn hòa chống Pháp.
  • Câu 32: Mã câu hỏi: 190389

    Sự thăng trầm của nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn 1918-1939 phản ánh quy luật gì?

    • A. Quy luật phát triển không đều.
    • B. Quy luật hình sin.
    • C. Quy luật giá trị.
    • D. Quy luật cạnh tranh và quan hệ cung cầu.
  • Câu 33: Mã câu hỏi: 190391

    Nước Nga diễn hai cuộc cách mạng vào năm 1917 không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

    • A. Chế độ Nga hoàng chưa được lật đổ.
    • B. Hai chính quyền song song tồn tại sau cách mạng tháng Hai.
    • C. Chính quyền thuộc về tay nhân dân lao động.
    • D. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản tiếp tục tham gia chiến tranh.
  • Câu 34: Mã câu hỏi: 190393

    Chiến thắng nào của nhân dân Liên Xô đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng” của Hitle được thông qua vào năm 1940?

    • A. Chiến thắng Mát-xcơ-va.
    • B. Chiến thắng Xta-lin-gơ-rat.
    • C. Chiến thắng En A-la-men.
    • D. Chiến thắng Gu-a-đan-ca-nan.
  • Câu 35: Mã câu hỏi: 190394

    Quân Đức sử dụng kế hoạch nào để tấn công Liên Xô vào năm 1941?

    • A. Kế hoạch đánh bền bỉ, lâu dài.
    • B. Kế hoạch bao vây, đánh tỉa bộ phận.
    • C. Kế hoạch vừa đánh vừa đàm phán.
    • D. Kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng”, đánh nhanh thắng nhanh.
  • Câu 36: Mã câu hỏi: 190398

    Nội dung cơ bản của Hiệp ước Tam cường Đức-Italia-Nhật Bản được kí vào tháng 9/1940 là

    • A. Đức sẽ bành trướng thế lực của mình ở châu  – Thái Bình Dương.
    • B. Phân chia quyền thống trị của Đức và Italia ở châu Âu và Nhật Bản ở Viễn Đông.
    • C. Nhật Bản sẽ tham gia chiến tranh ở chiến trường châu Âu.
    • D. Italia và Nhật Bản là lực lượng đầu tiên tấn công Liên Xô.
  • Câu 37: Mã câu hỏi: 190401

    Hậu quả lớn nhất của Hiệp định Muyních là

    • A. Liên Xô bị cô lập.
    • B. Không cứu được hòa bình mà lại khuyến khích bọn phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.
    • C. Chiến tranh thế giới bắt đầu giữa Ba Lan và Đức.
    • D. Đức tấn công Liên Xô.
  • Câu 38: Mã câu hỏi: 190405

    Cuộc khởi nghĩa chống Pháp nào ở Lào, kéo dài suốt hơn 30 năm đầu thế kỉ XX?

    • A. Khởi nghĩa Ong Kẹo.
    • B. Khởi nghĩa Commađam.
    • C. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam.
    • D. Khởi nghĩa Chậu Pachay.
  • Câu 39: Mã câu hỏi: 190408

    Mục tiêu lớn nhất của cách mạng Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là

    • A. cách mạng ruộng đất.
    • B. độc lập dân tộc.       
    • C. đi lên chủ nghĩa xã hội.
    • D. cải cách dân chủ.
  • Câu 40: Mã câu hỏi: 190411

    Nhân tố nào sau đây là yếu tố quyết định sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ (tháng 12-1925)?

    • A. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân và phong trào công nhân.
    • B. Chủ nghĩa Mác được truyền bá sâu rộng vào Ấn Độ.
    • C. Phong trào dân tộc dân chủ ở Ấn Độ theo con đường cách mạng vô sản có bước phát triển.
    • D. Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng tư sản dần suy yếu.
NONE

Đề thi nổi bật tuần

AANETWORK
 

 

ATNETWORK
ON