Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 163762
Vi khuẩn lưu huỳnh có vai trò nào sau đây?
- A. Góp phần bổ sung O2 cho khí quyển
- B. Cung cấp nguồn O2 cho quang hợp
- C. Làm tăng H2S trong môi trường sống
- D. Góp phần làm sạch môi trường nước
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 163763
Ở nốt sần của cây họ đậu các vi khuẩn lấy ở cây chủ chất nào sau đây?
- A. Oxi
- B. Đường
- C. Nitrat
- D. Protein
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 163764
Trong chu trình Crep, mỗi phân tử axetyl-CoA được oxi hoá hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử CO2?
- A. 3 phân tử
- B. 4 phân tử
- C. 2 phân tử
- D. 1 phân tử
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 163765
Hiện tượng có ở hô hấp mà không có ở lên men là :
- A. Tạo ATP.
- B. Không sử dụng ôxi
- C. Có chất nhận điện tử từ bên ngoài.
- D. Là quá trình oxi hóa chất hữu cơ.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 163766
Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào?
- A. Sống ở vùng nhiệt đới.
- B. Sống ở vùng sa mạc.
- C. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
- D. Phân bố hầu khắp mọi nơi trên trái đất.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 163767
Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng với quang hợp, ý nào sau đây sai?
- A. Cây quang hợp được ở tất cả các vùng quang phổ ánh sáng mặt trời.
- B. Các tia sáng đỏ kích thích sự tổng hợp cacbohiđrat.
-
C.
Các tia sáng tím kích thích sự tổng hợp prôtêin.
- D. Cây hấp thụ tia sáng đỏ tốt nhất.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 163953
Khi nói về quá trình quang hợp và hô hấp ở thực vật, số nhận định đúng là:
I. Quang hợp chỉ xảy ra vào ban ngày, hô hấp chỉ xảy ra vào ban đêm.
II. Quang hợp xảy ra ở cơ thể thực vật, tảo, một số vi khuẩn quang hợp và trùng roi xanh.
III. Ở mọi loài thực vật, cơ chế quang hợp đều gồm pha sáng và pha tối.
IV. Khi tăng ánh sáng thì chất ALPG tăng.
V. Pha sáng của quang hợp không xảy ra ở thực vật C4 và CAM.
- A. 5
- B. 4
- C. 3
- D. 2
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 163954
Một tế bào thực vật (2n = 24 NST) đang tiến hành quá trình nguyên phân, ở kì sau số NST trong tế bào đó là:
- A. 24 NST đơn.
- B. 48 NST kép.
- C. 24 NST kép.
- D. 48 NST đơn.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 163955
Sản phẩm khi oxi hóa hoàn toàn 2 phân tủ Axetyl-CoA trong chu trình Creps là:
- A. 2CO2, 1ATP, 2FADH2, 3NADPH
- B. 6CO2, 6H2O, 38ATP
- C. 4CO2, 2ATP, 2FADH2, 6NADH
- D. 2CO2, 1ATP, 1FADH2, 3NADH
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 163956
Ý nào dưới đây không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM với thực vật C4 khi cố định CO2?
- A. Chất nhận CO2
- B. Sản phẩm quang hợp đầu tiên.
- C. Pha tối gồm 2 giai đoạn.
- D. Đều diễn ra vào ban ngày.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 163957
Điều nào sau đây không đúng với vai trò của khoáng với quang hợp?
- A. K điều tiết đóng mở khí khổng cho CO2 khuyếch tán vào lá.
- B. Mg, N cấu tạo diệp lục.
-
C.
Mn, Cl liên quan đến quang phân li nước.
- D. N, Mg, Fe tham gia cấu thành enzim quang hợp.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 163958
Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là:
- A. Chuổi chuyển êlectron.
- B. Chu trình crep.
- C. Đường phân.
- D. Tổng hợp Axetyl – CoA.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 163959
Chu trình canvin diễn ra ở pha tối trong quang hợp ở nhóm hay các nhóm thực vật nào?
- A. Chỉ ở nhóm thực vật CAM.
- B. Ở cả 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
- C. Ở nhóm thực vật C4 và CAM.
- D. Chỉ ở nhóm thực vật C3.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 163960
Thế nước ở cơ quan nào trong cây thấp nhất?
- A. Rễ cây
- B. Lá cây
- C. Lông hút
- D. Các mạch gỗ ở thân.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 163961
Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là:
- A. Khử APG thành ALPG → cố định CO2 → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat).
- B. Cố định CO2 → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → khử APG thành ALPG.
-
C.
Khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → cố định CO2.
- D. Cố định CO2 → khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 – điphôtphat)
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 163962
Quan sát hình ảnh sau và cho biết:
Nhóm vi khuẩn làm nghèo nitơ của đất trồng là:
- A. Vi khuẩn nitrat
- B. Vi khuẩn cố định nitơ
- C. Vi khuẩn amôn
- D. Vi khuẩn phản nitrat
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 163963
Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
- A. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào
- B. Tiêu hoá nội bào.
- C. Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.
- D. Tiêu hóa ngoại bào.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 163964
Có 18 tế bào sinh trứng tham gia giảm phân tạo giao tử. Biết không có đột biến xảy ra, hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%. Số hợp tử được tạo thành là:
- A. 18
- B. 9
- C. 72
- D. 36
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 163965
Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, câu nào sau đây sai:
- A. Trong chu trình C3, chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP.
- B. Oxi tạo ra trong quang hợp trước khi đi ra ngoài phải đi qua 4 lớp màng.
-
C.
Năng lượng ánh sáng có tác dụng kích thích điện tử của diệp lục ra khỏi qũi đạo.
- D. Màu xanh lục của lá liên quan trực tiếp đến quang hợp.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 163966
Nguyên nhân làm cho khí khổng mở là:
- A. lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quang hợp.
- B. hoạt động của các bơm ion ở tế bào khí khổng làm giảm hàm lượng các ion.
-
C.
hàm lượng hoocmon ABA (abxixic) trong tế bào khí khổng tăng.
- D. các tế bào khí khổng giảm áp suất thẩm thấu.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 163967
Cho các thông tin sau
1. Tế bào là đơn vị cấu trúc của mọi cơ thế sống
2. Mọi hoạt động sống diễn ra trong tế bào
3. Từ tế bào sinh ra các tế bào mới tạo sự sinh sản ở mọi loài
4. Cơ thể đa bào lớn lên, nhờ sự sinh sản của tế bào
5. Tế bào có khả năng biến dạng
6. Tế bào có khả năng tăng kích thước
Nói “tế bào được xem là cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống” vì
- A. 1, 2, 3, 4
- B. 2, 3, 4, 5
- C. 3, 4, 5, 6
- D. 1, 2, 5, 6
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 163968
Cho các đại phân tử:
1. Tinh bột
2. Xenlulô
3. Protein
4. Photpholipit
5. Saccarit
6. ADN
Loại có cấu trúc đa phân là:
- A. 1, 2, 3, 5, 6
- B. 2, 3, 4, 5, 6
- C. 1, 2, 3, 4, 5
- D. 1, 3, 4, 6
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 163969
Thực vật C4 được phân bố
- A. ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới
- B. ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
- C. ở vùng sa mạc
- D. chỉ ở vùng ôn đới
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 163970
Cho các thành phần tế bào
1. Lớp photpholipit kép
2. Protein màng
3. Colesterol
4. Glycoprotein
Và các thông tin:
a, tạo các kênh vận chuyển đặc hiệu, tạo thụ thể hoặc chất mang, tạo ghép nối giữa các tế bào trong mô
b, tạo các giới hạn để hạn chế di chuyển các phân tử photopholipit làm ổn định cấu trúc màng
c, tạo ra khung cho màng sinh chất, tạo tính động cho màng và một số chất khuếch tán đi qua
d, tạo các dấu chuẩn đặc trưng cho từng loại tế bào giúp cho các tế bào cùng cơ thể nhận biết nhau, phân biệt các tế bào lạ
Ghép cặp đúng để thể hiện chức năng của các thành phần đó là:
- A. 1 và d; 2 và a; 3 và b; 4 và c
- B. 1 và a; 2 và c; 3 và b; 4 và d
- C. 1 và b; 2 và a; 3 và c; 4 và d
- D. 1 và c; 2 và a; 3 và b; 4 và d
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 163971
Vi khuẩn sống cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ đậu là:
- A. Azonobacter
- B. Clostridium
- C. Cynobacteria
- D. Rhizobium
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 163972
Ở giai đoạn xâm nhập của virut vào tế bào chủ xảy ra hiện tượng
- A. virut bám trên bề mặt của tê bào chủ
- B. axit nuclêic của virut được giải phóng vào tê bào chất của tế bào chủ
-
C.
thụ thể của virut liên kết với thụ thể của tế bào chủ
- D. virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nucleic và protein cho mình
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 163973
Quang dị dưỡng có ở :
- A. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía
- B. Vi khuẩn sắt
-
C.
Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục
- D. Vi khuẩn nitrat hoá
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 163974
Các nguyên tố đại lượng trong nhóm các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu gồm:
- A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.
- B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.
- C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.
- D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 163975
Cho các thông tin
1. Nước là phân tử phân cực- có hai đầu điện tích trái dấu nhau
2. Phân tử nước dễ dàng liên kết với phân tử chất tan
3. Nước hòa tan mọi chất trong tế bào
4. Nước trong tế bào luôn ở dạng tự do
Lý do giải thích nước là dung môi tốt nhất trong tế bào là:
- A. 1, 4
- B. 2, 3
- C. 2, 4
- D. 1, 2
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 163976
Khái niệm pha sáng của quá trình quang hợp đầy đủ nhất là:
- A. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong NADPH và C6H12O6
- B. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP và NADP+
-
C.
Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP và NADPH.
- D. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được chuyển thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP và C6H12O6
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 163977
Vỏ capsit của vi rút được cấu tạo từ
- A. axit ribonucleic
- B. các đơn vị prôtêin
- C. axit đêôxiribônuclêic
- D. các glycôprôtêin
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 163978
Chu trình Canvin diễn ra ở pha tối trong quang hợp ở nhóm hay các nhóm thực vật nào?
- A. Chỉ ở nhóm thực vật C3.
- B. Ở cả 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM
- C. Ở nhóm thực vật C4 và CAM.
- D. Chỉ ở nhóm thực vật CAM.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 163979
Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp?
- A. Tích luỹ năng lượng.
- B. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.
- C. Tạo chất hữu cơ.
- D. Cân bằng tỉ lệ CO2 và O2 trong khí quyển
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 163980
Chất được tách ra khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucôzơ là:
- A. APG (axit phốtphoglixêric).
- B. AM (axitmalic).
- C. ALPG (anđêhit photphoglixêric).
- D. RiDP (ribulôzơ - 1,5 – điphôtphat).
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 163981
Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra?
- A. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza.
- B. Có các lực khử mạnh.
- C. Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
- D. Được cung cấp ATP.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 163982
Đặc điểm giúp cho mạch gỗ thích nghi được với chức năng của nó là
- A. được cấu tạo bởi các tế bào sống, thành mạch gỗ được linhin hóa
- B. được cấu tạo bởi các tế bào chết, thành mạch gỗ được linhin hóa
-
C.
được cấu tạo bởi các tế bào sống, thành mạch gỗ được kitin hóa
- D. được cấu tạo bởi các tế bào chết, thành mạch gỗ được kitin hóa
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 163983
Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc vào
- A. gradien nồng độ chất tan
- B. hiệu điện thế màng
- C. trao đổi chất của tế bào
- D. sự cung cấp năng lượng
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 163984
Quá trình nào sau đây gây mất nitơ trong đất?
- A. NO3- → NH4+
- B. NH4+ → N2
- C. NH4+ → NO3-
- D. NO3- → N2
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 163985
Trong các phát biểu dưới đây phát biểu nào không đúng?
- A. Quản bào (cũng như mạch ống) xếp sát nhau theo cách lỗ bên của tế bào này ghép sít với lỗ bên của tế bào kia tạo dòng vận chuyển ngang
- B. Dịch mạch gỗ gồm chủ yếu là các chất hữu cơ (saccarit, lipit, vitamin, hoocmôn, axit amin…), nước và muối khoáng
-
C.
Động lực của dòng mạch gỗ là sự kết hợp của lực đẩy ( do áp suất rễ), lực hút (do thoát hơi nước qua lá) và lực liên kết (giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ).
- D. Qua những đêm không khí ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước treo tại đầu tận cùng của lá, hiện tượng đó gọi là sự ứ giọt.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 163986
Một gen có 120 chu kì xoắn và có 3100 liên kết hiđrô. Gen này tự nhân đôi 3 lần tạo thành các gen con. Số lượng từng loại nu môi trường cung cấp cho quá trình trên là:
- A. A = T = 500; G = X = 700
- B. A = T = 1000; G = X = 1400
- C. A = T = 3500; G = X = 4900
- D. A = T = 1500; G = X = 2100