Câu 1:
Mã câu hỏi: 89254
Phần 1: Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm
Kháng chiến thắng lợi muôn năm
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
Hồ Chí Minh
Câu 7:
Mã câu hỏi: 89266
Cảm nhận của em về khổ thơ sau trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử:
… “ Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”…
(“Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử)
Xem đáp án
- Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài viết đủ 3 phần (MB-TB-KB)
- Nắm vững phương pháp làm văn nghị luận văn học
- HS biết cách phân tích một tác phẩm kết hợp thêm các thao tác nghị luận khác.
- Có luận điểm, luận cứ rõ ràng
- Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Yêu cầu về kiến thức:
- Trên cơ sở nắm vững tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử; Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau:
- Mở bài: Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử. Giới thiệu vẻ đẹp bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” (vẻ đẹp về cảnh vật và tâm trạng), dẫn dắt đến khổ thơ 2 cần phân tích .
- Thân bài:
- Cảm nhận chung về bài thơ và đặt đoạn thơ trong mạch kết cấu của văn bản.
- Hoàn cảnh sáng tác.
- Âm điệu, giọng điệu: buồn, trầm lắng, tha thiết.
- Giới thiệu ngắn gọn nội dung khổ 1: Vẻ đẹp cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết.
- Đặc sắc riêng của khổ thơ cần tìm hiểu: Cảnh sông nước, mây trời đêm trăng xứ Huế mênh mang, huyền ảo, đượm buồn. Qua đó thể hiện nỗi buồn, nỗi khát khao giao cảm với đời và niềm dự cảm về số phận mong manh của nhân vật trữ tình.
- Cảm nhận về khổ thơ
- Về cảnh:
- Cảnh thực mà như mơ đượm nỗi u buồn.
- Cảnh thực: dòng sông, bờ bãi, ánh trăng, con thuyền gợi thần thái của xứ Huế trầm lắng, mông mơ.
- Cảnh ảo mộng: dòng sông trăng, thuyền chở trăng, bến sông trăng.
- Cảnh u buồn: Sự vật li tán, xa cách, chia lìa, phiêu tán; nhạt nhòa, rời rạc, buồn tẻ. (Kết hợp phân tích nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, các biệp pháp tu từ...)
- Tâm trạng của nhân vật trữ tình:
- Nỗi buồn cô đơn.
- Mong mỏi, đợi chờ, khát khao giao cảm với đời, giàu mộng tưởng (hình ảnh dòng sông trăng và thuyền chở trăng)
- Ẩn chứa mặc cảm day dứt, biểu lộ nỗi niềm lo lắng của một số phận ngắn ngủi, mong manh, không có tương lai.
- ⇒ Cảnh vật hài hòa... nhuốm màu tâm trạng của chủ thể trữ tình. (Kết hợp phân tích nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, các biệp pháp tu từ...)
- Giới thiệu khổ còn lại: Cảnh sương khói và hình bóng khách đường xa nhạt nhòa, xa xôi, hư ảo. Qua đó thể hiện sự mơ tưởng, hoài nghi của chủ thể trữ tình về tình đời tình người.
- Kết bài:
- Khái quát giá trị nổi bật từ vấn đề bàn luận
- Gợi liên tưởng sâu xa trong lòng người đọc.
Câu 8:
Mã câu hỏi: 89270
Phân tích bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh.
Chiều tối
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng
(Trích “Nhật ký trong tù” - Hồ Chí Minh)
Xem đáp án
- Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài viết đủ 3 phần (MB-TB-KB)
- Nắm vững phương pháp làm văn nghị luận văn học
- HS biết cách phân tích một tác phẩm kết hợp thêm các thao tác nghị luận khác.
- Có luận điểm, luận cứ rõ ràng
- Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Yêu cầu về kiến thức:
- Trên cơ sở nắm vững tác phẩm thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh; Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau:
- Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh.
- Hoàn cảnh sáng tác, giá trị chung của bài thơ “Chiều tối”.
- Thân bài:
- Làm nổi bật được các ý:
- Bức tranh thiên nhiên (2 câu đầu)
- Bức tranh cuộc sống, con người (2 câu sau)
- (Những nội dung này được thể hiện qua hệ thống các từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ ... mà tác giả sử dụng trong văn bản. Học sinh lồng vào trong quá trình phân tích đi từ nghệ thuật ra nội dung)
- Đánh giá:
- Nội dung: Qua đó, ta cảm nhận được về con người Hồ Chí Minh: tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của một người nghệ sĩ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, con người; bản lĩnh, ý chí kiên cường của người chiến sĩ biết vượt lên hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh, ung dung, tự tại và hoàn toàn tự do về tinh thần... Hai con người nghệ sĩ và chiến sĩ, chất thơ và chất thép làm nên vẻ đẹp Hồ Chí Minh
- Đánh giá về nghệ thuật: cổ điển mà hiện đại….
- Kết bài:
- Khái quát giá trị nổi bật từ vấn đề nghị luận.
- Gợi liên tưởng sâu xa trong lòng người đọc.
- Lưu ý: GV linh động cho điểm. Chỉ cho điểm tối đa nếu bài viết đạt được những yêu cầu về kĩ năng và kiến thức nêu trên