YOMEDIA

40 câu trắc nghiệm chủ đề Sinh sản Sinh học lớp 11 năm 2020

90 phút 40 câu 81 lượt thi
ATNETWORK

Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 149877

    Sự hình thành giao tử đực ở cây có hoa diễn ra như thế nào? 

    • A. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lân cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản giảm phân tạo 4 giao tử đực.
    • B. Tế bào mẹ nguyên phân hai lần cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực.
    • C. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 2 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực.
    • D. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → Mỗi tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo 2 giao tử đực.
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 149879

    Sinh sản bào tử có ở những ngành thực vật nào? 

    • A. Rêu, hạt trần
    • B. Rêu, quyết  
    • C. Quyết, hạt kín
    • D. Quyết, hạt trần
  •  
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 149880

    Sinh sản vô tính là: 

    • A. Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
    • B. Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
    • C. Tạo ra cây con giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
    • D. Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 149883

    Những cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành là vì: 

    • A. Dễ trồng và ít công chăm sóc.
    • B. Dễ nhân giống nhanh và nhiều.
    • C. Để tránh sâu bệnh gây hại.
    • D. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 149885

    Sinh sản bào tử là: 

    • A. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.
    • B. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do nguyên phân ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.
    • C. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do giảm phân ở pha giao tử thể của những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và thể giao tử.  
    • D. Tạo ra thế hệ mới từ hợp tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 149886

    Đặc điểm của bào tử là: 

    • A. Mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và hình thành cây đơn bội.
    • B. Mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội và hình thành cây lưỡng bội.
    • C. Mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội và hình thành cây đơn bội.
    • D. Mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội.
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 149889

    Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật? 

    • A. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
    • B. Tạo được nhiều biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
    • C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt đi truyền.  
    • D. Là hình thức sinh sản phổ biến.
  • Câu 8: Mã câu hỏi: 149892

    Sinh sản hữu tính ở thực vật là: 

    • A. Sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
    • B. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
    • C. Sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.  
    • D. Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
  • Câu 9: Mã câu hỏi: 149894

    Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì: 

    • A. Để tránh gió, mưa làm lay cành ghép.
    • B. Để tập trung nước nuôi các cành ghép.
    • C. Để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá.  
    • D. Loại bỏ sâu bệnh trên lá cây.
  • Câu 10: Mã câu hỏi: 149896

    Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô? 

    • A. Phục chế những cây quý, hạ giá thanh cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất.
    • B. Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.
    • C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.  
    • D. Dễ tạo ra nhiều biến dị đi truyền tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống.
  • Câu 11: Mã câu hỏi: 149901

    Đặc điểm của bào tử là: 

    • A. Tạo được nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài.
    • B. Tạo được ít cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài.
    • C. Tạo được nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ gió, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài.
    • D. Tạo được nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài.
  • Câu 12: Mã câu hỏi: 149903

    Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật? 

    • A. Có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường biến đổi.
    • B. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.
    • C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.  
    • D. Là hình thức sinh sản phổ biến.
  • Câu 13: Mã câu hỏi: 149907

    Đa số cây ăn quả được trồng trọt mở rộng bằng: 

    • A. Gieo từ hạt. 
    • B. Ghép cành.
    • C. Giâm cành.
    • D. Chiết cành.
  • Câu 14: Mã câu hỏi: 149908

    Sinh sản sinh dưỡng là: 

    • A. Tạo ra cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây.
    • B. Tạo ra cây mới chỉ từ rễ của cây.
    • C. Tạo ra cây mới chỉ từ một phần thân của cây.  
    • D. Tạo ra cây mới chỉ từ lá của cây.
  • Câu 15: Mã câu hỏi: 149911

    Thụ tinh ở thực vật có hoa là: 

    • A. Sự kết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
    • B. Sự kết nhân của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
    • C. Sự kết hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử.  
    • D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng trong túi phôi.
  • Câu 16: Mã câu hỏi: 149913

    Bộ nhiễm sắc thể có mặt trong sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa như thế nào? 

    • A. Tế bào mẹ, đại bào tử mang 2n, tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n.
    • B. Tế bào mẹ, đại bào tử mang, tế bào đối cực đều mang 2n; tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n.
    • C. Tế bào mẹ mang 2n, đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n.Tế bào mẹ mang 2n, đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n.
    • D. Tế bào mẹ, đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm đều mang 2n; tế bào trứng, nhân cực đều mang n.
  • Câu 17: Mã câu hỏi: 149915

    Tự thụ phấn là: 

    • A. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuy của cây khác cùng loài.
    • B.

      Sự thụ phấn của hạt phấn với nhuy của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây.

    • C. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với cây khác loài.  
    • D. Sự kết hợp của tỉnh tử của cây này với trứng của cây khác.
  • Câu 18: Mã câu hỏi: 149917

    Ý nào không đúng khi nói về quả? 

    • A. Quả là do bầu nhuy dày sinh trưởng lên chuyển hoá thành.
    • B. Quả không hạt đều là quả đơn tính.
    • C. Quả có vai trò bảo vệ hạt.  
    • D. Quả có thể là phương tiện phát tán hạt.
  • Câu 19: Mã câu hỏi: 149919

    Thụ tinh kép ở thực vật có hoa là: 

    • A. Sự kết hợp của nhân hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
    • B. Sự kết hợp của hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân nội nhũ.
    • C. Sự kết hợp của hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.  
    • D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi.
  • Câu 20: Mã câu hỏi: 149921

    Thụ phấn chéo là: 

    • A. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhụy của cây khác loài.
    • B. Sự thụ phấn của hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây.
    • C. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhụy của cây khác cùng loài.  
    • D. Sự kết hợp giữa tinh tử và trứng của cùng hoa.
  • Câu 21: Mã câu hỏi: 149924

    Ý nào không đúng khi nói về hạt? 

    • A. Hạt là noãn đã được thụ tinh phát triển thành.
    • B. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi.
    • C. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ.  
    • D. Mọi hạt của thực vật có hoa đều có nội nhũ.
  • Câu 22: Mã câu hỏi: 149927

    Bản chất của sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa là: 

    • A. Sự kết hợp của nhân hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
    • B. Sự kết hợp của hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân nội nhũ.
    • C. Sự kết hợp của hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.  
    • D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi.
  • Câu 23: Mã câu hỏi: 149930

    Đặc điểm nào không đúng với sinh sản vô tính ở động vật? 

    • A. Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường.
    • B. Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể.
    • C. Tạo ra số luợng lớn con cháu trong thời gian ngắn.  
    • D. Có khả năng thích nghỉ cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường.
  • Câu 24: Mã câu hỏi: 149933

    Điều nào không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật? 

    • A. Thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái diễn ra bên ngoài cơ thể con cái.
    • B. Thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái diễn ra bên trong cơ thể con cái.
    • C. Thụ tinh trong làm tăng tỷ lệ sống sót của con non.  
    • D. Thụ tinh ngoài làm tăng hiệu quả thụ tinh.
  • Câu 25: Mã câu hỏi: 149935

    Sinh sản vô tính ở động vật là: 

    • A. Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống và khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
    • B. Một cá thể luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
    • C. Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.  
    • D. Một cá thể luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
  • Câu 26: Mã câu hỏi: 149938

    Sinh sản vô tính ở động vật dựa trên những hình thức phân bào nào? 

    • A. Trực phân và giảm phân.
    • B. Giảm phân và nguyên phân.
    • C. Trực phân và nguyên phân.
    • D. Trực phân, giảm phân và nguyên phân.
  • Câu 27: Mã câu hỏi: 149941

    Các hình thức sinh sản nào chỉ có ở động vật không xương sống? 

    • A. Phân mảnh, nảy chồi.
    • B. Phân đôi, nảy chồi.
    • C. Trinh sinh, phân mảnh.
    • D. Nảy chồi, phân mảnh.
  • Câu 28: Mã câu hỏi: 149944

    Sinh sản hữu tính ở động vật là: 

    • A. Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
    • B. Sự kết hợp ngẫu nhiên của hai giao tử đực và cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
    • C. Sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
    • D. Sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái với nhiều giao tử đực và một tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
  • Câu 29: Mã câu hỏi: 149950

    Nguyên tắc của nhân bản vô tính là: 

    • A. Chuyển nhân của tế bào xô ma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.
    • B. Chuyển nhân của tế bào xô ma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.
    • C. Chuyển nhân của tế bào xô ma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.  
    • D. Chuyển nhân của tế bào trứng vào tế bào xô ma, kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.
  • Câu 30: Mã câu hỏi: 149953

    Hạn chế của sinh sản vô tính là: 

    • A. Tạo ra các thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích nghi khác nhau trước điều kiện môi trường thay đổi.
    • B. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng đồng nhất trước điều kiện môi trường thay đổi.
    • C. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi.
    • D. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng chậm chạp trước điều kiện môi trường thay đổi.
  • Câu 31: Mã câu hỏi: 149956

    Hướng tiến hoá về sinh sản của động vật là: 

    • A. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
    • B. Từ hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
    • C. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con.  
    • D. Từ vô tính đến hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng.
  • Câu 32: Mã câu hỏi: 149958

    Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động vật? 

    • A. Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
    • B. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
    • C. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.  
    • D. Là hình thức sinh sản phổ biến.
  • Câu 33: Mã câu hỏi: 149962

    Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật diễn ra đơn giản nhất? 

    • A. Nảy chồi. 
    • B. Trinh sinh.
    • C. Phân mảnh.
    • D. Phân đôi.
  • Câu 34: Mã câu hỏi: 149965

    Bản chất của quá trình thụ tinh ở động vật là: 

    • A. Sự kết hợp của hai giao tử đực và cái.
    • B. Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái.
    • C. Sự kết hợp các nhân của nhiều giao tử đực với một nhân của giao tử cái.  
    • D. Sự kết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) của hai giao tử đực và cái tạo thành bộ nhiễm sắc thể lưỡng bộ (2n) ở hợp tử.
  • Câu 35: Mã câu hỏi: 149967

    Hình thức sinh sản vô tính nào có ở động vật không xương sống và có xương sống? 

    • A. Phân đôi.
    • B. Nảy chồi.
    • C. Trinh sinh.
    • D. Phân mảnh.
  • Câu 36: Mã câu hỏi: 149973

    Ý nào không phải là sinh sản vô tính ở động vật đa bào? 

    • A. Trứng không thụ tinh (trinh sinh) phát triển thành cơ thể.
    • B. Bào tử phát triển thành cơ thể mới.
    • C. Mảnh vụn từ cơ thể phát triển thành cơ thể mới.
    • D. Chồi con sau khi được hình thành trên cơ thể mẹ sẽ được tách ra thành cơ thể mới.
  • Câu 37: Mã câu hỏi: 149977

    Điều nào không đúng khi nói về sinh sản của động vật? 

    • A. Động vật đơn tính chỉ sinh ra một loại giao tử đực hoặc cái.
    • B. Động vật đơn tính hay lưỡng tính chỉ có hình thức sinh sản hữu tính.
    • C. Động vật lưỡng tính sinh ra cả hai loại giao tử đực và cái.  
    • D. Có động vật có cả hai hình thức sinh sản vô tính và hữu tính.
  • Câu 38: Mã câu hỏi: 149981

    LH có vai trò: 

    • A. Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.
    • B. Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra testôstêrôn
    • C. Kích thích phát triển ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.  
    • D. Kích thích tuyến yên tiết FSH.
  • Câu 39: Mã câu hỏi: 149985

    Inhibin có vai trò: 

    • A. Ức chế tuyến yên sản xuất FSH.
    • B. Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra testôstêron.
    • C. Kích thích phát triển ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.  
    • D. Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.
  • Câu 40: Mã câu hỏi: 149986

    Hoocmon progesteron không có vai trò nào? 

    • A. Làm niêm mạc dạ con dày thêm để chuẩn bị đón trứng.
    • B. Ức chế sự bài tiết LH.
    • C. Kích thích nang trứng phát triển và sự rụng trứng.
    • D. Ức chế sự co bóp dạ con.
NONE

Đề thi nổi bật tuần

AANETWORK
 

 

NONE
ON