Giải Câu hỏi 5 trang 162 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
Quan sát Hình 24.6, hãy mô tả quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi. Hai quá trình này có đặc điểm gì khác nhau?
Hướng dẫn giải chi tiết Câu hỏi 5 trang 162
Phương pháp giải
- Đọc và nghiên cứu kỹ số liệu, thông tin trong hình 24.6 và kiến thức được học.
- Sinh sản ở thực vật có hoa gồm các giai đoạn nối tiếp nhau: quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi, thụ phấn và thụ tinh, sự hình thành hạt và quả, quá trình chín của quả.
Hình 24.6. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
(Nguồn: Campbell Biology, Nell A. Campbell và cộng sự, 2008)
Lời giải chi tiết
- Hình thành hạt phấn: Tế bào mẹ (2n) trong bao phấn thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (n) (bào tử đực). Các tế bào con tiếp tục thực hiện nguyên phân tạo thành các hạt phấn (thể giao tử đực).
- Mỗi hạt phấn gồm 2 tế bào:
+ Tế bào bé là tế bào sinh sản
+ Tế bào lớn là tế bào ống phấn
- Hình thành túi phôi: Tế bào mẹ (2n) trong bầu nhụy thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (đại bào tử đơn bội), sau đó 3 tế bào tiêu biến chỉ còn lại 1 đại bào tử. Đại bào tử tiếp tục thực hiện nguyên phân hình thành túi phôi hay thể giao tử (gồm 7 tế bào với 8 nhân).
- Khác nhau:
+ Quá trinh hình thành hạt phấn: tất cả 4 bào tử đực n đều thực hiện 2 lần nguyên phân để tạo nên hạt phấn (thể giao tử đực).
+ Ọuá trình hình thành túi phôi: trong 4 bào tử đơn bội (bào tử cái) thì 3 bào tử tiêu biến, chỉ có một đại bào tử xếp trên cùng sống sót và tiến hành 3 lần nguyên phân để tạo nên túi phôi (thể giao tử cái).
-- Mod Sinh Học 11 HỌC247
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.
Bài tập SGK khác
Luyện tập trang 161 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 4 trang 161 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 6 trang 163 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 7 trang 163 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập trang 164 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng trang 164 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST