YOMEDIA
NONE

Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 11: Thực hành: Một số thí nghiệm về tuần hoàn


Với mục đích giúp các em có đẩy đủ kiến thức và có thể sử dụng các thiết bị y tế như máy đo huyết áp điện tử để theo dõi sức khỏe tại nhà ban biên tập HOC247 xin giới thiệu nội dung bài giảng của Bài 11: Thực hành: Một số thí nghiệm về tuần hoàn trong chương trình Sinh học 11 Kết nối tri thức. Đồng thời, nội dung của bài còn giúp các em hiểu được vai trò của dây thần kinh giao cảm - đối giao cảm đối với hoạt động của tim ếch. Mời các em cùng theo dõi!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Yêu cầu cần đạt

- Thực hành đo được huyết áp ở người và nhận biết được trạng thái sức khoẻ từ kết quả đo; đếm được nhịp tim của người ở các trạng thái hoạt động khác nhau và giải thích kết quả.

- Mổ được tim ếch và tìm hiểu tính tự động của tim; tìm hiểu được vai trò của dây thần kinh giao cảm, đối giao cảm; tìm hiểu được tác động của adrenalin đến hoạt động của tim.

1.2. Chuẩn bị

- Dụng cụ, thiết bị: Đồng hồ bấm giây, huyết áp kế điện tử, dụng cụ mổ (kéo, dao mồ, panh, kim chọc tuỷ), khay mồ, kim găm ếch, bông thấm nước, móc thuỷ tinh, chỉ, máy kích thích điện, nguồn điện 6V, cốc thuỷ tính 250 mL.

- Hoá chất: Dung dịch sinh lí cho động vật biến nhiệt và dung dịch sinh lí có adrenalin nồng độ 1/50 000 hoặc 1/100 000.

- Mẫu vật: Ếch.

1.3. Cách tiến hành

1.3.1. Thực hành đếm nhịp tim

- Bước 1: Đếm nhịp tim (thông qua bắt mạch đập ở cổ tay) khi đang nghỉ ngơi: Tay để ngửa, ấn ba ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út) vào rãnh quay cổ tay, ấn mạnh dần cho đến khi cảm nhận rõ mạch đập ở đầu ngón tay. Nhìn đồng hồ và đếm số mạch đập trong 1 phút. Ghi lại số liệu đếm được.

- Bước 2: Đếm nhịp tim ngay sau khi chạy nhanh tại chỗ 2 phút hoặc chống hai tay xuống ghế và nâng hạ cơ thể vài chục lần. Cách đếm nhịp tìm như khi đang nghỉ ngơi. Ghi lại số liệu đếm được.

Bắt mạch cổ tay

Hình 1. Bắt mạch cổ tay

1.3.2. Thực hành đo huyết áp

- Sử dụng huyết áp kế điện tử để đo huyết áp.

- Bước 1:

+ Người được đo ngồi trên ghế và để tay duỗi trên mặt bàn sao cho cánh tay ngang với vị trí của tim và kéo tayáo lên sát nách.

+ Quấn bọc cao su của huyết áp kế quanh cánh tay, phía trên khuỷu tay khoảng 1 cm.

Đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử

Hình 2. Đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử

- Bước2:

+ Ấn nút công tắc mở máy, máy sẽ tự động bơm khí vào, bọc cao su phồng lên và sau đó tự động xả khí.

+ Khi hoàn thành đo, máy sẽ phát ra tiếng kêu “pip”. Kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình nhỏ. Số liệu trên cùng là giá trị huyết áp tâm thu, ở giữa là tâm trương và dưới cùng là nhịp tim.

- Bước 3: Ấn nút công tắc (cũng là núm khởi động) để tắt máy.

1.3.3. Thí nghiệm tìm hiểu tính tự động của tim

- Bước 1: Dùng kim chọc tuỷ phá tuỷ sống ếch và ghim ếch ngửa trên khay mổ.

- Bước 2: Mổ lộ tim

- Bước 3: Quan sát hoạt động của tim và đếm số nhịp tim trong 1 phút. Ghi lại kết quả đếm.

- Bước 4: Dùng kẹp luồn sợi chỉ dưới hai nhánh động mạch chủ phải và trái rồi lật ngược tim ếch lên phía trên. Kéo hai đầu chỉ lùi xuống phía dưới, vào đúng vị trí giữa xoang tĩnh mạch với tim và buộc chặt lại.

Buộc chỉ ngăn cách xoang tĩnh mạch với tim

Hình 3. Buộc chỉ ngăn cách xoang tĩnh mạch với tim

- Bước 5: Đếm nhịp đập xoang tĩnh mạch và nhịp đập của tim trong 1 phút. Ghi lại kết quả đếm.

1.3.4. Thí nghiệm tìm hiểu vai trò của dây thần kinh giao cảm - đối giao cảm đối với hoạt động của tim ếch

- Bước 1: Dùng kim chọc tuỷ phá tuỷ sống của ếch và ghim ếch ngửa trên khay mổ.

- Bước 2: Mổ lộ tim theo các bước như thí nghiệm nghiên cứu tính tự động của tim.

- Bước 3: Tìm dây thần kinh hỗn hợp (giao cảm - đối giao cảm) đến tim.

- Bước 4: Dùng máy kích thích điện kích thích dây thần kinh qua hệ thống rung trong khoảng 5 s. Đếm nhịp tim trong khi kích thích và sau khi ngừng kích thích. Ghi lại kết quả đếm.

Dây thần kinh giao cảm - đối giao cảm

Hình 4. Dây thần kinh giao cảm - đối giao cảm

1.3.5. Thí nghiệm tìm hiểu tác động của adrenalin lên hoạt động của tim ếch

- Bước 1: Dùng kim chọc tuỷ phá tuỷ sống ếch và ghim ếch ngửa trên khay mổ.

- Bước 2: Mổ lộ tim ếch: Mổ lộ tim theo các bước như ở thí nghiệm nghiên cứu tính tự động của tim. Mổ rộng thêm lồng ngực để tim ếch lộ rõ hơn.

- Bước 3: Cắt đứt các mạch máu đến và đi khỏi tim (lưu ý giữ lại xoang tĩnh mạch). Bỏ tim vào cốc thuỷ tinh có chứa 100 mL dung dịch sinh lí, đếm nhịp tim trong 1 phút và ghi lại kết quả. Sau đó thay dung dịch sinh lí có adrenalin, đếm nhịp tim trong 1 phút và ghi lại kết quả.

1.4. Thu hoạch

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Mục đích

2. Kết quả và giải thích

a) Kết quả đếm nhịp tim khi nghỉ ngơi và ngay sau khi hoạt động. Giải thích.

b) Kết quả đo huyết áp khi đang nghỉ ngơi, từ đó rút ra kết luận về tình trạng huyết áp.

c) Kết quả đếm nhịp tim khi chưa thắt chỉ với nhịp đập xoang nhĩ, nhịp tim sau khi thắt chỉ.

d) Kết quả đếm nhịp tim lúc bình thường, nhịp tim trong khi và ngay sau khi kích thích dây thần kinh giao cảm - đối giao cảm. Giải thích.

e) Kết quả đếm nhịp tim lúc bình thường và khi có tác động của adrenalin. Giải thích.

3. Trả lời câu hỏi

a) Tại sao thông qua bắt mạch cổ tay có thể đếm được nhịp tim?

b) Tại sao khi đo huyết áp phải tránh bị căng thẳng thần kinh, không nói chuyện, nghỉ ngơi ít phút trước khi đo nếu từ nơi khác đến?

c) Tại sao khi nghiên cứu tính tự động của tim ếch và tìm hiểu vai trò của dây thần kinh giao cảm - đối giao cảm đối với hoạt động của tim ếch phải phá tuỷ sống của ếch?

d) Tại sao phải tách tim ra khỏi cơ thể ếch (làm tim rời) khi nghiên cứu tác động của adrenalin lên hoạt động của tim ếch?

Luyện tập Bài 11 Sinh học 11 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em cần biết:

-  Thực hành đo được huyết áp ở người và nhận biết được trạng thái sức khoẻ từ kết quả đo; đếm được nhịp tim của người ở các trạng thái hoạt động khác nhau và giải thích kết quả.

- Mổ được tim ếch và tìm hiểu tính tự động của tim; tìm hiểu được vai trò của dây thần kinh giao cảm, đối giao cảm; tìm hiểu được tác động của adrenalin đến hoạt động của tìm.

2.1. Trắc nghiệm Bài 11 Sinh học 11 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK Bài 11 Sinh học 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải Câu hỏi a trang 71 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi b trang 71 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi c trang 71 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi d trang 71 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 11 Sinh học 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF