Trong phần Viết của chủ đề Bài 3: Văn bản thông tin, HỌC247 mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thuộc sách Cánh diều dưới đây. Với nội dung bài giảng chi tiết, rõ ràng, bài giảng sẽ giúp các em hình thành kĩ năng viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. Chúc các em học tốt!
Tóm tắt bài
1.1. Yêu cầu
- Xác định hiện tượng tự nhiên cần giới thiệu, giải thích. Lưu ý chọn những hiện tượng tự nhiên gần gũi với cuộc sống, hấp dẫn và phù hợp với trình độ hiểu biết của lứa tuổi,…
- Tìm hiểu về hiện tượng tự nhiên đã xác định thông qua sách, báo, tài liệu khoa học, Internet; đặc biệt, cần vận dụng các hiểu hiết từ những môn học khác như: Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí,…
- Dựa vào thông tin thu được từ các tài liệu tin cậy, tổng hợp thành bài viết của cá nhân. Những thông tin, số liệu và nội dung dẫn nguyên văn cần ghi rõ nguồn trích và có thể nêu tên các tài liệu đã tham khảo ở cuối văn bản.
- Tìm ý và lập dàn ý cho bài thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.
1.2. Cách viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
1.2.1. Thực hành viết
a. Chuẩn bị:
Đọc kĩ và tìm hiểu đề để biết các thông tin chính trước khi viết:
- Trọng tâm cần làm rõ: khái niệm núi lửa, phân loại, nguyên nhân, tác hại và lợi ích của núi lửa.
- Kiểu văn bản chính: thuyết minh giải thích về một hiện tượng tự nhiên.
- Phạm vi bằng chứng cần huy động: kiến thức địa lí và những hiểu biết xung quanh hiện tượng núi lửa.
b. Tìm ý và lập dàn ý:
- Tìm ý: Từ yêu cầu nội dung của văn bản thuyết minh đã nêu trong mục.
- Lập dàn ý: Dựa vào các thông tin về núi lửa đã nêu và các câu hỏi tìm ý để lập dàn ý cho bài viết theo ba phần mở bài, thân bài, kết bài.
c. Viết:
Dựa vào dàn ý đã lập và các thông tin về núi lửa đã nêu, viết văn bản thuyết minh giải thích về hiện tượng núi lửa. Trong khi viết, chú ý vận dụng cách viết các đoạn văn quy nạp, diễn dịch và đoạn văn phối hợp.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa:
Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Viết, mục d (trang 32); nội dung kiểm tra đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.
=> Xem chi tiết nội dung bài giảng của Bài 1, phần Viết:
1.2.2. Rèn luyện kĩ năng viết
Xem phần Kiến thức ngữ văn về đặc điểm của đoạn văn diễn dịch, quy nạp, phối hợp để vận dụng rèn luyện kĩ năng viết.
Bài tập minh họa
Em hãy giới thiệu về hiện tượng núi lửa.
Lời giải chi tiết:
Núi lửa là một vết đứt gãy trên lớp vỏ của một hành tinh, như là Trái Đất cho phép dung nham, tro núi lửa, và khí thoát ra từ một lò magma ở dưới bề mặt.
Một vụ phun trào của Núi Pinatubo ngày 12 tháng 6 năm 1991, 3 ngày trước khi vụ phun trào đạt đỉnh
Núi lửa trên Trái Đất xảy ra vì lớp vỏ của nó được chia thành 7 mảng kiến tạo lớn, cứng rắn nổi trên lớp phủ nóng hơn và mềm hơn. Do đó, trên Trái Đất, núi lửa thường xuất hiện những ranh giới giữa các mảng kiến tạo, và hầu hết là ở dưới nước. Ví dụ, một sống núi giữa đại dương, như là sống núi giữa Đại Tây Dương, có núi lửa do các mảng kiến tạo phân kỳ, trong khi vành đai lửa Thái Bình Dương có núi lửa do các mảng kiến tạo hội tụ. Núi lửa cũng có thể hình thành nơi các mảng kiến tạo kéo dài và mỏng đi, ví dụ như ở đới tách giãn Đông Phi hay cánh đồng núi lửa Wells Gray-Clearwater và đới tách giãn Rio Grande tại Bắc Mỹ. Loại hoạt động núi lửa này thuộc "thuyết mảng". This type of volcanism falls under the umbrella of "plate hypothesis" volcanism. Hoạt động núi lửa không gần ranh giới mảng kiến tạo cũng có xuất hiện, và được giải thích là các chùm manti. Những "điểm nóng", ví dụ như Hawaii, được cho là hình thành từ nếp trồi với magma dâng lên từ ranh giới lớp lõi – lớp phủ, sâu 3,000 km trong lòng Trái Đất. Núi lửa thường không được tạo ra khi hai mảng kiến tạo trượt lên nhau.
Núi lửa phun trào có thể tạo nên nhiều mối nguy hiểm, không chỉ trong khu vực lân cận của vụ phun trào. Một mối đe dọa là tro núi lửa, ảnh hưởng xấu đến máy bay, đặc biệt là những loại có động cơ phản lực, có thể làm nóng chảy những hạt tro, sau đó tro nóng chảy sẽ dính vào cánh tua bin và thay đổi hình dạng, làm hỏng tua bin. Những vụ phun trào lớn có thể thay đổi nhiệt độ bởi tro và những giọt axit sunfuric che mờ mặt trời và làm tầng khí quyển thấp (tầng đối lưu); tuy nhiên, chúng cũng hấp thụ nhiệt lượng tỏa ra từ Trái Đất, làm ấm lớp khí quyển cao hơn (tầng bình lưu). Trong quá khứ, mùa đông núi lửa đã gây ra những nạn đói trên diện rộng.
Lời kết
Học xong bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, các em cần nắm:
- Viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.
- Viết được văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống.
Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - Ngữ văn 8 Tập 1 Cánh Diều
Bài học Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên sẽ giúp các em hình thành kĩ năng viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên và văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:
- Soạn văn đầy đủ Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
- Soạn văn tóm tắt Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
Hỏi đáp bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - Ngữ văn 8 Tập 1 Cánh Diều
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247