Nhằm giúp các em thực hành ôn tập và củng cố kiến thức về đặc trưng của văn bản thông tin, HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Tự đánh giá: Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường? thuộc sách Cánh diều dưới đây. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập!
Tóm tắt bài
1.1. Tự đánh giá: Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường?
Đọc văn bản Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường? (trang 81, 82 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Cánh diều) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Câu 1: Mục đích chính của văn bản trên là gì?
A. Giải thích hiện tượng chim bồ câu có khả năng nhớ đường trở về tổ cực kì tốt
B. Giới thiệu về hiện tượng chim bồ câu ngày xưa có trí thông minh tuyệt vời
C. Thuyết minh cách thức đưa thư ngày xưa bằng việc sử dụng chim bồ câu
D. Giới thiệu về kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học Ốc-xpho về chim bồ câu
Đáp án: A.
Câu 2: Câu văn nào sau đây nêu lên vấn đề chính được giải thích trong văn bản?
A. Chim bồ câu có khả năng nhớ đường trở về tổ cực kì tốt…
B. Ban ngày, bồ câu chủ yếu xác định phương hướng nhờ vị trí của Mặt Trời
C. Dù bị đưa tới một nơi rất xa xôi, chúng vẫn có thể tự tìm đường về nhà
D. Vì sao bồ câu lại sở hữu khả năng tuyệt diệu này?
Đáp án: C.
Câu 3: Câu văn nào giải thích khái quát về trí nhớ tuyệt vời của bồ câu?
A. Ban ngày, bồ câu chủ yếu xác định phương hướng nhờ vị trí của Mặt Trời.
B. Mấu chốt của khả năng tìm được đường về nhà là trong bộ não của bồ câu có một hệ thống chỉ đường tinh vi.
C. Nhưng vào ngày trời râm không có Mặt Trời hoặc buổi tối, chúng chủ yếu định hướng bằng từ trường Trái Đất.
D. Các nhà khoa học ở Đại học Ốc-xpho phát hiện ra rằng thông qua đường bay, bồ câu có thể nhớ được các kiến trúc tiêu biểu để tìm được đường về.
Đáp án: B.
Câu 4: Đoạn văn “Ban ngày, bồ câu chủ yếu […] về tổ ở một cự li xa.” được trình bày theo cách nào?
A. Diễn dịch
B. Quy nạp
C. Song song
D. Phối hợp
Đáp án: C.
Câu 5: Nhận xét nào khái quát được cách tìm đường về nhà của chim bồ câu?
A. Bồ câu có thể nhớ được các kiến trúc tiêu biểu để tìm được đường về
B. Bồ câu có thể dựa vào nhiều cách để tìm được đường về nhà
C. Bồ câu chủ yếu xác định phương hướng nhờ vị trí của Mặt Trời
D. Bồ câu chủ yếu định hướng bằng từ trường Trái Đất để trở về nhà
Đáp án: B.
Câu 6: Vì sao văn bản trên được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên?
Lời giải chi tiết:
Văn bản trên được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên vì nó đưa ra các kiến thức khoa học cơ sở để giải thích cụ thể, chi tiết về hiện tượng chim bồ câu không bị lạc đường.
Câu 7: Hiện tượng mà văn bản nói tới có gì đặc sắc cần giải thích?
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng mà văn bản nói tới nhằm giải thích khả năng tuyệt diệu của chim bồ câu mà không phải con vật nào cũng có được.
Câu 8: Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
Lời giải chi tiết:
- Bố cục văn bản gồm 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến …khả năng tuyệt diệu này?): giới thiệu khái quát về khả năng của loài bồ câu.
+ Phần 2 (tiếp đến …một cự li xa): các khả năng xác định được về nhà của bồ câu.
+ Phần 3 (phần còn lại): phát hiện mới lạ của các nhà khoa học Ốc-xpho về bồ câu.
Câu 9: Em biết thêm được điều gì từ văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên nêu trên?
Lời giải chi tiết:
Thông quan văn bản, em biết thêm được những kiến thức về các khả năng xác định đường bay của loài bồ câu.
Câu 10: Viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu những điều em thích về chim bồ câu.
Lời giải chi tiết:
Chim bồ câu là một loài động vật rất thú vị. Chim bồ câu là một loài chim có tính cách ôn hòa, gần gũi, do ᴠậу mà chúng được nhiều người уêu thích. Từ lâu chim bồ câu đã trở thành biểu tượng của hòa bình, sự thủy chung đối với con người. Chim bồ câu là loài động vật sống rất có tình nghĩa, người nuôi chim bồ câu đưa chim tới một nơi xa, rồi thả cho chim bay đi, nhưng sau đó nó vẫn thường bay trở lại nhà chủ. Những người yêu mến loài chim này thường mang treo tranh ảnh chim bồ câu treo trong nhà như một loài chim phong thủy, cũng có người sử dụng trang phục, phụ kiện kèm theo có hình ảnh bồ câu mà tiêu biểu hơn bao giờ hết chính là những chiếc vỏ ốp điện thoại luôn mang theo bên mình như một niềm tin về sự bình an, tự do.
1.2. Hướng dẫn tự học
Câu 1: Tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên mà em thấy cần thuyết minh giải thích. Trao đổi với người thân hoặc bạn bè về hiện tượng tự nhiên ấy.
Lời giải chi tiết:
- Một số hiện tượng tự nhiên:
+ Hiện tượng mưa đá
+ Hiện tượng băng tuyết
+ Hiện tượng sét đánh,…
- Ví dụ: Hiện tượng mưa đá
+ Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dạng và kích thước khác nhau, có thể từ 5mm đến hàng chục cm. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào và thường có dạng hình cầu không cân đối.
+ Mưa đá thường xảy ra vào mùa hè, hình thành trong điều kiện hiện tượng đối lưu khí quyển và mây giông diễn ra mạnh mẽ. Mưa đá thường xảy ra ở các vùng núi, khu vực giáp biển hoặc giáp núi. Tại Việt Nam, mưa đá có thể xảy ra ở khắp các vùng miền.
+ Chúng ta có thể nhận biết mưa đá sắp xảy ra dựa vào một số đặc điểm của thời tiết như: Ban ngày có giông mạnh tạo ra tiếng “ù ù, ầm ầm” liên tục, mây đen che kín trên bầu trời, có dạng như bầu vú, nhiệt độ không khí như lạnh đi rất nhanh. Ban đêm có sấm sét, gió đang thổi đều bỗng lặng đi, trời lạnh đột ngột...
Câu 2: Đọc thêm một số văn bản thông tin viết về các hiện tượng tự nhiên lí thú, hấp dẫn ở Việt Nam và trên thế giới.
Lời giải chi tiết:
Một số văn bản thông tin viết về các hiện tượng tự nhiên lí thú, hấp dẫn ở Việt Nam và trên thế giới: Tri thức về vạn vật – Một thế giới trực quan chưa từng thấy, Lược sử vạn vật,…
Bài tập minh họa
Viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu những điều về chim bồ câu mà em thích.
Lời giải chi tiết:
Chim bồ câu là một loài vật thông minh. Não bộ của chim bồ câu rất tuyệt vời, chúng có thể tự tìm được đường về nhà. Ngoài ra, bồ câu còn là một biểu tượng của hoà bình. Trên thế giới có rất nhiều thành phố sử dụng hình ảnh của loài chim này làm biểu tượng cho hoà bình trong đó có cả thủ đô Hà Nội của chúng ta. Chim bồ câu còn có một vẻ ngoài xinh đẹp và dễ thương. Ngắm nhìn chim bồ câu khiến em cảm thấy vui vẻ, yên bình vô cùng. Em rất thích loài chim này.
Lời kết
Học xong bài này, các em cần nắm:
- Nắm được khái niệm, đặc điểm của văn bản thông tin.
- Vận dụng kiến thức để phân tích đặc điểm đặc trưng thể loại.
Hỏi đáp bài Tự đánh giá: Quê người - Ngữ văn 8 Cánh Diều
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247