Sau khi học xong Bài 4: Hài kịch và truyện cười, HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung Tự đánh giá: Treo biển thuộc sách Cánh diều dưới đây nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về đặc trưng của thể loại truyện cười và hài kịch. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em học tập vui vẻ!
Tóm tắt bài
1.1. Tự đánh giá: Treo biển
Đọc văn bản “Treo biển” (trang 106 - 107 sgk Ngữ văn 8 Tập 1) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Câu 1: Nội dung chính của văn bản Treo biển là gì?
A. Miêu tả cửa hàng bán cá
B. Kể chuyện về người mua cá
C. Nêu cảm nghĩ về chiếc biển hiệu
D. Kể chuyện về chiếc biển hiệu
Đáp án: D.
Câu 2: Người bán hàng treo biển để làm gì?
A. Để quảng cáo hàng
B. Để mọi người góp ý
C. Để trang trí cửa hàng
D. Để cửa hàng đỡ trống trải
Đáp án: A.
Câu 3: Tấm biển có những thông tin nào?
A. Địa điểm, thời gian, cách thức bán hàng
B. Địa điểm, mặt hàng, chất lượng hàng
C. Địa điểm, mặt hàng, thời gian bán hàng
D. Địa điểm, mặt hàng, cách thức bán hàng
Đáp án: B.
Câu 4: Trong câu “Ở đây có bán cá tươi”, nghĩa nào là nghĩa tường minh?
A. Tại đây có bán cá tươi
B. Tại đây không bán cá khô
C. Tại đây không bán cá ươn
D. Tại đây không mua cá
Đáp án: A.
Câu 5: Trong câu “Ở đây có bán cá tươi”, nghĩa nào là nghĩa hàm ẩn?
A. Ở đây không bán các loại cây
B. Ở đây không mua các loại hoa quả
C. Ở đây không bán cá chết, cá ươn
D. Ở đây có bán các loại cá tưới
Đáp án: C.
Câu 6: Nêu một số đặc điểm nổi bật của truyện thể hiện qua văn bản Treo biển.
Trả lời:
- Truyện mang yếu tố hài hước, gây cười: người bán hàng không có chính kiến bản thân, đi nghe lời mọi người dổi tên biển hiệu hết lần này đến lần khác, cuối cùng là cất luôn không treo nữa.
- Cách xây dựng truyện: cái tên sau mỗi lần góp ý của mọi người lại rút ngắn thêm, khiến người đọc phải bật cười vì sự bị động, hành động ngu ngốc của người chủ.
Câu 7: Tại sao không thể bỏ đi các chữ như mọi người đã góp ý?
Trả lời:
Nếu bỏ đi các chữ như mọi người đã góp ý thì mục đích của người bán hàng không thành công.
Câu 8: Truyện Treo biển phê phán hiện tượng gì?
Trả lời:
Truyện phê phán những người không có chính kiến của mình, tin người và không tập trung trong cuộc sống.
Câu 9: Theo em, chi tiết nào đáng cười nhất trong truyện Treo biển? Vì sao?
Trả lời:
Theo em, chi tiết đáng cười nhất trong truyện là chi tiết người bán hàng cất luôn biển đi, không treo nữa. Vì qua đó, ta thấy được việc không hiểu được nội dung, ý nghĩa của tấm biển, bị động đi nghe lời mọi người, rồi cuối cùng lại quyết định cất đi.
1.2. Hướng dẫn tự học
Câu 1: Tìm đọc thêm một số vở hài kịch (trong nước và nước ngoài), truyện cười (dân gian và hiện đại) có đề tài tương tự các văn bản và truyện đã học trong Bài 4.
Trả lời:
- Một số vở hài kịch: Xe ôm, Con sáo sang sông,…
- Một số truyện cười: Lợn cưới áo mới, Thầy bói xem voi, Đến chết vẫn hà tiện,…
Câu 2: Sưu tầm những kiến thức về các thể loại hài kịch, truyện cười và các bài phân tích hay về hai thể loại này.
Trả lời:
- Thể loại hài kịch: là thể loại kịch nói chung được xây dựng trên những xung đột giữa các thế lực xấu xa tìm cách che đậy mình bằng những lớp sơn hào nhoáng, giả tạo bên ngoài. Tính hài kịch tạo ra từ sự mất cân xứng, hài hòa của nhân vật. Trong một số hài kịch, có những nhân vật tích cực thể hiện lí tưởng tiến bộ, nhưng nhìn chung nhân vật hài kịch là những nhân vật tiêu cực có nhiều thói hư tật xấu. Tiếng cười trong hài kịch có tác dụng giải thóat cho con người khỏi những thói xấu, có tác dung trau dồi phong hóa, giáo dục đạo đức và thẩm mĩ.
- Thể loại truyện cười: là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái với tự nhiên trong cuộc sống nhằm giải trí, phê phán.
Bài tập minh họa
Em hãy kể lại một truyện cười mà em yêu thích.
Lời giải chi tiết:
Đừng có nói dối …..
Một thầy đồ hay ngủ ngày, nhưng lại bắt học trò phải thức, nếu ngủ là thầy đánh. Học trò tức quá, mới hỏi:
– Con học chữ và phải học cả tính nết của thầy. Thầy hay ngủ ngày, sao thầy không cho con ngủ ngày?
Thầy trả lời liều:
– Ta đâu có ngủ ngày, đấy là ta nằm chiêm bao để nói chuyện với ông Chu Công và Khổng Tử đấy chứ!
Một buổi kia, thầy ngủ, trò cũng ngủ theo. Thầy thức dậy trước, liền lay trò dậy, mắng:
– Sao mày dám bỏ học mà nằm ngủ?
Trò thưa:
– Thưa thầy, con có ngủ đâu! Con nằm chiêm bao để ra mắt ông Chu Công và ông Khổng Tử đấy chứ ạ!
Thầy tức giận nói:
– Mày phải ra mắt ông Chu Công và ông Khổng Tử, vậy thì hai ông ấy nói gì với mày?
Trò trả lời:
– Hai ông ấy bảo sao lâu nay không thấy thầy mày đến thăm. Con trình rằng mới hôm qua thầy có đến thăm ông. Hai ông thấy nói vậy có vẻ giận lắm bảo con rằng: “Mày về bảo cái thằng thầy mày đừng có nói dối”.
Lời kết
Học xong bài này, các em cần nắm:
- Nắm được khái niệm, đặc điểm của thể loại truyện cười và hài kịch.
- Vận dụng kiến thức để phân tích đặc điểm của tiếng cười trào phúng.
Hỏi đáp bài Tự đánh giá: Treo biển - Ngữ văn 8 Cánh Diều
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247