Nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 24 thuộc sách Kết Nối Tri Thức do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em nhận biết được từ ngữ địa phương; hiểu được phạm vi, tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!
Tóm tắt bài
1.1. Khái niệm từ ngữ địa phương
Từ ngữ địa phương là từ ngữ chủ yếu được lưu hành, sử dụng trong phạm vi hẹp, gắn với một hoặc một số địa phương nào đó.
Ví dụ:
Từ ngữ địa phương |
Từ ngữ toàn dân (tương ứng) |
- biu điện, lịu đạn (Bắc Bộ) - dề, dui dẻ (Nam Bộ) |
- bưu điện, lựu đạn - về, vui vẻ |
- mần, trốc (Nghệ Tĩnh) - mè, thơm, heo, tô, cây viết, ghe, mắc cỡ (Nam Bộ) - mô, tê, rứa, nác, tru (Thanh - Nghệ Tĩnh) |
- làm, đầu - vừng, dứa, lợn, bát to, cây bút, thuyền, xấu hổ - đâu, kia, thế, nước, trâu |
1.2. Sử dụng từ ngữ địa phương
- Từ địa phương cần được sử dụng phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. Cụ thế:
+ Chỉ nên dùng trong khẩu ngữ sinh hoạt, khi đối tượng giao tiếp là người ở cùng địa phương với mình, cùng thuộc tầng lớp xã hội như mình, cùng làm một nghề nghiệp, cùng hoạt động trong một lĩnh vực như mình.
+ Nếu không chú ý điều này thì việc dùng từ địa phương sẽ trở nên không phù hợp, ảnh hưởng xấu tới kết quả giao tiếp.
- Mặc dù vậy, việc sử dùng từ địa phương trong một số tác phẩm văn học. Các từ địa phương và biệt ngữ xã hội này có tác dụng tạo màu sắc địa phương cho con người, cảnh vật được nói tới trong tác phẩm, hoặc khắc hoạ được tính cách của các nhân vật trong tác phẩm.
+ Ví dụ:
Gan chi gan rứa, mẹ nờ?
Mẹ rằng: cứu nước, mình chờ chi ai ?
[...]
Tàu bay hắn bắn sớm trưa.
Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò...
(Tố Hữu, Mẹ Suốt)
Bài tập minh họa
Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào cần tránh dùng từ ngữ địa phương?
a. Phát biểu ý kiến tại một đại hội của trường.
b. Trò chuyện với những người thân trong gia đình.
c. Viết biên bản cuộc họp đầu năm của lớp.
d. Nhắn tin cho một bạn thân.
e. Thuyết minh về di tích văn hóa ở địa phương cho khách tham quan.
Lời giải chi tiết:
Trong những trường hợp giao tiếp trên, trường hợp cần tránh dùng từ ngữ địa phương là: a, c, e.
Lời kết
Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 24, các em cần nắm:
- Nhận biết được từ ngữ địa phương.
- Hiểu được phạm vi, tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 24 Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức
Bài học Thực hành tiếng Việt trang 24: Biệt ngữ xã hội sẽ giúp các em nhận biết được từ ngữ địa phương; hiểu được phạm vi, tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:
- Soạn bài đầy đủ Thực hành tiếng Việt trang 24
- Soạn bài tóm tắt Thực hành tiếng Việt trang 24
Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 24 Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247