YOMEDIA
NONE

Soạn bài Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố - Ngữ văn 8

Bài soạn Tức nước vỡ bờ dưới đây sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi trong SGK, đồng thời gợi ý cho các em nắm những kiến thức trọng tâm của bài học trước khi đến lớp. Chúc các em có thêm những kiến thức mới mẻ và thú vị.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Bộ mặt tàn bạo bất nhân của chế độ xã hội phong kiến áp bức bóc lột và tình cảnh thống khổ của người nông dân
  • Phản ánh quy luật: có áp bức có đấu tranh
  • Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của chị Dậu - người phụ nữ nông dân.

1.2. Nghệ thuật

  • Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Ngô Tất Tố 

2. Soạn bài Tức nước vỡ bờ

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?

  • Khi bọn tay sai xông vào nhà, chị Dậu trong tình thế rất thảm thương:
  • Anh Dậu vừa tỉnh sau một cơn thập tử nhất sinh.
  • Được bà lão hàng xóm tốt bụng cho bát gạo nấu cháo. Chi Dậu rón rén bưng bát cháo và hồi hộp xem chồng có ăn ngon không.
  • Anh Dậu vừa “run rẩy cất bát cháo kề vào đến miệng”.

Câu 2: Phân tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và sự miêu tả của tác giả?

  • Nhân vật cai lệ là:
    • Người đứng đầu ở huyện đường, chuyên đòi sưu thuế, đánh trói người.
    • Hắn và tên lí trưởng xông vào nhà anh Dậu đòi sưu nặng, đòi bắt người đi đánh,… ⇒ chỉ là tên tay sai mạt hạng lại có quyền đánh trói người vô tội vạ.
    • Hành động: cầm roi, thét, quát mắng, xưng hô ông – thằng, ông – mày,…
    • Độc ác, hống hách, xấc xược, cậy hơi quan lớn ức hiếp người dân yếu đuối.

⇒ Cách miêu tả chân thực, sinh động, sắc sảo linh hoạt, thái độ căm ghét, khinh bỉ.

Câu 3: Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lí không? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị?

  • Diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích:
    • Ban đầu: nhẫn nhục, chịu đựng, thể hiện qua cách xưng hô: ông – cháu, lời nói thể hiện sự nhún nhường, cầu xin tha thiết; hành động: run run, chạy đến đỡ tay cai lệ.
    • Sau đó vùng lên phản kháng chống trả: trước sự nguy hiểm đến tính mạng của chồng, thái độ chị Dậu hoàn toàn thay đổi: chị đứng dậy chống trả lại kẻ thù; từ cách xưng hô “ông – cháu”, chuyển sang “ông – tôi” đặt gang hàng với cai lệ để cảnh cáo hắn và sau đó lại đặt cai lệ xuống “thứ mày – tao” một cách căm giận, khinh bỉ.
  • Sự thay đổi thái độ của chị Dậu được miêu tả chân thực, hợp lí. Chị Dậu hiện lên là một người phụ nữ giàu tình yêu thương chồng, con. Đồng thời chị cũng thật mạnh mẽ, giàu sức phản kháng,

Câu 4: Em hiểu thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích. Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Tại sao?

  • Nhan đề Tức nước vỡ bờ:
    • Nghĩa đen: Nước quá nhiều, sẽ tạo ra áp lực lớn dẫn đến làm vỡ bờ.
    • Nghĩa bóng: Người dân bị đè nén áp bức tất yếu sẽ đứng dậy đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng mạnh.
  • Cách đặt tên như vậy là hoàn toàn hợp lí, vì nó phản ánh đúng nội dung của đoạn trích.

Câu 5: Hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo.”

  • Thể hiện thật rõ nét, sinh động tính cách các nhân vật.
  • Tạo tình huống khéo léo. Ngòi bút miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ linh hoạt, sống động.
  • Ngôn ngữ kể chuyện, đối thoại, độc thoại độc đáo, thể hiện được sắc thái tâm lí nhân vật.

Câu 6: Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu như thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hãy làm rõ sáng kiến của Nguyễn Tuân.

  • Ý kiến của nhà văn Nguyễn Tuân là xác đáng. Bởi vì khi một xã hội tàn bạo, vô lí, tàn nhẫn đến cực độ, người dân ắt phải đấu tranh, tránh sao được “nổi loạn” để đòi lại sự công bằng.

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?

  • Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị:
    • Chị mới vừa rón rén bưng bát cháo cho chồng và đang hồi hộp "chờ xem chồng chị có ăn ngon miệng không".
    • Anh Dậu vừa "run rẩy cất bát cháo anh mới kề vào đến miệng" thì hai tên tay sai đã "sầm sập tiến vào" trong tay đầy những "roi song, tay thước và dây thừng" - chúng là hiện hình của tai họa.

Câu 2: Phân tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và sự miêu tả của tác giả?

  • Phân tích nhân vật cai lệ: 
    • Là một tên tay sai chuyên nghiệp rất thạo nghề làm tay sai:
      • Là cai, cầm đầu đám lính lệ ở huyện đường (loại lính chuyên làm tay sai hầu hạ chống quan nha chứ không phải lính chiến đấu).
      • Hắn là tiêu biểu nhất của hạng tay sai, công cụ đắc lực của cái trật tự xã hội ấy.
    • Tên cai lệ được phái về làng Đông Xá để giúp lí trưởng làng này đốc thuế. Hắn rất mẫn cán, thường lăm lăm cầm roi song theo gã người nhà lí trưởng vào những nhà có người thiếu thuế để quát nạt, chửi bới, đánh trói.
    • Đánh người“nghề” của hắn, hắn làm có kĩ thuật, thành thạo.
    • Hắn là sản phẩm được đào tạo đúng quy cách của cái chế độ tàn bạo đó. Chế độ ấy rất cần những hạng người, những tư cách ấy. Hôm trước, ở đình làng, tên phó lí Đông Xá đã bảo hắn: “Sao ông không giã cho nó (chị Dậu) một mẻ. Ông lí tôi mời ông về đây chỉ có thế!”.
      • Trong kì sưu thuế giống như một cuộc săn thú này, cai lệ là một con chó săn nòi hung dữ, rất được việc! Dường như toàn bộ ý thức của hắn lúc này chỉ là ra tay trừng trị kẻ thiếu thuế:
      • Vừa “sầm sập” xông vào nhà chị Dậu cùng gã người nhà lí trưởng, hắn đập roi xuống đất, quát thét ra oai, rất hống hách và đểu cáng: “- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!”. Anh Dậu vừa chết đi sống lại, hắn đâu thèm có để ý. Mà nếu anh Dậu chết đêm qua thì chính là hắn phải chịu trách nhiệm trước tiên, chứ không phải ai khác. Vì chính tay hắn hôm trước đã trói gô anh rất chặt, rồi điệu ra đình cùm kẹp giữa lúc anh đang ốm nặng. Vậy mà, giờ đây, trước những lời van xin của chị Dậu mong hắn tha cho anh, hắn đáp lại bằng thái độ hết sức phũ phàng.
      • Mở miệng, hắn chỉ thét, quát, hầm hè, tức là “ngôn ngữ” của thú dữ chứ đâu phải tiếng nói của con người!
      • Và hắn cũng có nghe gì người khác nói đâu, nên mới không cho lọt vào tai bất cứ một lời nào của chị Dậu, để cuối cùng, chị Dậu hoảng sợ quá, van xin hắn: “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! Thì hắn đã đáp lại bằng thứ ngôn nữ riêng của hắn, tàn ác và đểu giả: “Tha này! Tha này! Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu”.
    • Trong cái đám đông tay sai của quan phủ, lí trưởng, cai lệ chỉ là một nhân vật “chạy cờ”, một gã tay sai mạt hạng, vô danh. Nhưng bộ mặt hung dữ, đểu cáng của hắn vẫn có một giá trị tiêu biểu riêng; hắn là một thứ “Thiên lôi”, một cái búa sắt trong tay bọn thống trị, tức là tiêu biểu cho chức năng đàn áp của cái chế độ tàn bạo ăn thịt người. Hắn dữ tợn, gây tội ác không hề chùn tay nhưng tất cả đều nhân danh “nhà nước”, “phép nước”. Vì vậy, có thể nói, cái tên cai lệ không chút tình người đó chính là hiện tượng đầy đủ, “thật thà” nhất của cái trật tự tàn bạo dã man đương thời.

Câu 3: Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lí không? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị?

  • Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu: Lúc cai lệ và tên nhà lí trưởng ập vào chị Dậu ở vào tình cảnh éo le ngặt nghèo trước sự sống, chết của người chồng, chị phải tìm mọi cách để bảo vệ bằng mọi  giá. Diễn biến tâm lí và hành động của chị thay đổi vào từng cảnh ngộ, tình huống
    • Ban đầu: nhẫn nhục, chịu đựng, thể hiện:
      • Xưng hô: gọi cai lệ bằng ông - xưng cháu.
      • Lời nói: Thể hiện sự nhún nhường, cầu xin tha thiết: “Hai ông làm phúc”; “xin ông trông lại”; “cháu van ông, ông tha cho”.
      • Hành động: run run, chạy đến đỡ tay cai lệ... Hết sức vì tính mạng của chồng chị đã hạ mình, nhún nhường nhưng cai lệ vẫn cứ hách dịch, tàn nhẫn, đáp lại sự lễ phép hạ mình của chị Dậu là hành động hết sức thô bỉ và nhẫn tâm của hắn: đánh chị Dậu và xông vào trói anh Dậu.
    • Sau đó: vùng lên phản kháng chống trả:
      • Trước sự lâm nguy của tính mạng người chồng thái độ hoàn toàn thay đổi “Tức nước vỡ bờ” chị đứng dậy chống trả lại kẻ thù
      • Xưng hô: Từ “ông cháu” chuyển sang “ông - tôi” đặt mình ngang hàng với cai lệ để cảnh cáo hắn và sau đó đặt cai lệ xuống “thứ mày - tao” một cách căm giận, khinh bỉ.
      • Lời nói: Đầy quyết liệt thách thức “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”; “mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”.
      • Hành động: túm lấy cổ cai lệ, ấn dúi ra cửa, khiến hắn ngã “chỏng quèo trên mặt đất” với người nhà lí trưởng chị “túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra  thềm”.

⇒Hình ảnh chị Dậu thật mạnh mẽ, khỏe khoắn quyết liệt, sức mạnh của chị không chỉ là sức mạnh của người đàn bà lực điền mà chủ yếu là sức mạnh của lòng căm thù trào lên thành sóng lũ.

  • Nhận xét cách miêu tả:
    • Đoạn trích miêu tả rất chân thực, sinh động, hợp lí trong sự vận động và chuyển biến về tâm lí của nhân vật chị Dậu.
    • Ngòi bút của tác giả dường như rất hả hê, sung sướng, theo từng hành động của nhân vật mà mình yêu mến.
  • Nhận xét về tính cách của chị Dậu:
    • Chị Dậu là người phụ nữ giàu tình thương chồng, rất mực dịu dàng: Chăm sóc chồng ân cần, chu đáo, cứu anh khỏi tay thần chết “nấu cháo quạt nhanh cho chóng nguội, bưng cháo đến tận chỗ chồng nằm động viên anh “thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”.
    • Chị Dậu là người phụ nữ can đảm, mạnh mẽ, giàu sức phản kháng: chị  dám  chống lại cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ cho tính mạng của chồng mình mà không phải người phụ nữ nào cũng dám làm như thế. Với một điều rất đơn giản: “Thà ngồi tù, để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được”. Đó chính là sự thể hiện chân lí: Có áp bức, sẽ có đấu tranh.

Câu 4: Em hiểu như thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích. Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?

  • Nhan đề Tức nước vỡ bờ: 
    • Nghĩa đen: nước quá nhiều, sẽ tạo ra áp lực lớn dẫn đến làm vỡ bờ.
    • Nghĩa bóng: người dân đè nén áp bức tất yếu sẽ đứng dậy đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng mạnh.
  • Đặt tên tiêu đề như vậy là hoàn toàn thỏa đáng. Vì nó phản ánh đúng nội dung của đoạn trích: Người nông dân lao động vốn hiền lành nhẫn nhục nhưng nếu bị đẩy đến cùng tất sẽ Tức nước vỡ bờ, họ sẽ vùng lên kháng cự, không chút run sợ. Hành động vùng lên đánh bại cai lệ và tên người nhà lí trướng của chị Dậu ở đây tuy liều lĩnh, cô độc và tự phát nhưng đã thế hiện được sức mạnh tiềm tàng, tinh thần kiên cường của người nông dân Việt Nam nói chung, người phụ nữ Việt Nam nói riêng. Chính hành động ấy phản ánh một quy luật xã hội là Tức nước vỡ bờ. ở đâu có áp bức, ớ đó có đấu tranh.

Câu 5: Hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo"

  • Chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo"
    • Đoạn trích tuy ngắn nhưng tính cách các nhân vật hiện lên thật rõ nét, sinh động. Đặc biệt là nhân vật chị Dậu và tên cai lệ. Tính cách nhân vật chị Dậu trong đoạn trích này được khắc họa rất khéo léo, độc đáo. Vừa bộc lộ được những nét truyền thống vừa thể hiện được sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. Người nhà lí trưởng - đám đầu trâu mặt ngựa hung hăng bất nhân thú tính. Chúng là đại diện trực tiếp cho quyền lực bất nhân của "nhà nước", của chế độ thực dân phong kiến đương thời. Hình ảnh của chúng được khắc họa bằng những hành động, lời nói bộc lộ bản chất hung bạo, không chút tình người.
    • Miêu tả các nhân vật và cuộc ẩu đả trong đoạn trích, Ngô Tất Tố cũng thể hiện một ngòi bút linh hoạt, sống động. Ngôn ngữ nhân vật rất độc đáo, thể hiện tính cách và những diễn biến tinh tế trong cảm xúc nhân vật.
    • Bên cạnh nghệ thuật miêu tả là ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại khá đặc sắc. Nó vừa bộc lộ sắc nét tính cách nhân vật vừa phản ánh được những diễn biến tâm lí nhân vật.
    • "Tức nước vỡ bờ" quả là "một đoạn tuyệt khéo". Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người phụ nữ nông dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công. Cái khéo của Ngô Tất Tố là đã khêu một tia lửa lóe lên giữa bóng đêm phủ chụp "Tắt đèn".

Câu 6: Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã "xui người nông dân nổi loạn". Em hiểu như thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hãy làm rõ sáng kiến của Nguyễn Tuân.

  • Ý kiến nhà văn Nguyễn Tuân về tác phẩm Tắt đèn Ngô Tất Tố đã "xui người nông dân nổi loạn": là xác đáng
  • Bởi qua đoạn trích cho ta thấy sự bất công vô lí của nạn sưu thuế trong xã hội phong kiến: người đã chết rồi vẫn còn phải nộp thuế thân.
    •  Sự tàn nhẫn của xã hội đối với người nghèo khổ, bần cùng: gia đình chị Dậu nghèo đến thế phải bán con, bán chó, bán cả tài sản mới chỉ đủ sức nộp một suất sưu. Anh Dậu lại đang bị ốm thế mà vẫn bị bắt, bị đánh cho thập tử, nhất  sinh.
    • Sự hống hách, bất nhân, tàn ác của giai cấp thông trị, của những kẻ nhân danh phép nước đối xử tàn bạo với con người.

⇒ Với những sự thật ấy, quần chúng nông dân nghèo khố bị áp bức hết mức chỉ còn một con đường vùng dậy đế tự cứu mình, không có cách nào khác

3. Một số bài văn mẫu về văn bản Tức nước vỡ bờ

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn hiện thực phê phán nổi tiếng nhất thời kì cách mạng. Các tác phẩm của ông luôn đi liền với hình ảnh những người nông dân khốn khổ, luôn bị bóc lột, bị áp bức mà không thể tìm ra được lối thoát. Và nhắc tới ông, có lẽ chúng ta sẽ nhớ được ngay đến tác phẩm Tắt đèn. Và trong tác phẩm, phân đoạn Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn văn gây nhiều xúc động và có ý nghĩa nhất trong lòng người đọc. Mời các em cùng tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

4. Hỏi đáp về văn bản Tức nước vỡ bờ

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON