Học 247 mời các em tham khảo bài soạn Tính thống nhất về chủ đề của văn bản dưới đây để chuẩn bị bài tốt hơn, trả lời toàn vẹn và chu đáo các câu hỏi trong SGK trước khi đến lớp. Chúc các em có thêm những kiến thức hay và bổ ích từ bài soạn.
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Chủ đề và đối tượng là vấn đề chính mà văn bản biểu đạt
- Văn bản có tính thống nhất khi: chủ đề xác định, không rời hay lạc sang chủ đề khác
- Cách viết một văn bản mạch lạc, thống nhất
2. Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Câu 1: Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản sau theo những yêu cầu nêu ở dưới
Ngữ liệu SGK trang 13
Yêu cầu
a. Cho biết văn bản trên viết về đối tượng nào và về vấn đề gì. Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự nào? Theo em, có thể thay đổi trình tự sắp xếp này được không? Vì sao?
- Văn bản trên viết về đối tượng: Rừng cọ
- Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự:
- Miêu tả hình dáng cây cọ
- Sự gắn bó của cây cọ với tuổi thơ của tác giả
- Tác dụng của cây cọ
- Tình cảm gắn bó của cây cọ với người dân sông Thao
- Có thể thay đổi được: nếu sắp xếp như thể hiện tình cảm của con người trước sau đó nêu cảm xúc và cuối cùng nói về hình ảnh của rừng cọ… đây cũng là cách để người đọc hiểu được chủ đề tác phẩm.
b. Nêu chủ đề của văn bản trên.
- Nêu chủ đề của văn bản: Ca ngợi vẻ đẹp và tình cảm gắn bó giữa cây cọ với con người
c. Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. hãy chứng minh điều đó.
- Chứng minh:
- Qua nhan đề
- Qua các ý miêu tả hình dáng, sự gắn bó của rừng cọ với tuổi thơ của tác giả, tác dụng của cây cọ và tình cảm của cây cọ với người
d. Tìm các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản.
- Các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản: rừng cọ, cây cọ, thân cọ, búp cọ, lá cọ, chổi cọ, nón lá cọ, mành cọ, làn cọ, trái cọ,…
Câu 2: Một bạn dự định viết những ý sau trong bài văn chứng minh luận điểm "Văn chương làm cho những hiểu biết của ta về quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc"
Ngữ liệu SGK trang 14
Gợi ý:
- Trong các ý đã cho, ý (a), (c) phù hợp với chủ đề: "Văn chương làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc.".
- Làm cho tình yêu quê hương đất nước thêm phong phú và sâu sắc là một trong những đặc điểm trong chức năng tác động của văn chương; bên cạnh đặc điểm này, văn chương còn mang nhiều đặc điểm khác nữa về nội dung cũng như hình thức thể hiện. Sẽ không đảm bảo tính thống nhất chủ đề nếu chúng ta triển khai các ý (b), (d), (e) khi tạo lập văn bản với chủ đề "Văn chương làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc.".
Câu 3: Để phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật "tôi" trong văn bản Tôi đi học, có bạn dự định triển khai những ý sau:
Ngữ liệu SGK trang 14
- Các ý không phù hợp với chủ đề được nêu ra trong đề bài là (c), (g); Chủ thể của các cảm xúc là "tôi" - nhân vật của câu chuyện được kể trong văn bản Tôi đi học, chứ không phải của "tôi" - người phân tích. Cần điều chỉnh cách diễn đạt ý, chẳng hạn:
- Con đường vốn quen thuộc nhưng "tôi" lại cảm thấy lạ trong buổi đầu tiên đến trường;
- "Tôi" cảm thấy sân trường như rộng hơn, ngôi trường như cao hơn;
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tính thống nhất về chủ đề của văn bản để nắm vững hơn các kiến thức trọng tâm của bài học.
3. Hỏi đáp về bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Tính thống nhất chủ đề của văn bản là gì
Tính thống nhất chủ đề của văn bản là gì
-
Tìm hiểu sự thống nhất về chủ đề của văn bản
3. Tìm hiểu sự thống nhất về chủ đề của văn bản
-
Hướng dẫn soạn Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Các pạn ơi, giúp mk soạn bài này nha!!!
Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.