YOMEDIA
NONE

Soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh - Ngữ văn 8

 

1. Tóm tắt nội dung

  • Ngoài chức năng chính dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có những chức năng gián tiếp sau đây:
    • Diễn đạt hành động khẳng định.
    • Diễn đạt hành động cầu khiến.
    • Diễn đạt hành động phủ định.
    • Diễn đạt hành động đe doạ.
    • Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

2. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1.

Xác định câu nghi vấn trong các đoạn sau. Những câu nghi vấn đó được dùng làm gì?

a) Hỡi ơi Lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng, lão cũng có thể làm liều như ai hết…Một người như thế ấy! … Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!…Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…

(Nam Cao, Lão Hạc)

b)

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu nững ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

(Thế Lữ , Nhớ rừng)

c) Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho một cảnh biệt li. Vậy thì sự biệt li không chỉ có một nghĩa buồn rầu, khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?

(Khái Hưng, Lá rụng)

d) Vâng, thử tưởng tượng một quả bong bóng không bao giờ vỡ, không thể bay mất, nó cứ còn mãi như một vật lì lợm…Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay?

(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Người ham chơi)

  • Các câu nghi vấn:
    • a). Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?
    • b). Các câu trong khổ thơ đều là câu nghi vấn (trừ thán từ: Than ôi!)
    • c). Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?
    • d). Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay?
  • Các câu nghi vấn trên dùng để:
    • a). Bộc lộ tình cảm, cảm xúc (sự ngạc nhiên).
    • b). Mang ý phủ định; bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
    • c). Mang ý cầu khiến; bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
    • d). Mang ý phủ định; bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Câu 2.Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

a) – Sao cụ lo xa thế? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? 

- Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

(Nam Cao, Lão Hạc)

b) Nghe con giục, bà mẹ đến hỏi phú ông. Phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người, không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?

(Sọ Dừa)

c) Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?

(Ngô Văn Phú, Luỹ làng)

d) Vua sai lính điệu em bé vào, phán hỏi:

- Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?

 (Em bé thông minh)

Trong những đoạn văn trên, câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?

  • a). Sao cụ lo xa quá thế? Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ?
  • b). Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao ?
  • c). Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử. 
  • d). Thằng bé kia, mày có việc gì ? Sao lại đến đây mà khóc?
  • Dấu hiệu hình thức của câu nghi vấn ở đây là có những từ để hỏi (sao, gì, làm sao, sao, ai) và khi viết có dấu chấm hỏi ở cuối câu.

Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì?

  • 3 câu nghi vấn trong đoạn a là câu phủ định.
  • Câu b: thể hiện sự băn khoăn, ngần ngại.
  • Câu c:mang ý nghĩa khẳng định.
  • Câu c: dùng để hỏi.

Trong những câu nghi vấn đó câu nào có thể thay thế được bằng một câu không phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương? Hãy viết những câu có ý nghĩa tương đương?

  • Các câu nghi vấn ở mục (a), (b), (c) đều có thể được thay thế bằng những câu khác tương đương mà không phải nghi vấn. Các câu tương đương theo thứ tự lần lượt là:
    • a): “Cụ không phải lo xa quá thế.”; “Không nên nhịn đói mà để tiền lại”, “Ăn hết thì đến lúc chết không có tiền để mà lo liệu”.
    • b): “Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò không”.
    • c): “Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử”.

Câu 3. Đặt hai câu nghi vấn không dùng để hỏi.

Yêu cầu một người bạn kể lại nội  dung của bộ phim vừa được trình chiếu.

  • a) Cậu có thể kể lại cho mình nghe nội dung bộ phim tối hôm qua được không?

Bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước số phận của một nhân vật văn học.

  • b) Chị Dậu ơi! Sao đời chị lại gặp nhiều buồn đau đến thế?

Câu 4. Trong nhiều trường hợp giao tiếp, các câu như: Anh ăn cơm chưa? Cậu đọc sách đấy à?, "Em đi đâu đấy?" không nhằm để hỏi. Vậy trong những trường hợp đó, câu nghi vấn dùng để làm gì? mối quan hệ giữa người nói và người nghe ở đây như thế nào?

  • Trong nhiều trường hợp giao tiếp, các câu như: Anh ăn cơm chưa? Cậu đọc sách đấy à?,…thường dùng để chào.
  • Trong trường hợp này, người nghe không nhất thiết phải trả lời vào nội dung câu hỏi, mà có thể trả lời bằng một câu chào khác.
  • Quan hệ giữa người nói và người nghe thường là quen biết hoặc thân mật.

Để chuẩn bị cho bài học được tốt hơn và nắm bài kĩ hơn các em tham khảo bài giảng Câu nghi vấn tiếp theo.

3. Hỏi đáp về bài Câu nghi vấn tiếp theo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF