Qua bài học giúp các em thấy được đoạn trích có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta thế kỉ XV: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ và những chứng cứ hùng hồn, đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam thế kỉ XV.
- Nước ta có nền độc lập lâu đời, có lãnh thổ, phong tục riêng, có độc lập chủ quyền, có truyền thống lịch sử.
- Kẻ thù xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định sẽ thất bại.
- Cuộc kháng chiến chống Minh là cuộc kháng chiến vì dân, vì chính nghĩa.
1.2. Nghệ thuật
- Sử dụng ngôn ngữ chính xác, phong phú.
- Câu văn biền ngẫu cân xứng, nghệ thuật đối và so sánh
- Các biện pháp liệt kê những thất bại của giặc.
- Bài văn có một trình tự lập luận chặt chẽ, sắc sảo và có sức thuyết phục sâu sắc.
- Kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.
2. Soạn bài Nước Đại Việt ta
Câu 1: Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình Ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau được xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?
- Tiền để của Bình Ngô đại cáo là nguyên lí nhân nghĩa. Khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí sau đây:
- Làm điều nhân nghĩa phải mang lại cho nhân dân cuộc sống yên bình. Muốn vậy, phải diệt trừ cái ác, giành lại độc lập chủ quyền dân tộc.
- Nước ta có nển độc lập và chủ quyền riêng. Kẻ thù sang xâm lược ắt chuốc lấy thất bại.
Câu 2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?
- Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yêu nước, thương dân. Người làm việc nhân nghĩa phải biết thương yêu, chăm lo cho muôn dân, biết chiến đấu để bảo vệ dân.
- Người dân mà tác giả nói đến là những người lao động bình thường, phần lớn họ là những người nông dân chân lấm tay bùn. Kẻ bạo ngược mà tác giả nhắc tới là những kẻ áp bức bóc lột nhân dân, là kẻ thù xâm lược.
Câu 3. Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?
- Yếu tố văn hóa: nước Đại Việt đã được thành lập từ lâu nên có cả một truyền thống căn hóa lâu đời.
- Yếu tố địa lí: "Núi sông bờ cõi đã chia" mỗi nước đã có biên cương bờ cõi, núi sông riêng biệt.
- Yếu tố lịch sử: "Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng để một phương."
Câu 4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng. (Gợi ý: cách dùng từ, cách sử dụng câu văn biền ngẫu, biện pháp liệt kê, so sánh đối lập... có hiệu quả).
- Dùng từ: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác đã thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của một nước Đại Việt độc lập, tự chủ. Các từ ngữ này cũng tạo được mối liên quan, gắn kết thể hiện được sự khẳng định một cách vững chắc chủ quyền dân tộc.
- Việc sử dụng các câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng cùng với biện pháp so sánh (Triệu, Đinh, Lí, Trần so sánh vói Hán, Đường, Tống, Nguyên) đã có tác dụng nâng vị thế của các triều đại nước ta ngang hàng với các triều đại Trung Hoa.
Câu 5. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh.
- Bài văn chính luận đã kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn để tạo nên sức thuyết phục cao.
- Nguyễn Trãi nêu lên tư tưởng nhân nghĩa, phải trừng phạt kẻ xâm lược, hung tàn để mang lại độc lập cho đất nước, thái bình cho muôn dân. Chân lí không thể chối cãi là nước Việt Nam là một nước độc lập, tự chủ. Những lí lẽ này đã được chứng minh bằng thực tiễn: nước Đại Việt luôn trọng nhân nghĩa nên thời đại nào cũng có nhiều hào kiệt, luôn chiến thắng kẻ thù. Kẻ xâm lược làm việc phi nhân nghĩa cho nên đã phải thất bại thảm hại.
Để chuẩn bị cho bài học đạt kết quả cao các em tham khảo thêm bài giảng Nước đại Việt ta.
3. Một số bài văn mẫu về bài Nước Đại Việt ta
Để nắm vững hơn về nội dung đoạn trích “Nước Đại Việt ta”, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:
4. Hỏi đáp về bài Nước Đại Việt ta
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.