YOMEDIA
NONE

Soạn bài Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà - Ngữ văn 8

Qua bài học giúp các em cảm nhận được hồn thơ lãng mạn của Tản Đà và sức hấp dẫn nghệ thuật mới mẻ trong hình thức thể loại truyền thống của bài thơ Muốn làm thằng Cuội.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Bài thơ là lời tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa, muốn thoát  li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng. Sức hấp dẫn là ở hồn thơ lãng mạn pha chút ngông nghêng đáng yêu và ở những tìm tòi đổi mới thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cổ điểm.

1.2. Nghệ thuật

  • Muốn làm thằng Cuội là một bài thơ cổ thi độc đáo, thú vị.
  • Giọng thơ nhẹ nhàng, thanh thoát, chơi vơi.
  • Trí tưởng tượng phong phú, kỳ diệu.
  • Chất mộng ảo, màu sắc lãng mạn trong bài thơ

2. Soạn bài Muốn làm thằng Cuội

2.1. Soạn bài tóm tắt

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Hai câu thơ đầu là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Theo em, vì sao Tản Đà có tâm trạng chán trần thế? 

  • Nhà thơ muốn làm thằng Cuội, lên chơi cung trăng cùng với chị Hằng là vì ông buồn, chán cuộc sống nơi trần thế, thích làm bạn cùng gió, cùng mây. "Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi ! Trần thế em đây chán nửa rồi".
  • Nhà thơ nói chuyện muốn lên chơi trăng, nhưng thực ra ông muốn giãi bày tâm sự của mình:
    • Cái buồn, chán ở đây là có thực trong tâm trạng của Tản Đà. 
    • Khi đó cuộc sống có nhiều điều đáng buồn chán, nhất là đối với một tâm hồn thi sĩ như ông. 
    • Đất nước không có chủ quyền, những kẻ hãnh tiến thi nhau ganh đua, bon chen mà quên đi nỗi nhục mất nước. 
    • Mặt khác, ông buồn vì mình là người tài hoa nhưng số phận nhiều rủi ro, lận đận trong đường đời. 
    • Vì không đủ sức để thay đổi hiện thực bi kịch ấy nên ông muốn thoát ra khỏi nó, muốn làm thằng Cuội lên chơi trăng.

Câu 2. Nhiều người có nhận  xét, Tản Đà là một hồn thơ "ngông". Em hiểu "ngông" nghĩa là gì? Hãy phân tích cái "ngông" của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội.

  • Ngông được hiểu là làm những việc vượt trội lên so với bình thường. Ngông cũng có nghĩa là chơi trội, gây cho người ta phải chú ý.
  • Cái ngông thể hiện trong bài thơ này là tác giả muốn đi ra khỏi trái đất để lên cung trăng ở chơi với chị Hằng, Hơn thế nữa, nhà thơ lại muốn chị coi mình như là một người bầu bạn. 
  • Cách lên trời của Tản Đà bộc lộ chất ngông: Chị Hằng sẽ chìa cành đa xuống, Tản Đà sẽ bám vào đó mà lên.
  • Cái "ngông" của Tản Đà một phần là cá tính tự nhiên, nhưng một phần cũng là do Tản Đà phải tự tạo để phản ứng lại với thứ ô trọc giữa cuộc đời.

Câu 3. Phân tích hình ảnh cuối bài thơ: "Tựa nhau trông xuống thế gian cười" Em hiểu cái cười ở đây có nghĩa là gì?

"Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám 
Tựa nhau trông xuống thế gian cười". 

  • Ở đây ông tự cho mình là người ở vị trí cao hơn tất cả, còn cuộc sống nơi trần thế chỉ là trần tục, thấp hèn, đáng cười. Ông cười tất cả. Đó chính là cái "ngông" của Tản Đà.
  • Ở đây, cái "cười" đầu tiên là vì ông đã rất vui, thỏa mãn ước mơ, đồng thời ông tự cho mình là người ở vị trí cao hơn tất cả, còn cuộc sống nơi trần thế chỉ là trần tục, thấp hèn, đáng cười. Ông cười tất cả.

Câu 4. Theo em những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ ?

  • Bài thơ Muốn làm thằng cuội là bài thơ độc đáo, thú vị, giọng thơ nhẹ nhàng, thanh thoát, chơi vơi.  Trí tưởng tượng lại phong phú, kì diệu. Chất mộng ảo, chất ngông thấm đẫm bài thơ. 
  • Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ chính là sự tưởng tượng bay bổng của một tâm hồn thi sĩ lãng mạn. 
  • Bài thơ có cái kết thoát li. Một cách nói phong tình tài hoa : "Thơ của ông là chất thơ trong như lọc với những cảnh tưởng không rõ rệt, những hình ảnh mờ mờ, ông vẽ những bức tranh tuyệt bút ; với những tư tưởng lâng lâng, với những cảm giác mơ mộng, ông làm nên những câu thơ tuyệt mĩ".

Để chuẩn bị cho bài học đạt kết quả cao các em tham khảo thêm bài giảng Muốn làm thăng Cuội.

3. Một số bài văn mẫu về bài thơ Muốn làm thằng Cuội

Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1889 - 1939) là gương mặt đặc biệt trên thi đàn Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX, người đã mang đến một làn gió lạ cho thơ ca Việt Nam, với cái ngông nghênh khinh bạc của nhà Nho cuối cùng và người tiên phong cho thi ca vào con đường chuyên nghiệp. Tình say, ý lạ, tứ mới chưa làm nên một Tản Đà, mà điều chủ yếu là sự thành thực tự nhiên trong cảm xúc, ngay cả khi thi nhân chìm đắm vào cõi mộng. Để hiểu và phân tích được bài thơ Muốn làm thằng cuội của Tản Đà, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

4. Hỏi đáp về bài thơ Muốn làm thằng Cuội

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON