Qua bài học giúp các em nắm được khái niệm về vai xã hội: Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Ngoài ra biết vận dụng hiểu biết về vai xã hội để khi tham gia hội thoại, xác định đúng vai mình mà chọn cách nói cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong giao tiếp.
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đôi với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội (như quan hệ trên - dưới hay ngang hàng theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội; quan hệ thân sơ theo mức độ quen biết, thân tình).
- Vì quan hệ xã hội đa dang nên vai xã hội mỗi người đa dạng và nhiều chiều.
2. Soạn bài Hội thoại
Câu 1: Hãy tìm những chi tiết trong bài Hịch tướng sĩ thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc, vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền.
- Những chi tiết thể hiện thái độ nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn: chú ý đoạn tác giả chỉ ra lỗi làm của tướng sĩ, chê trách tướng sĩ.
- Những chi tiết thể hiện thái độ khoan dung của Trần Quốc Tuấn: chú ý tìm trong đoạn Trần Quốc Tuấn phân tích khuyên bảo tướng sĩ.
Câu 2. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi.
Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè rồi hút thuốc lào… Thế là sung sướng.
- Vâng! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
Nói xong lão lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo:
- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.
- Nói đùa thế, chứ ông giáo để cho khi khác.
(Nam Cao, Lão Hạc)
a) Dựa vào đoạn trích và những điều em biết về truyện Lão Hạc, hãy xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại trên.
- Vai xã hội xét về địa vị thì ông giáo có địa vị xã hội cao hơn lão Hạc – một nông dân nghèo. Nhưng vai xã hội xét về tuổi tác thì lão Hạc lại là vai trên của ông giáo.
b) Tìm những chi tiết trong lời thoại của nhân vật và lợi miêu tả của nhà văn cho thấy thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc?
- Ông giáo có thái độ vừa kính trọng, vừa thân tình với lão Hạc, thể hiện qua lời thoại của nhân vật và qua miêu tả của tác giả :
- Ông giáo nói với lão Hạc bằng lời lẽ ôn tồn, thân mật, nắm vai lão, mời lão hút thuốc, uống nước, ăn khoai.
- Trong xưng hô, ông giáo gọi lão Hạc bằng “cụ”, xưng hô gộp cả hai người lạ “ông con mình”, chứng tỏ ông giáo rất kính trọng người già, khi xưng là tôi là muốn thể hiện quan hệ bình đẳng giữa hai người.
c) Những chi tiết nào trong lời thoại của lão Hạc và lời miêu tả của nhà văn nói lên thái độ vừa quý trọng vừa thân tình của lão Hạc đối với ông giáo? Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của lão Hạc?
- Lão Hạc cũng rất quý trọng, thân tình với ông giáo:
Ông gọi người đối thoại với mình là “ông giáo”, dùng từ “dạy” thay cho từ “nói” để thể hiện sự tôn trọng, xưng hô gộp hai người là “chúng mình”, cách “nói đùa thế” thể hiên sư thân tình. - Khi không được vui lão giữ ý với ông giáo: “cười đưa đà”, “cười gượng”, thoái thác chuyện ăn khoai, uống nước với ông giáo. Những chi tiết phù hợp với tâm trạng và tính khí của lão Hạc.
Câu 3. Hãy thuật lại một cuộc trò chuyện mà em đã được đọc, đã chứng kiến hoặc tham gia. Phân tích vai trò xã hội của những ngưòi tham gia cuộc thoại, cách đối xử của họ với nhau thể hiện qua lời thoại và cử chỉ, thái độ kèm theo lời.
- Em có thể dẫn ra một đoạn truyện đã được học, được đọc nào đó mà em thích. Tuy nhiên, đoạn truyện đó phải có những lời thoại của các nhân vật. Trên cơ sở nắm được nội dung truyện, em mới có thể phân tích vai trò xã hội của những người tham gia cuộc thoại, cách đối xử của họ với nhau thế hiện qua lời thoại và cử chỉ, thái độ kèm theo lời thoại.
Để chuẩn bị cho bài học đạt kết quả cao các em tham khảo thêm bài giảng Hội thoại.
3. Hỏi đáp về bài Hội nghị
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.