Qua bài Đập đá ở Côn Lôn giúp các em cảm nhận được khí phách kiên cường của người anh hùng yêu nước và sức lôi cuốn một giọng thơ hào hùng, hình ảnh thơ mạnh mẽ, khoáng đạt.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Bài thơ thể hiện một hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp gian nguy vẫn không sờn lòng đổi chí.
1.2. Nghệ thuật
- Thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Ngôn ngữ hàm súc, độc đáo.
- Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào sáng.
- Kết hợp tả thực với tượng trưng, sử dụng phép đối, ẩn dụ, lối nói khoa trương.
2. Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn
2.1. Soạn bài tóm tắt
2.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1: Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc như thế nào? (Chú ý không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc.)
- Không gian: Đập đá vốn là công việc nặng nhọc. Đập đá ở Côn Đảo lại càng cực nhọc hơn vì nhà tù và thiên nhiên đều khắc nghiệt. Côn Lôn, cái tên đảo ấy từ lâu đã gắn liền với một nỗi ghê sợ hãi hùng: nơi lưu đày ấy là nơi một đi khó có ngày trở lại, ở đó là động khổ sai đến kiệt sức, là cùm gông, đánh đập, tra tấn dã man, là bắn giết…
- Điều kiện làm việc: Đứng giữa đất Côn Lôn là đứng giữa sóng gió của biển cả, non cao, là cái tư thế "đội trời, đạp đất", hiên ngang, sừng sững đạp lên gian khổ, vượt lên cả cái chết, không hề một chút sợ hãi, giữa tất cả những điều ấy mà đứng vững được là anh hùng rồi.
- Tính chất công việc: Kẻ thù chọn công việc đập đá công việc khổ sai cưỡng bức để tàn phá dữ dội thân thể và tiêu hao sức lực của người tù, hòng khuất phục ý chí của họ.
- Tinh thần của người tù: Câu mở đầu của bài thơ gợi lên thế đứng của con người giữa không gian đất trời: "đứng giữa đất Côn Lôn".
Câu 2. Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa. Hai lớp nghĩa đó là gì? Phân tích giá trị nghệ thuật của những câu thơ đó. Nhận xét về khẩu khí của tác giả.
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
- Bốn câu thơ đầu của bài thơ diễn đạt hai tầng nghĩa. Tầng nghĩa thứ nhất, miêu tả chân thực một công việc lao động khổ sai, cực nhọc của người tù ở những hòn núi ngoài Côn Đảo. Tầng nghĩa thứ hai, quan trọng hơn, khắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động phi thường.
- Câu thơ thứ nhất miêu tả bối cảnh không gian và tạo dựng tư thế hiên ngang, sừng sững, đầu đội trời, chân đạp đất của người anh hùng, của bậc “làm trai”. “Chí làm trai” là lòng kiêu hãnh, là ý chí tự khẳng định mình, là khát vọng hành động mãnh liệt. Dân gian có những câu ca nói về phận “làm trai”: “Làm trai cho đáng nên trai - Xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài yên”, hay “Làm trai quyết chí tang bồng - Sao cho tỏ mặt anh hùng mới cam”. Những nhà cách mạng cũng quan niệm về “làm trai”, “chí trai”: “Đã sinh ra làm trai thì cũng phải khặc đời” (Phan Bội Châu), “Chí làm trai nam, bắc, tây, đông - Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển”. Như vậy, quan niệm về “chí làm trai” có mạch nguồn từ quan niệm nhân sinh truyền thống. Trong câu thơ của Phan Châu Trinh, quan niệm này được thể hiện một lần nữa trong một hoàn cảnh cụ thể “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn". Người trai đường hoàng, kiêu hãnh đứng giữa đất, trời, biển cao rộng - một vẻ đẹp hùng tráng, một tư thế lồng lộng của con người làm chủ giang sơn.
- Ba câu thơ sau, bằng bút pháp khoa trương, bằng những từ ngữ diễn tả những động tác mạnh mẽ, sức mạnh ghê gớm “lừng lẫy”, “lở núi non”, “xách búa”, “ra tay”, “đánh tan”, “đập bể”..., tác giả đã làm nổi bật sức mạnh to lớn, tư thế hiên ngang, ngạo nghễ, ngang tầm vũ trụ và hành động quả quyết, phi thường của người anh hùng.
Câu 3. Bốn câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả. Em hãy tìm hiểu ý nghĩa những câu thơ này và cách thức biểu hiện xúc cảm của tác giả.
- Bốn câu thơ cuối tác giả đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con.
- Câu thơ chứa đựng khẩu khí ngang tàng của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu sắt son. Ý chí kiên cường ấy kết hợp với tầm vóc lẫm liệt, oai phong đã tạo nên một hình tượng giàu chất sử thi và gây ấn tượng mạnh.
- Để làm nổi bật chí lớn của ngưòi anh hùng, tác giả đã tạo thế tương quan đối lập:
- Giữa những thử thách gian nan với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng.
- Giữa chí lớn của những người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước với những thử thách phải gánh chịu trên bước đường chiến đấu. Đó là đối lập giữa những kẻ vá trời với lỡ bước, gian nan. Tuy nhiên, Phan Câu Trinh xem đó như là “việc con con”.
Để chuẩn bị cho bài học đạt kết quả cao các em tham khảo thêm bài giảng Đập đá ở Côn Lôn.
3. Một số bài văn mẫu về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
Hình nahr người chiến sĩ Cách mạng hiện lên thật đẹp, thật lẫm liệt, ngang tàng trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn được viết khi tác giả bị đày ở Côn Đảo.Côn Đảo – nơi được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, nơi mà thực dân Pháp đã lập nên nhà tù giam cầm những người chiến sĩ yêu nước và cách mạng vcới tất cả những kiểu đày ải, tra tấn con người tàn nhẫn nhất. Để cảm nhận sâu sắc hơn về bài thơ, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:
4. Hỏi đáp về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.