Trong Bài 8: Nhà văn và trang viết, các em đã học những kiến thức về đặc trưng cơ bản của văn bản nghị luận; tác dụng của các thành phần biệt lập trong câu và cách viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện). Nhằm giúp các em hệ ôn tập và củng cố lại những kiến thức đã học trên, HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Củng cố, mở rộng Bài 8 thuộc sách Kết nối tri thức dưới đây. Mời các em cùng tham khảo
Tóm tắt bài
1.1. Ôn lại đặc điểm của văn bản nghị luận
1.1.1. Khái niệm
Văn bản nghị luận văn học là loại văn bản nghị luận trong đó người viết trình bày quan điểm, đánh giá của mình và một vấn đề thuộc lĩnh vực văn học (tác phẩm, tác giả, thể loại....). Văn bản nghị luận văn học cần có luận đề, luận điểm rõ ràng; Ií lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục và được tổ chức một cách hợp lí.
1.2.2. Các đặc điểm của văn bản nghị luận
- Luận đề trong văn bàn nghị luận văn học là vấn đề chính (và tác phẩm, tác giả, thể loại ) được bàn luận trong văn bản, thưởng thể hiện ở nhan đề, phần mở đầu hoặc được suy luận từ toàn bộ văn bản.
- Luận điểm trong văn bản nghị luận văn học là những ý chính được triển thai nhằm cụ thể hoá luận đề, dựa trên đạc điểm của đối tượng được bàn luận. Chẳng hạn, nếu đối tượng được bàn luận là một tác phẩm văn học thì hệ thống luận điểm có thể được triển khai dựa trên các đặc điểm nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó.
- Lí lẽ trong văn bản nghị luận văn học là những điều được nêu ra một cách có căn cứ, hợp lô-gic để làm có tính đúng đắn của luận điểm. Lí lẽ có thể đan xen yếu tố biểu cảm nhưng cần chặt chỗ, khúc chiết, sắc bén, tránh dài dòng và cảm tính. Bằng chứng trong văn bản nghị luận văn học là những câu văn, đoạn văn, dòng thơ, chi tiết, hình ảnh... được dẫn từ tác phẩm văn học; hoặc những tài liệu, trích dẫn liên quan đến tác phẩm, tác giả, thể loại... được dùng để làm sáng tỏ luận điểm
- Người đọc và cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học:
+ Tác giả là chủ thể sáng tạo văn bản văn học, còn người dọc là chủ thể tiếp nhận, Quá trình đọc tưởng tượng và cầm nhận giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản văn học chính là quá trình tiếp nhận, việc tiếp nhận không thể tách rời đặc điểm của văn bản (thể loại, đề tài, thủ đô, bố cục, biện pháp nghệ thuậtcác yếu tố ngôn ngữ được sử dụng).
+ Tuy nhiên, hoàn cảnh tiếp nhận tác phẩm, vốn sống vốn hiểu biếtsự trải nghiệm của mỗi người đọc khác nhau, do đó cách hiểu, cảm nhận về ý nghĩa, giá trị của tác phẩm sẽ có những nét riêng, không hoàn toàn đồng nhất.
+ Mỗi người đọc có thể lựa chọn cách đọc, cảm nhận, hiểu tác phẩm dựa trên vốn sống, kinh nghiệm,... của mình, có khả năng phát hiện ra những giá trị, ý nghĩa mới của văn bản. Do đó ý nghĩa, giá trị của tác phẩm với mỗi người đọc, mỗi thời đại có thể được sáng tạo mở rộng và trở nên phong phú hơn.
Xem chi tiết văn bản nghị luận:
- Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam
- Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa
1.2. Ôn lại các thành phần biệt lập trong câu
- Thành phần gọi đáp: là thành phần biệt lập có chức năng gọi và đáp, giúp duy trì cuộc trò chuyện, đối thoại giữa hai hoặc nhiều người với nhau.
- Thành phần cảm thán: là thành phần biệt lập có tác dụng bộc lộ, thể hiện thái độ, tình cảm, trạng thái cảm xúc của người viết hoặc người nói trước một vấn đề, câu chuyện nào đó,… Từ đó giúp cho người nghe hoặc người đọc có thể nắm bắt được tâm tư, suy nghĩ của người nói hay người viết.
- Thành phần tình thái: xuất hiện rất phổ biến trong các cuộc giao tiếp, đối thoại giữa mọi người với nhau. Đây là thành phần giúp người nói hay người viết bộc lộ thái độ, cảm xúc của mình, hoặc cách nhìn nhận, đánh giá trước một hiện tượng, sự việc, sự vật, vấn đề nào đó trong cuộc sống.
- Thành phần phụ chú: là thành phần được thêm vào trong câu nhằm mục đích liệt kê, bổ sung thêm thông tin, giải thích nội dung câu văn,… để người nghe hoặc người đọc có thể hiểu rõ nghĩa của câu.
1.3. Ôn tập cách viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)
- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.
- Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm.
- Nêu được chủ đề của tác phẩm.
- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
- Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết. Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện.
Bài tập minh họa
Mỗi người đọc với sự khác biệt về lứa tuổi, nhận thức, trải nghiệm,… sẽ có những cách cảm nhận, đánh giá khác nhau về tác phẩm văn học.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) với câu chủ đề trên, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai thành phần biệt lập.
Lời giải chi tiết:
Mỗi người đọc với sự khác biệt về lứa tuổi, nhận thức, trải nghiệm,… sẽ có những cách cảm nhận, đánh giá khác nhau về tác phẩm văn học. Nếu bạn đã từng đọc một tác phẩm trên hai lần, chắc hẳn, lần sau sẽ có những cảm nhận về tác phẩm khác hơn so với lần đọc trước. Lý do là bởi khi đó nhận thức và trải nghiệm của chúng ta đã có sự tích lũy tăng dần, góc nhìn cuộc sống và quan niệm và thế giới ít nhiều đã biến chuyển. Một bạn học sinh tiểu học khi đọc Dế Mèn phiêu lưu ký có thể sẽ thích thú với thế giới loài vật trong truyện và chưa suy ngẫm nhiều về các bài học nhân sinh cũng như góc nhìn đời sống. Nhưng khi câu chuyện được đọc và cảm bởi một học sinh trung học phổ thông thì cách nhìn nhận và đánh giá lại khác đi. Vẫn thấy được thế giới loài vật sống động, nhưng lúc này, bạn học sinh lớn kia đã có đủ nhận thức và trải nghiệm để suy tư về những bài học trên hành trình trưởng thành của Dế Mèn, từ đó đúc rút kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Tất cả những điều ấy khiến chúng ta phải thốt lên: Ôi, văn học mới kỳ diệu làm sao! Chỉ thông qua một tác phẩm thôi mà chúng ta đã cảm nhận và học hỏi được thêm bao nhiêu là điều, thế giới của mỗi tác phẩm dường như mở ra không giới hạn để người đọc thỏa sức khám phá và liên hệ với chính cuộc đời mình.
Lời kết
Học xong bài Củng cố, mở rộng Bài 8, các em cần:
- Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận.
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của các thành phần biệt lập trong câu.
- Viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học.
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội.
Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 8 Ngữ văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức
Bài học Củng cố, mở rộng Bài 8: Nhà văn và trang viết, sẽ giúp các em ôn tập kiến thức đã học về đặc trưng cơ bản của văn bản nghị luận; tác dụng của các thành phần biệt lập trong câu và cách viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện). Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:
- Soạn bài đầy đủ Củng cố, mở rộng Bài 8
- Soạn bài tóm tắt Củng cố, mở rộng Bài 8
Hỏi đáp bài Củng cố, mở rộng Bài 8 Ngữ văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247